Áo chùng đen- Hoàng Thị Viễn Du
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
ÁO CHÙNG ĐEN
Nhìn dáng H thất thểu đeo ba lô xuôi dốc. Cầm thấy lòng rưng rưng - ôm cây đàn ghita vào lòng cô lướt nhẹ: - Chiều buông nhẹ xuống đời, người tình tìm đến người, thấy run run trong chiều phai...(*)
Huệ bước vào, rẩy rẩy mái tóc vừa gội gắt khẽ.
- Chị ác thật đấy, sao lại tránh anh ấy?
Cầm thở dài:
- Biết làm sao được, gặp nhau cũng chẳng để làm gì
- Sao lại thế được nhỉ, hai người vẫn yêu nhau sao lại làm khổ nhau!
Cầm buông đàn:
- Ừ thì tụi ta sinh ra để làm khổ nhau đấy, huỷ hoại nhau trong ngóng đợi để rồi vẫn mất nhau - không duyên phận vướng víu làm gì.
Cầm đã từng khốn khổ trong thương nhớ ngóng đợi từng bước chân - Anh thánh thiện quá -Ở anh là hiện thân của những gì tốt đẹp, thật thà chân chất, không rào đón, không hoa hoè miệng lưỡi. Anh đến với cô tự nhiên, tâm hồn giản dị thuần lương của một người tu xuất.
Nhớ lúc còn học trung học. Một lần tập luyện giữa giờ toàn trường - Anh là người điều khiển. Nghịch ngợm cô giật chiếc gươm gỗ của cô bạn bên cạnh lên lầu ba múa kiếm gọi anh "Ôkiô" rồi chạy, lũ bạn phá lên cười. Anh ngẩn nhìn theo, có lẽ là dân Bắc nên anh không hiểu, nhưng với cô và lũ bạn đó là tiếng gọi chó của một vài địa phương mà cô từng biết.
Rồi thôi. Vài năm trôi qua, cô tốt nghiệp đi học sư phạm, ra trường về huyện dạy. Lúc đầu phòng giáo dục phân công cô về trường vừa dạy vừa làm - Con gái thành phố lần đầu vào rừng. Trường bên cạnh hồ, sáng sương mù, chiều từng bầy cò trắng bay lượn đẹp lạ lùng huyền ảo và những đêm trăng mới đẹp làm sao, những đứa học sinh dân tộc ngây ngô thật thà đến đáng yêu. Cô dần thích nghi với đời sống yên bình thì bất ngờ phòng giáo dục chuyển cô về vùng kinh tế mới vì nghe đâu cô hay bị ngất, mà chỗ cô đang dạy đường rừng xa, không có phương tiện, phải chuyển cô về vùng này để gần bệnh viện.
Cô bùi ngùi chia tay lũ học trò nhỏ. Bước chân lên xe đò, người đầu tiên cô gặp là anh. Thoáng ngỡ ngàng, anh già dặn hơn với hàng râu quai nón mờ mờ. Anh nhìn cô cười, nhấc hộ chiếc ba lô anh nói - Cô giáo ngồi vào đây.
Cầm cám ơn và ngồi xuống lúng túng với cây đàn trên tay (niềm vui duy nhất của cô). Anh vói tay: "Cô đưa tôi cầm hộ".
Đường lên chỗ dạy mấy ngày qua mưa, đường đất lầy lội, xe đò chật cứng, chiếc xe một cầu lăn bánh, con đường trơn trợt. Xe bắt đầu lên dốc thì mắc lầy, hành khách phải xuống xe đẩy nhưng vô hiệu, thế là đành phải chờ xe bộ đội đi qua nhờ kéo.
