Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Có mấy cái CU (Q), mà CU nào cũng thua CU QUAN !?- ST

CÓ MẤY CÁI CU (Q), MÀ CU NÀO CŨNG THUA CU QUAN!?
(cóp phết tản mạn từ in-tẹt-nét, có gì không phải xin bạn đọc đại xá cho…)

1. IQ VÀ EQ:

      Lâu nay trên các phương tiện thông tin người ta hay nhắc đến chỉ số IQ (Intelligence Quotient) -tức chỉ số thông minh đặc trưng của mỗi người tại một giai đoạn nhất định. Chỉ số IQ cao với trẻ đồng nghĩa trẻ sẽ tiếp thu nhanh, học giỏi, có thành tích tốt trong học tập. Chỉ số này có được phần lớn và quan trọng là yếu tố di truyền. Nó nằm ở trong gien, quyết định tới 70% kết quả hoạt động của bộ não. Ngoài ra chỉ số IQ còn chịu các tác động phụ khác như sức khỏe, môi trường, chủng tộc…


Có mấy cái CU (Q), mà CU nào cũng thua

      Gần đây người ta lại đưa ra khái niệm EQ (Emotion Quotient- chỉ số cảm xúc ). EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Thậm chí người ta quan tâm đến EQ còn hơn cả IQ, vì EQ góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của bạn. Người có EQ cao có khả năng thấu hiểu được người khác và chế ngự được cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh sống, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể dễ dàng hơn so với những "thiên tài đơn độc". Mà trong thời đại ngày nay, tính hợp tác trong công việc là hết sức quan trọng. Có người nói "Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ người ta sẽ đề bạt bạn". Xem ra những người thành đạt không phải là người có IQ cao mà là người có EQ cao.

2. THÊM CÁI PQ:

        Hôm vừa rồi rỗi việc, bạn bè nhậu tán chuyện tào lao, tranh luận lan man về IQ và EQ, một ông bạn khẳng định như đinh đóng cột:

      - Các ông cứ tranh cãi nhau làm gì cho mệt óc. Tôi xin nói ngay là IQ cũng không quan trọng, EQ càng không quan trọng. Cái quan trọng nhất bây giờ là PQ.

      Thoạt nghe cứ tưởng ông bạn định nói về PQ (Passion Quotient - Chỉ số đam mê)- một thuật ngữ mới mà tác giả Virender Kapoor đã sáng tạo ra như là một cách nói mới về những gì chúng ta hay dùng để chỉ nhiệt huyết hay ngọn lửa trong lòng. Với PQ- tác giả đã loại bỏ ảo tưởng rằng bằng cấp và chỉ số IQ cao mới là những động lực thúc đẩy để đạt được thành công. Niềm đam mê của bạn là gì, bạn nhận biết như thế nào về những thứ mình thích và không thích, bạn đã biết cách sử dụng niềm đam mê của mình như thế nào để đi đến thành công? Đó là những điều PQ sẽ giúp bạn .

      Nói chung thì PQ # IQ # EQ. Nhưng ở đây ý ông bạn không phải vậy. Ông bạn chỉ giải thích và khẳng định một thực tế rất đơn giản: PQ là "phải quỳ", chỉ có "phải quỳ" mới thành đạt được (?!) 

3. Q NÀO THÌ CŨNG THUA CQ (?!):

      -Thời sự cũ 2014: “Bốn lãnh đạo Việt tuổi trẻ, tài cao lại đẹp trai như tài tử” - là tiêu đề bài báo trên tờ Người Đưa Tin viết về bốn lãnh đạo trẻ tuổi ở Việt Nam, ngay sau đó đã bị rút xuống nhưng vẫn được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng. ( Chỉ riêng cái việc bị rút xuống cũng đã chứng tỏ chuyện đề bạt này là có vấn đề !). Suy nghĩ chung của rất nhiều người là mỉa mai và không phục với cương vị mà họ đang đảm nhận, bởi họ đều là con của những vị lãnh đạo cao cấp (con quan- tức CQ) và được đề bạt không hề thông qua tuyển cử công khai. Cho dù cuối năm 2017, một vài CQ khác buộc phải rời chức vụ vì một số vấn đề gây nhiều bàn cãi, bốn CQ "tuổi trẻ, tài cao lại đẹp trai như tài tử" nói trên vẫn "bình chân như vại" và tiếp tục hứa hẹn thăng tiến mạnh mẽ trong tương lai.

      (Chi tiết cụ thể các bạn có thể đọc thêm tại đây:
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bon-lanh-dao-Viet-tuoi-tre-tai-cao-lai-dep-trai-nhu-tai-tu/165142358/157 )

     -Thời sự 12. 2017: Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã trải qua 17 kỳ phát sóng ở Việt Nam. Đó là nơi quy tụ của những học sinh giỏi nhất nước tham gia để tranh giải thưởng là chuyến du học ở nước Úc. Trừ nhà vô đich kỳ 17 (2017) đang du học, thống kê hiện có 15/16 quán quân của chương trình đã chọn quốc gia sở tại hoặc những nước khác để phục vụ mà không quay về Việt Nam. Người duy nhất về Việt Nam làm việc là Lương Phương Thảo cũng làm việc cho một công ty của Mỹ tại TP HCM.

      Chi tiết: https://baomoi.com/16-nha-vo-dich-duong-len-dinh-olympia-ngay-ay-bay-gio-ra-sao/c/23142547.epi

Có mấy cái CU (Q), mà CU nào cũng thua CU QUAN

      Chúng ta không trách vì sao những người tài lại không trở về quê hương để cống hiến. Vì họ cũng như những người khác đều mưu cầu hạnh phúc, ổn định. Hơn nữa, với những người trí thức, họ cần một môi trường lành mạnh, bình đẳng để có thể phát huy hết năng lực của mình. 16 quán quân chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” chẳng thể nào ngồi vào được chiếc ghế mà “4 vị lãnh đạo đẹp trai như tài tử” đang ngồi, bởi lý do rất đơn giản- dù có IQ, EQ, PQ… cao đến đâu thì họ cũng không phải là “con ông cháu cha”, không phải là hạt giống đỏ để được cân nhắc. Không chỉ những vị trí ngon lành, thực tế hiện nay, ngay cả những công việc khởi đầu từ nhân viên quèn đều ưu ái dành riêng cho con cháu của các cấp lãnh đạo cả. Lấy đâu ra chỗ để cho nhân tài thi thố.

      Rõ ràng là CQ> (PQ+IQ+EQ). Có mấy cái CU (Q), mà CU nào cũng không thể hơn CQ (CU QUAN) được !


ST

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian