Chiếc vỏ đạn- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CHIẾC VỎ ĐẠN
Chưng một cành mai vàng trên bàn, hay đặt một chậu mai trong nhà vào dịp Tết, là một tập tục đã có từ lâu đời của người miền Trung lan vào tận Miền Nam đã có cách đây hơn 50 năm, tục chưng mai vàng không phân biệt giàu nghèo. Nhìn những đóa mai vàng nở rộ trong tiết Xuân là cả một niềm hân hoan hạnh phúc như được thêm sự khích lệ và đủ đầy. Tôi cũng thích chưng mai vàng trong nhà trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Trước những năm 70 cứ tới ngày 20 tết là bà và mẹ lại nhắc tôi như để giao việc; lau dọn ban thờ và chọn cho được cành mai đẹp để chưng tết... Chợ An Túc (An khê) phiên chợ ngày giáp Tết khá đông, đi chợ những ngày này khá đông vui lắm không khí Têt như đang ùa về. H àng hóa bày bán ở đây tuy không phong phú nhưng đều mang đậm mùi vị của hương đồng cỏ nội, trong đó được kết tinh từ hồn quê, từ mồ hôi công sức của người dân thật thà chất phác nơi mãnh đất quê tôi. Ngày ấy hàng hoa tươi không nhiều, bà con chỉ bán các loại hoa ở địa phương trồng được mục đích dùng trong việc chưng thờ và phục vụ cho việc cúng lễ ; màu trắng tinh khôi và thơm ngát của hoa huệ, nhiều nhất là hoa cúc đủ màu; trắng, vàng, tím, hoa vạn thọ, hoa thược dược, có vài hàng bán loại hoa nở ngày với nụ hồng tròn bụ bẫm và xa xỉ nhất hoa lay ơn được các chủ hàng nhập về từ Đà lạt, với số lượng có hạn chỉ dành cho gia đình khá giả. Bà con đi chợ thích nhất là hàng bán dưa hầu, nhà mua ít nhất là một trái, nhiều hơn là vài ba trái để chưng bàn thờ trong ba ngày tết vì người dân muốn thể hiện tấm lòng với tổ tiên “xanh vỏ đỏ lòng”. Dưa được chất thành đống, trái nào trái nấy to tròn như quả bóng đá, có trái bự hơn đầu người nhìn rất bắt mắt. Nghe các thương lái họ bảo dưa này mua tận ruộng ở Hà tiên, dưa được trồng và bón bằng phân dơi, loại phân được người trồng dưa mua gom từ các đảo xa nơi có nhiều đàn dơi trú ngụ. Do vậy, chất lượng dưa khá ngon, ngọt, mùi thơm tự nhiên, khi cắn miếng dưa nghe ngòn ngọt và mát lịm thấu tận chân răng....
Ngày ấy chơi mai vàng thường là loại mai cành, mai mọc tự nhiên được chặt từ rừng về là cách chơi phổ biến (mai chậu rất hiếm ), Khoảng đầu tháng chạp các đầu nậu buôn mai đi đặt hàng, họ tỏa đi vào cá buôn làng của người dân tộc ít người vùng lân cận như: Cửu an, Tú Thủy, Đồng chè...để gom hàng và chuyển đi về vùng dưới xuôi. Cành mai có hoa đẹp nhất thuộc về những cành có xuất xứ từ rừng Mang Giang; nụ to, hoa lớn, năm cánh sắc vàng tươi rực rỡ. Tôi phải theo chân người thạo viêc để chọn mai và phải dạo thêm mấy phiên chợ mới chọn được cành mai ưng ý, rồi làm theo kinh nghiệm do người lớn chỉ bảo : Muốn giữ được hoa lâu tàn và nở rộ, gốc mai được chặt vát và thui gốc kỹ để giữ lại phần nhựa sống cho mai nuôi những đóa hoa con ươm nụ. Nếu không đốt kỹ có khi cả hoa lẫn nụ đều bị gục đầu vào ngày mồng một tết, thế là cả năm lãnh đủ vận xui. Không chỉ có thế !!! Phần sửa soạn cho cành mai đẹp là rất kỳ công, ngắm đi ngắm lại chán chê sau đó cắt bỏ một số cành con, đem thui phần gốc, rồi trịnh trọng cắm vào độc bình bằng vỏ đạn bố trí phải có những cành mai thường đua ra luôn hướng về phía cửa, khi người khách bước vào thăm nhà như được gia chủ dang tay chào đón.