Mọi người tản ra hai bên đường ngao ngán, chán chường, mỗi người tìm cho mình một chỗ ngồi, H cũng tìm cho mình một nhành cây bên đường xoè thấp phóc lên ngồi và gọi cô. Cầm đến bên, cô ngại ngùng nhớ lại trò nghịch ngợm năm xưa, nhưng H chẳng hề nhắc lại. Anh kể anh tốt nghiệp trước cô nhưng vì vướng mắc lý lịch bởi anh đang học trong đại chủng viện thì giải phóng thế là anh tìm về với gia đình. Lý lịch chưa rõ ràng nên anh chưa làm hồ sơ thi Đại Học, trong lúc chờ đợi anh tình nguyện đi xoá mù chữ ở đây. Cầm nghe chỉ cười, anh thôi không nói chuyện nữa, vói tay lấy cây đàn dựng bên. Anh chơi bài Serenade của Schubert. Tiếng đàn vang lên dìu dặt, trải dài giữa mênh mông trời đất, bâng khuâng cây lá.
Tiếng đàn như làm tan cơn mệt mỏi, bực bội của nhóm hành khách giữa đường rừng, họ xúm lại quanh anh. Cầm thấy mình như chìm đi, tan đi trong một cõi mơ hồ.
Cô về ở trong khu tập thể của trường. Anh là giáo viên xoá mù nên phải ở luôn trong buôn. Rồi những lần gặp gỡ, những buổi họp chung là cơ hội để hai người thân nhau hơn.
Một lần anh về huyện họp, lúc lên xe nghe chị Tấm (cũng là giáo viên xoá mù nhưng là nữ nên ở chung khu tập thể với cô) bảo:
- Này, sao không thăm người ta, sốt rét nằm rên hừ hừ kìa.
Vậy là tan họp bốn rưỡi, mặc mọi người rủ ở lại mai về, anh lội bộ mười bốn cây số đồi dốc. Về đến khu tập thể của cô cũng đã khuya. Nghe tiếng anh gọi khe khẽ Cầm dậy nhưng không mở cửa lớn. Hé cửa sổ cô hỏi: Sao anh lại gọi khuya vậy, em không mở cửa đâu, đây là phòng nữ, anh nói gì đứng ở cửa sổ nói cũng được.
Thò đầu ra, dưới ánh trăng cô thảng thốt thấy anh mồ hôi mồ kê nhễ nhại, lưng còn đeo ba lô. Anh đưa cho cô hai chai nước ngọt.
- Sáng lên xe rồi mới nghe Cầm sốt, họp xong anh đi về luôn đây. Xem cầm có đỡ hơn không?
- Anh đi bộ à!
- Ừ
Một niềm thương cảm dâng lên, cô đưa tay đỡ hai chai nước ngọt nhẹ giọng
- Cầm cảm ơn. Anh có mệt không? Thôi anh về ăn uống nghỉ ngơi đi. Cầm khoẻ rồi.
H nhìn cô đăm đăm. Cầm thò tay ra ngoài, H nắm chặt. Đứng yên một lúc rồi về, Cầm nhìn theo mãi cho đến khi bóng anh nhoà dần trong đêm.
Vậy rồi yêu nhau. Anh hay dịch những bài thơ tiếng Pháp cho Cầm, thỉnh thoảng lại kiểm tra xem vốn liếng Pháp văn của cô giáo như thế nào và những cái cốc đầu, lâu lâu để lấp đi cái dốt của mình, cô lại hét lên "Ôkiô" rồi chạy. Anh nhìn theo dứ dứ tay. Những ngày bên anh cô như chìm trong hạnh phúc, anh thông minh uyên bác, anh ân cần dịu dàng.
Có lần giận nhau khi đi thác cùng bạn bè, lúc ăn trưa cô làm vỡ chén - Anh bật lên
- Sao em vô ý thế.
Cô nghe tự ái dâng lên, lầm lì không nói, lúc ăn Cầm nhất định ăn bằng nửa chén mẻ, anh không cho - giằng kéo, cô đứt tay, anh hái vội nắm lá rừng nhai đắp cho cô, nhưng cơn giận cứ ngùn ngụt dâng lên, cô nén những giọt nước mắt.
Tan buổi dã ngoại, thu xếp đồ đạc xong cô chào các bạn rồi băng băng về trước. Anh vội vã chạy theo - Cô hét lên - Kệ em, đừng đi với người vô ý này nữa và cô cắm đầu chạy, nước mắt nhạt nhoà. Chừng như cũng bực bội, anh dừng lại.
Thế là cô tránh anh - một tuần - hai tuần, một tháng héo hắt vì nhớ thương, mỏi mòn, ngóng đợi - mong bước chân anh ngập ngừng nơi cửa, nhưng cô cứ lì lợm tránh né.
Một hôm đang lúi húi một mình trong phòng làm giáo cụ trực quan để hôm sau lên lớp - Bỗng cả khung cửa tối lại - Cô ngửng lên - Anh đứng đó cười.
- Sao giận dai thế, anh xin lỗi rồi mà!
Cô bặm môi - Nhớ một câu nói của ai đó cô buột miệng
- Mọi người không ai thương mình bằng mình cả. Họ chỉ tìm đến mình vì họ thương chính họ đấy thôi.
Anh nheo mắt
- Đúng với người ta thì cũng đúng với mình, nói làm gì cho mệt hở cô giáo.
Thế đó, anh hoá giải mọi điều thật đơn giản, không còn giận, không còn hờn. Cô biết cô yêu anh không phải vì đôi mắt "biết nói", miệng cười hay vóc dáng cao to mà lũ bạn hay thì thào "điển trai", mà cô yêu anh vì anh nhân hậu và tốt bụng - tốt bụng đến thật thà, tin cả những lúc cô giả vờ hờn dỗi khi nghe anh tặng cô bạn học cuốn sổ tay anh tự làm - Chỉ nghe chị Tấm nói
- Cầm nó đang buồn lắm vì cậu có bạn gái khác đó.
Thế là anh cuống quýt đi mượn lại cuốn sổ đem đến bên cô phân trần giải thích, thanh minh cho sự trong sáng của mình.
Anh sống tốt với tất cả mọi người, sẵn sàng vét đến đồng lương cuối cùng giúp bạn lúc ốm đau. Một lần về phố anh lên với ba lô nặng lục cục những vỏ lọ Pinicilin cho học trò đựng mực và vót tre thành những cây bút thon thon cho học trò.
Mọi người quý mến và phục anh bởi bản chất nhân hậu vốn có ở con chiên của chúa. Yêu anh cô hãnh diện và tự hào mỗi khi nghe mọi người nói về anh - anh hầu như chẳng quan tâm đến những lời khen chê, cứ thế mà sống.
Rồi anh phải chuyển sang trường khác, vậy là xa nhau. Nhớ thương ngút ngàn. Bao nhiêu bài thơ cô làm cho anh, cho mùa soan nở tím, hai người chia tay - Cô yêu anh - Tin tưởng đợi chờ.
Mùa hè đến! Anh bận rộn ôn thi Đại Học, những lần đến nhà cô thưa thớt. Một lần giữa trưa, Lan bạn thân của cô đến chơi bảo:
- Mày chia tay với H đi. Nhà thờ đang gọi anh ấy về tu lại đấy - Mày sẽ là người có tội nếu quyến rũ con chiên của chúa - yêu mày - kẻ ngoại đạo, anh ấy đã vấp bức tường tôn giáo nặng nề rồi, mày sẽ huỷ hoại tương lai của anh ấy mất thôi.
Cầm ôm đầu khóc - Lan nói - nói nhiều lắm vừa bực bội vừa đau khổ, Cầm gắt lên:
- Ừ thì chia tay. Tao sẽ trả H về với chúa nhưng lấy gì đảm bảo là mỗi lần đứng trước chúa , anh lại không nghĩ đến chúa mà nghĩ đến tao.
Lan vốn là con chiên ngoan đạo - quắc mắt lên dằn dỗi bỏ về.