Để ngắm được cành mai đẹp chơi Tết, phải cần đến chiếc lọ cắm hoa cỡ lớn, thường là lọ gốm sành sứ, thấp và miệng rộng, đầu tư mua cái lọ loại này là khá tốn kém, tình hình tài chính không cho phép. Thế là tôi chạy thẳng đến nhà thằng bạn xin chiếc vỏ đạn pháo 105 mm mà nó nhặt được ở sân bay Hòn Cong ở gần nhà, nó không dùng đang vứt lăn lóc ở ngoài hiên. Thế mà lại hay, buổi chiều hôm ấy tôi lấy cát mịn và tro nấu bếp, miệt mài chà lên chiếc vỏ đạn cho đến khi màu vàng của lớp thịt đồng dần dần hé lộ, tôi rất mãn nguyện về ý tưởng về chiếc bình cắm hoa. Mãi vài năm sau tôi dành được ít tiền chờ đến Tết, cầm vỏ đạn và nhờ bác thợ đánh bóng đồ đồng đánh sáng, toàn thân vỏ đạn lung linh một màu vàng sáng chói, soi rõ cả mặt người. Cùng màu sắc rực rỡ và màu vàng hoa mai bung nụ như thắp sáng cả gian phòng đang hoà vào không gian tĩnh lặng với hương khói nhang trầm, gian nhà như tươi mới hơn bao giờ hết, không khí Tết ngập tràn.
Điêu khác trên vỏ đạn pháo 105 ly, di vật chiến tranh từ chiến trường
Điện Biên Phủ với tên "Tự hào Việt Nam"
Bạn tôi về từ chiến trường kể lại, trong chiến tranh chiếc lọ hoa bằng vỏ đạn thường thấy: ở trận địa, trên hầm pháo hoặc bên nấm mồ chôn vội người bạn vừa mới qua đời và được xem là một kỷ vật thiêng liêng của tình đồng đội. Do vậy, nhiều người lính tiếp tục lưu giữ. Hành trang trở về với cuộc sống đời thường trong ba lô của người lính có cả chiếc lọ hoa là chiếc vỏ đạn là kỷ vật về một thời không thể nào quên.
Chưng một cành mai vàng trên bàn, hay đặt một chậu mai trong nhà vào dịp Tết, là một tập tục đã có từ lâu đời của người miền Trung lan vào tận Miền Nam đã có cách đây hơn 50 năm, tục chưng mai vàng không phân biệt giàu nghèo. Nhìn những đóa mai vàng nở rộ trong tiết Xuân là cả một niềm hân hoan hạnh phúc như được thêm sự khích lệ và đủ đầy. Tôi cũng thích chưng mai vàng trong nhà trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Trước những năm 70 cứ tới ngày 20 tết là bà và mẹ lại nhắc tôi như để giao việc; lau dọn ban thờ và chọn cho được cành mai đẹp để chưng tết... Chợ An Túc (An khê) phiên chợ ngày giáp Tết khá đông, đi chợ những ngày này khá đông vui lắm không khí Têt như đang ùa về. H àng hóa bày bán ở đây tuy không phong phú nhưng đều mang đậm mùi vị của hương đồng cỏ nội, trong đó được kết tinh từ hồn quê, từ mồ hôi công sức của người dân thật thà chất phác nơi mãnh đất quê tôi. Ngày ấy hàng hoa tươi không nhiều, bà con chỉ bán các loại hoa ở địa phương trồng được mục đích dùng trong việc chưng thờ và phục vụ cho việc cúng lễ ; màu trắng tinh khôi và thơm ngát của hoa huệ, nhiều nhất là hoa cúc đủ màu; trắng, vàng, tím, hoa vạn thọ, hoa thược dược, có vài hàng bán loại hoa nở ngày với nụ hồng tròn bụ bẫm và xa xỉ nhất hoa lay ơn được các chủ hàng nhập về từ Đà lạt, với số lượng có hạn chỉ dành cho gia đình khá giả. Bà con đi chợ thích nhất là hàng bán dưa hầu, nhà mua ít nhất là một trái, nhiều hơn là vài ba trái để chưng bàn thờ trong ba ngày tết vì người dân muốn thể hiện tấm lòng với tổ tiên “xanh vỏ đỏ lòng”. Dưa được chất thành đống, trái nào trái nấy to tròn như quả bóng đá, có trái bự hơn đầu người nhìn rất bắt mắt. Nghe các thương lái họ bảo dưa này mua tận ruộng ở Hà tiên, dưa được trồng và bón bằng phân dơi, loại phân được người trồng dưa mua gom từ các đảo xa nơi có nhiều đàn dơi trú ngụ. Do vậy, chất lượng dưa khá ngon, ngọt, mùi thơm tự nhiên, khi cắn miếng dưa nghe ngòn ngọt và mát lịm thấu tận chân răng....