Cầm âm thầm suy nghĩ - càng yêu H cô càng thấy rồi mình sẽ mất anh. Những lần gặp nhau ít dần. Anh tập trung ôn thi, lúc tranh thủ đến nhà cô thì không gặp. Có những hôm mưa kéo dài cả tuần cô ở nhà mỏi mắt chờ trông thì anh không đến. Anh đi Sài Gòn thi, cô lên huyện học bồi dưỡng chính trị - không thư từ - không gặp gỡ - Cô càng cảm thấy một khoảng cách rõ rệt - Rồi anh thi đậu cô sẽ phải xa anh bốn năm và dù không có bốn năm ở đô hội thì cô và anh cũng không thể có nhau. Chiếc áo chùng đen đã ngăn giữa hai người - Cô viết cho anh lá thư dài với nỗi xót xa cuối cùng: "Em phải là người chào thua, tay em không đủ dài để dành anh với chúa".
Buổi chiều tổng kết lớp chính trị - Ông trưởng phòng tổ chức gọi cô lên.
- Này! giáo viên đã chia mỗi người một làng, sao cô cứ rủ rê họ tụ tập đàn hát, có nhiều vị bỏ cả dạy để đàn hát với cô đấy, liệu chừng tôi sẽ đưa cô lên Biên giới đó.
Cầm thủng thỉnh:
Dạ chú khỏi doạ, cháu làm đơn tình nguyện ngay đây ạ.
- Cái gì? Cô này liều ghê nhỉ!
Thế là Cầm đi biên giới, bạn bè không hiểu vì sao, mọi người xôn xao vì đường lên biên giớ thì xa, phương tiện chủ yếu là đôi chân - rồi Fulro - rồi phiến loạn - chưa bao giờ phòng giáo dục dám đưa giáo viên nữ lên đó cả.
Cô đi ba lô trên vai - tay cầm cây đàn lầm lũi - nơi cô được phân công là một ngôi làng nhỏ trên đỉnh đồi cao với một cô giáo mới ra trường được vinh dự theo cô tiên phong.
H từ Sài Gòn về vội vã lên tìm cô, nhưng cô tránh anh - giờ nhìn theo bóng anh dần xa cô hát nghẹn ngào:
Dấu chân sâu - in vết không lâu - chẳng nợ gì nhau...(**)
Có thật không? Cô khóc.
(*): Ca khúc Serenade Schubert, lời Việt Phạm Duy
(**): Nếu một mai em sẽ qua đời ( nhạc Phạm Duy)
Nhìn dáng H thất thểu đeo ba lô xuôi dốc. Cầm thấy lòng rưng rưng - ôm cây đàn ghita vào lòng cô lướt nhẹ: - Chiều buông nhẹ xuống đời, người tình tìm đến người, thấy run run trong chiều phai...(*)
Huệ bước vào, rẩy rẩy mái tóc vừa gội gắt khẽ.
- Chị ác thật đấy, sao lại tránh anh ấy?
Cầm thở dài:
- Biết làm sao được, gặp nhau cũng chẳng để làm gì
- Sao lại thế được nhỉ, hai người vẫn yêu nhau sao lại làm khổ nhau!
Cầm buông đàn:
- Ừ thì tụi ta sinh ra để làm khổ nhau đấy, huỷ hoại nhau trong ngóng đợi để rồi vẫn mất nhau - không duyên phận vướng víu làm gì.
Cầm đã từng khốn khổ trong thương nhớ ngóng đợi từng bước chân - Anh thánh thiện quá -Ở anh là hiện thân của những gì tốt đẹp, thật thà chân chất, không rào đón, không hoa hoè miệng lưỡi. Anh đến với cô tự nhiên, tâm hồn giản dị thuần lương của một người tu xuất.
Nhớ lúc còn học trung học. Một lần tập luyện giữa giờ toàn trường - Anh là người điều khiển. Nghịch ngợm cô giật chiếc gươm gỗ của cô bạn bên cạnh lên lầu ba múa kiếm gọi anh "Ôkiô" rồi chạy, lũ bạn phá lên cười. Anh ngẩn nhìn theo, có lẽ là dân Bắc nên anh không hiểu, nhưng với cô và lũ bạn đó là tiếng gọi chó của một vài địa phương mà cô từng biết.
Rồi thôi. Vài năm trôi qua, cô tốt nghiệp đi học sư phạm, ra trường về huyện dạy. Lúc đầu phòng giáo dục phân công cô về trường vừa dạy vừa làm - Con gái thành phố lần đầu vào rừng. Trường bên cạnh hồ, sáng sương mù, chiều từng bầy cò trắng bay lượn đẹp lạ lùng huyền ảo và những đêm trăng mới đẹp làm sao, những đứa học sinh dân tộc ngây ngô thật thà đến đáng yêu. Cô dần thích nghi với đời sống yên bình thì bất ngờ phòng giáo dục chuyển cô về vùng kinh tế mới vì nghe đâu cô hay bị ngất, mà chỗ cô đang dạy đường rừng xa, không có phương tiện, phải chuyển cô về vùng này để gần bệnh viện.
Cô bùi ngùi chia tay lũ học trò nhỏ. Bước chân lên xe đò, người đầu tiên cô gặp là anh. Thoáng ngỡ ngàng, anh già dặn hơn với hàng râu quai nón mờ mờ. Anh nhìn cô cười, nhấc hộ chiếc ba lô anh nói - Cô giáo ngồi vào đây.
Cầm cám ơn và ngồi xuống lúng túng với cây đàn trên tay (niềm vui duy nhất của cô). Anh vói tay: "Cô đưa tôi cầm hộ".
Đường lên chỗ dạy mấy ngày qua mưa, đường đất lầy lội, xe đò chật cứng, chiếc xe một cầu lăn bánh, con đường trơn trợt. Xe bắt đầu lên dốc thì mắc lầy, hành khách phải xuống xe đẩy nhưng vô hiệu, thế là đành phải chờ xe bộ đội đi qua nhờ kéo.
Mọi người tản ra hai bên đường ngao ngán, chán chường, mỗi người tìm cho mình một chỗ ngồi, H cũng tìm cho mình một nhành cây bên đường xoè thấp phóc lên ngồi và gọi cô. Cầm đến bên, cô ngại ngùng nhớ lại trò nghịch ngợm năm xưa, nhưng H chẳng hề nhắc lại. Anh kể anh tốt nghiệp trước cô nhưng vì vướng mắc lý lịch bởi anh đang học trong đại chủng viện thì giải phóng thế là anh tìm về với gia đình. Lý lịch chưa rõ ràng nên anh chưa làm hồ sơ thi Đại Học, trong lúc chờ đợi anh tình nguyện đi xoá mù chữ ở đây. Cầm nghe chỉ cười, anh thôi không nói chuyện nữa, vói tay lấy cây đàn dựng bên. Anh chơi bài Serenade của Schubert. Tiếng đàn vang lên dìu dặt, trải dài giữa mênh mông trời đất, bâng khuâng cây lá.
Tiếng đàn như làm tan cơn mệt mỏi, bực bội của nhóm hành khách giữa đường rừng, họ xúm lại quanh anh. Cầm thấy mình như chìm đi, tan đi trong một cõi mơ hồ.
Cô về ở trong khu tập thể của trường. Anh là giáo viên xoá mù nên phải ở luôn trong buôn. Rồi những lần gặp gỡ, những buổi họp chung là cơ hội để hai người thân nhau hơn.
Một lần anh về huyện họp, lúc lên xe nghe chị Tấm (cũng là giáo viên xoá mù nhưng là nữ nên ở chung khu tập thể với cô) bảo:
- Này, sao không thăm người ta, sốt rét nằm rên hừ hừ kìa.
Vậy là tan họp bốn rưỡi, mặc mọi người rủ ở lại mai về, anh lội bộ mười bốn cây số đồi dốc. Về đến khu tập thể của cô cũng đã khuya. Nghe tiếng anh gọi khe khẽ Cầm dậy nhưng không mở cửa lớn. Hé cửa sổ cô hỏi: Sao anh lại gọi khuya vậy, em không mở cửa đâu, đây là phòng nữ, anh nói gì đứng ở cửa sổ nói cũng được.
Thò đầu ra, dưới ánh trăng cô thảng thốt thấy anh mồ hôi mồ kê nhễ nhại, lưng còn đeo ba lô. Anh đưa cho cô hai chai nước ngọt.
- Sáng lên xe rồi mới nghe Cầm sốt, họp xong anh đi về luôn đây. Xem cầm có đỡ hơn không?