Ngày ấy chơi mai vàng thường là loại mai cành, mai mọc tự nhiên được chặt từ rừng về là cách chơi phổ biến (mai chậu rất hiếm ), Khoảng đầu tháng chạp các đầu nậu buôn mai đi đặt hàng, họ tỏa đi vào cá buôn làng của người dân tộc ít người vùng lân cận như: Cửu an, Tú Thủy, Đồng chè...để gom hàng và chuyển đi về vùng dưới xuôi. Cành mai có hoa đẹp nhất thuộc về những cành có xuất xứ từ rừng Mang Giang; nụ to, hoa lớn, năm cánh sắc vàng tươi rực rỡ. Tôi phải theo chân người thạo viêc để chọn mai và phải dạo thêm mấy phiên chợ mới chọn được cành mai ưng ý, rồi làm theo kinh nghiệm do người lớn chỉ bảo : Muốn giữ được hoa lâu tàn và nở rộ, gốc mai được chặt vát và thui gốc kỹ để giữ lại phần nhựa sống cho mai nuôi những đóa hoa con ươm nụ. Nếu không đốt kỹ có khi cả hoa lẫn nụ đều bị gục đầu vào ngày mồng một tết, thế là cả năm lãnh đủ vận xui. Không chỉ có thế !!! Phần sửa soạn cho cành mai đẹp là rất kỳ công, ngắm đi ngắm lại chán chê sau đó cắt bỏ một số cành con, đem thui phần gốc, rồi trịnh trọng cắm vào độc bình bằng vỏ đạn bố trí phải có những cành mai thường đua ra luôn hướng về phía cửa, khi người khách bước vào thăm nhà như được gia chủ dang tay chào đón.
Để ngắm được cành mai đẹp chơi Tết, phải cần đến chiếc lọ cắm hoa cỡ lớn, thường là lọ gốm sành sứ, thấp và miệng rộng, đầu tư mua cái lọ loại này là khá tốn kém, tình hình tài chính không cho phép. Thế là tôi chạy thẳng đến nhà thằng bạn xin chiếc vỏ đạn pháo 105 mm mà nó nhặt được ở sân bay Hòn Cong ở gần nhà, nó không dùng đang vứt lăn lóc ở ngoài hiên. Thế mà lại hay, buổi chiều hôm ấy tôi lấy cát mịn và tro nấu bếp, miệt mài chà lên chiếc vỏ đạn cho đến khi màu vàng của lớp thịt đồng dần dần hé lộ, tôi rất mãn nguyện về ý tưởng về chiếc bình cắm hoa. Mãi vài năm sau tôi dành được ít tiền chờ đến Tết, cầm vỏ đạn và nhờ bác thợ đánh bóng đồ đồng đánh sáng, toàn thân vỏ đạn lung linh một màu vàng sáng chói, soi rõ cả mặt người. Cùng màu sắc rực rỡ và màu vàng hoa mai bung nụ như thắp sáng cả gian phòng đang hoà vào không gian tĩnh lặng với hương khói nhang trầm, gian nhà như tươi mới hơn bao giờ hết, không khí Tết ngập tràn.
Điêu khác trên vỏ đạn pháo 105 ly, di vật chiến tranh từ chiến trường
Điện Biên Phủ với tên "Tự hào Việt Nam"
Bạn tôi về từ chiến trường kể lại, trong chiến tranh chiếc lọ hoa bằng vỏ đạn thường thấy: ở trận địa, trên hầm pháo hoặc bên nấm mồ chôn vội người bạn vừa mới qua đời và được xem là một kỷ vật thiêng liêng của tình đồng đội. Do vậy, nhiều người lính tiếp tục lưu giữ. Hành trang trở về với cuộc sống đời thường trong ba lô của người lính có cả chiếc lọ hoa là chiếc vỏ đạn là kỷ vật về một thời không thể nào quên.
TRẦN VIỆT .
Dep va khac dau vay a
ReplyDeletehình ảnh chỉ có tính minh họa, sưu tầm trên internet thôi bạn
Delete