- Anh đi bộ à!
- Ừ
Một niềm thương cảm dâng lên, cô đưa tay đỡ hai chai nước ngọt nhẹ giọng
- Cầm cảm ơn. Anh có mệt không? Thôi anh về ăn uống nghỉ ngơi đi. Cầm khoẻ rồi.
H nhìn cô đăm đăm. Cầm thò tay ra ngoài, H nắm chặt. Đứng yên một lúc rồi về, Cầm nhìn theo mãi cho đến khi bóng anh nhoà dần trong đêm.
Vậy rồi yêu nhau. Anh hay dịch những bài thơ tiếng Pháp cho Cầm, thỉnh thoảng lại kiểm tra xem vốn liếng Pháp văn của cô giáo như thế nào và những cái cốc đầu, lâu lâu để lấp đi cái dốt của mình, cô lại hét lên "Ôkiô" rồi chạy. Anh nhìn theo dứ dứ tay. Những ngày bên anh cô như chìm trong hạnh phúc, anh thông minh uyên bác, anh ân cần dịu dàng.
Có lần giận nhau khi đi thác cùng bạn bè, lúc ăn trưa cô làm vỡ chén - Anh bật lên
- Sao em vô ý thế.
Cô nghe tự ái dâng lên, lầm lì không nói, lúc ăn Cầm nhất định ăn bằng nửa chén mẻ, anh không cho - giằng kéo, cô đứt tay, anh hái vội nắm lá rừng nhai đắp cho cô, nhưng cơn giận cứ ngùn ngụt dâng lên, cô nén những giọt nước mắt.
Tan buổi dã ngoại, thu xếp đồ đạc xong cô chào các bạn rồi băng băng về trước. Anh vội vã chạy theo - Cô hét lên - Kệ em, đừng đi với người vô ý này nữa và cô cắm đầu chạy, nước mắt nhạt nhoà. Chừng như cũng bực bội, anh dừng lại.
Thế là cô tránh anh - một tuần - hai tuần, một tháng héo hắt vì nhớ thương, mỏi mòn, ngóng đợi - mong bước chân anh ngập ngừng nơi cửa, nhưng cô cứ lì lợm tránh né.
Một hôm đang lúi húi một mình trong phòng làm giáo cụ trực quan để hôm sau lên lớp - Bỗng cả khung cửa tối lại - Cô ngửng lên - Anh đứng đó cười.
- Sao giận dai thế, anh xin lỗi rồi mà!
Cô bặm môi - Nhớ một câu nói của ai đó cô buột miệng
- Mọi người không ai thương mình bằng mình cả. Họ chỉ tìm đến mình vì họ thương chính họ đấy thôi.
Anh nheo mắt
- Đúng với người ta thì cũng đúng với mình, nói làm gì cho mệt hở cô giáo.
Thế đó, anh hoá giải mọi điều thật đơn giản, không còn giận, không còn hờn. Cô biết cô yêu anh không phải vì đôi mắt "biết nói", miệng cười hay vóc dáng cao to mà lũ bạn hay thì thào "điển trai", mà cô yêu anh vì anh nhân hậu và tốt bụng - tốt bụng đến thật thà, tin cả những lúc cô giả vờ hờn dỗi khi nghe anh tặng cô bạn học cuốn sổ tay anh tự làm - Chỉ nghe chị Tấm nói
- Cầm nó đang buồn lắm vì cậu có bạn gái khác đó.
Thế là anh cuống quýt đi mượn lại cuốn sổ đem đến bên cô phân trần giải thích, thanh minh cho sự trong sáng của mình.
Anh sống tốt với tất cả mọi người, sẵn sàng vét đến đồng lương cuối cùng giúp bạn lúc ốm đau. Một lần về phố anh lên với ba lô nặng lục cục những vỏ lọ Pinicilin cho học trò đựng mực và vót tre thành những cây bút thon thon cho học trò.
Mọi người quý mến và phục anh bởi bản chất nhân hậu vốn có ở con chiên của chúa. Yêu anh cô hãnh diện và tự hào mỗi khi nghe mọi người nói về anh - anh hầu như chẳng quan tâm đến những lời khen chê, cứ thế mà sống.
Rồi anh phải chuyển sang trường khác, vậy là xa nhau. Nhớ thương ngút ngàn. Bao nhiêu bài thơ cô làm cho anh, cho mùa soan nở tím, hai người chia tay - Cô yêu anh - Tin tưởng đợi chờ.
Mùa hè đến! Anh bận rộn ôn thi Đại Học, những lần đến nhà cô thưa thớt. Một lần giữa trưa, Lan bạn thân của cô đến chơi bảo:
- Mày chia tay với H đi. Nhà thờ đang gọi anh ấy về tu lại đấy - Mày sẽ là người có tội nếu quyến rũ con chiên của chúa - yêu mày - kẻ ngoại đạo, anh ấy đã vấp bức tường tôn giáo nặng nề rồi, mày sẽ huỷ hoại tương lai của anh ấy mất thôi.
Cầm ôm đầu khóc - Lan nói - nói nhiều lắm vừa bực bội vừa đau khổ, Cầm gắt lên:
- Ừ thì chia tay. Tao sẽ trả H về với chúa nhưng lấy gì đảm bảo là mỗi lần đứng trước chúa , anh lại không nghĩ đến chúa mà nghĩ đến tao.
Lan vốn là con chiên ngoan đạo - quắc mắt lên dằn dỗi bỏ về.
Cầm âm thầm suy nghĩ - càng yêu H cô càng thấy rồi mình sẽ mất anh. Những lần gặp nhau ít dần. Anh tập trung ôn thi, lúc tranh thủ đến nhà cô thì không gặp. Có những hôm mưa kéo dài cả tuần cô ở nhà mỏi mắt chờ trông thì anh không đến. Anh đi Sài Gòn thi, cô lên huyện học bồi dưỡng chính trị - không thư từ - không gặp gỡ - Cô càng cảm thấy một khoảng cách rõ rệt - Rồi anh thi đậu cô sẽ phải xa anh bốn năm và dù không có bốn năm ở đô hội thì cô và anh cũng không thể có nhau. Chiếc áo chùng đen đã ngăn giữa hai người - Cô viết cho anh lá thư dài với nỗi xót xa cuối cùng: "Em phải là người chào thua, tay em không đủ dài để dành anh với chúa".
Buổi chiều tổng kết lớp chính trị - Ông trưởng phòng tổ chức gọi cô lên.
- Này! giáo viên đã chia mỗi người một làng, sao cô cứ rủ rê họ tụ tập đàn hát, có nhiều vị bỏ cả dạy để đàn hát với cô đấy, liệu chừng tôi sẽ đưa cô lên Biên giới đó.
Cầm thủng thỉnh:
Dạ chú khỏi doạ, cháu làm đơn tình nguyện ngay đây ạ.
- Cái gì? Cô này liều ghê nhỉ!
Thế là Cầm đi biên giới, bạn bè không hiểu vì sao, mọi người xôn xao vì đường lên biên giớ thì xa, phương tiện chủ yếu là đôi chân - rồi Fulro - rồi phiến loạn - chưa bao giờ phòng giáo dục dám đưa giáo viên nữ lên đó cả.
Cô đi ba lô trên vai - tay cầm cây đàn lầm lũi - nơi cô được phân công là một ngôi làng nhỏ trên đỉnh đồi cao với một cô giáo mới ra trường được vinh dự theo cô tiên phong.
H từ Sài Gòn về vội vã lên tìm cô, nhưng cô tránh anh - giờ nhìn theo bóng anh dần xa cô hát nghẹn ngào:
Dấu chân sâu - in vết không lâu - chẳng nợ gì nhau...(**)
Có thật không? Cô khóc.
HOÀNG THỊ VIỄN DU
-----------------------------------------------------(*): Ca khúc Serenade Schubert, lời Việt Phạm Duy
(**): Nếu một mai em sẽ qua đời ( nhạc Phạm Duy)
0 Comment: