Du xuân Gò Bồi (Tuy Phước, Bình Định)- Minh Triết
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
DU XUÂN GÒ BỒI (TUY PHƯỚC, BÌNH ĐỊNH)
"Dòng sông trôi lững lờ. Những con đò như đứng đợi. Ngày trở lại bao làn nắng. Đêm chở đầy muôn ánh trăng. Từ xa xôi tôi về, về thăm lại dòng sông" (về thăm lại tháp Bình Lâm). Tôi mang theo tình yêu tự đáy lòng..." ( Dòng sông thương nhớ - NS Châu Đức Khánh )
Tôi về thăm Gò Bồi vào một buổi chiều trời dịu mát, trong không khí mùa xuân còn phảng phất. Tôi về thăm với tất cả tình cảm tự đáy lòng của người phương xa, sự ngưỡng mộ, kính phục mảnh đất có duyên với thơ - nơi cư ngụ của gia đình nhà thơ, nhà soạn tuồng Đào Tấn. Nơi cận biển, ven sông có các nhà thơ lớn, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu chào đời và sống trọn thời niên thiếu. Cũng nơi đây, nhà thơ Hàn Mặc Tử từng chung sống với mẹ một thời gian dài để chữa bệnh ( nguồn Google )
Phố cổ Gò Bồi
Gò Bồi là xứ thơ lai láng, dạt dào.Ngay cả thức ăn cũng đi vào ca dao:
"Gò Bồi nước mắm thơm ngon / Ăn xong ba bữa còn thơm còn nồng"
Hay tình cảm của người dân khi xa quê vẫn dành nhiều tình cảm cho quê hương của mình.
"Lấy chồng xa em nhớ ba nhớ má /Nhớ chả Gò Bồi nên mãi về thăm"
"Bấy nhiêu năm Tuy Phước thỏa mong chờ
Giữa sóng lúa xanh cánh cò trắng muốt
Nghe trong gió lời ru từ thuở trước
Đến bây giờ lắng đọng bình yên"
(Tuy Phước trong trái tim ta - Nguyễn Thị Phụng )
Nghe bài hát và đọc bài thơ của những người con đã gắn bó, đã dành nhiều tình cảm dạt dào cho quê hương mình đã thúc dục tôi về thăm. Lần này về Qui Nhơn, sau khi ăn giỗ tuần một năm của ông anh trưởng tộc, tôi rủ Thành - người bạn thân thiết từ thời Trung Học - làm hướng dẫn viên. Bạn đồng ý và cùng đi. Bất ngờ có phone con gái, chiều đón cháu về giùm. Thế là một mình tôi trên chiếc Hon da rong ruổi, "cưỡi ngựa xem hoa"
Qua khỏi thị trấn Tuy Phước có con đường nhựa nhỏ đến Gò Bồi khoảng hơn 10 cây số. Hai bên đường là cánh đồng lúa xanh rì, những đàn cò trắng đang tìm mồi, dòng sông thơ mộng, một vùng quê bình yên, tĩnh lặng. Trên đường, theo bảng chỉ dẫn tôi lên thăm mộ cụ Đào Tấn. Mộ của ông nằm trên đồi cao, không gian quang đãng, vắng vẻ. Từ đây, ta có thể nhìn bao quát thị trấn, cánh đồng bao la, bát ngát và con sông Tranh nho nhỏ phía dưới. Đến Gò Bồi ta có dịp thấy những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm như Chùa Bà...là trung tâm "Đô thị Nước Mặn" được thành lập từ đầu thế kỷ XVII, nay thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang. Xa hơn nữa về hướng Phù Cát là Chùa Ông hay chùa Thiên Trúc nằm cạnh tháp Bình Lâm - một tháp cổ có kiến trúc được xem là nhỏ, xưa nhất Bình Định. Ngoài ra ta còn bắt gặp nhiều ngôi chùa nguy nga, đồ sộ khác mới hoặc đang xây dựng.
Tôi say mê nhìn đến ngớ ngẩn mà đến Gò Bồi lúc nào không hay. Sông Gò Bồi, hạ lưu sông Côn, qua mỗi địa phương có tên gọi khác nhau, lòng sông hẹp không như đoạn sông quê tôi. Sông chảy dài theo xã Phước Hòa, đổ về Đầm Thị Nại, ra biển.Sông Gò Bồi khi xưa sâu, là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa nên tàu thuyền trong nam, ngoài bắc, tây nguyên tấp nập vào neo đậu. Có thời nghĩa quân Tây Sơn dùng đường thủy này vận chuyển lương thực, thực phẩm , quân lính, vũ khí ...lên các căn cứ vùng Thượng, Hạ đạo. Gò Bồi, khi ấy là một thị trấn phồn vinh, là phố buôn bán của người Hoa, bán vải người Ấn Độ, nơi các cư dân khắp mọi miền đến làm ăn, sinh sống.Có lúc, người dân tự hào "đi đây đi đó không bằng cái xó Gò Bồi". Trải qua hàng bao thế kỷ, dòng sông bị vùi lấp dần, không còn cảnh sầm uất của phố thị, cảnh tấp nập "trên bến, dưới thuyền"ngày nào. ( nguồn Google )
Qua cầu, ngược dòng sông, nhà thờ đầu tiên tôi đến là nhà thờ Vĩnh Thạnh. Cũng như bao nhà thờ khác tôi qua như Nam Bình, Bắc Định, Gò Thị, một vài nhà thờ khác tôi quên tên...hầu hết đều có kiến trúc cổ kính, mộc mạc. Đường đến những nhà thờ này thường nằm cạnh bờ sông, có lúc phải qua con đường rất nhỏ, nằm trên các gò giữa sông nước, ruộng đồng mênh mông. Sỡ dĩ như thế vì Gò Bồi, nơi người công giáo đầu tiên đến, mở đầu hành trình truyền giáo tỉnh Bình Định, đã gặp khó khăn, trở ngại do lệnh cấm của triều đình nhà Nguyễn. Còn nhiều danh lam thắng cảnh khác xuôi về biển mà tôi chưa tham quan được như Nhà Tưởng niệm nhà thơ Xuân Diệu, Tiểu Chủng Viện Làng Sông.v.v..vì trời đã tối.
Chia tay Gò Bồi với lưu luyến, đầy cảm xúc như tìm lại giây phút thư thái, tâm hồn thanh thản giữa không gian ấm áp mùa xuân này.
Gò Bồi ơi! Hẹn gặp lại!
"Dòng sông trôi lững lờ. Những con đò như đứng đợi. Ngày trở lại bao làn nắng. Đêm chở đầy muôn ánh trăng. Từ xa xôi tôi về, về thăm lại dòng sông" (về thăm lại tháp Bình Lâm). Tôi mang theo tình yêu tự đáy lòng..." ( Dòng sông thương nhớ - NS Châu Đức Khánh )
Tôi về thăm Gò Bồi vào một buổi chiều trời dịu mát, trong không khí mùa xuân còn phảng phất. Tôi về thăm với tất cả tình cảm tự đáy lòng của người phương xa, sự ngưỡng mộ, kính phục mảnh đất có duyên với thơ - nơi cư ngụ của gia đình nhà thơ, nhà soạn tuồng Đào Tấn. Nơi cận biển, ven sông có các nhà thơ lớn, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu chào đời và sống trọn thời niên thiếu. Cũng nơi đây, nhà thơ Hàn Mặc Tử từng chung sống với mẹ một thời gian dài để chữa bệnh ( nguồn Google )
Phố cổ Gò Bồi
Gò Bồi là xứ thơ lai láng, dạt dào.Ngay cả thức ăn cũng đi vào ca dao:
"Gò Bồi nước mắm thơm ngon / Ăn xong ba bữa còn thơm còn nồng"
Hay tình cảm của người dân khi xa quê vẫn dành nhiều tình cảm cho quê hương của mình.
"Lấy chồng xa em nhớ ba nhớ má /Nhớ chả Gò Bồi nên mãi về thăm"
"Bấy nhiêu năm Tuy Phước thỏa mong chờ
Giữa sóng lúa xanh cánh cò trắng muốt
Nghe trong gió lời ru từ thuở trước
Đến bây giờ lắng đọng bình yên"
(Tuy Phước trong trái tim ta - Nguyễn Thị Phụng )
Nghe bài hát và đọc bài thơ của những người con đã gắn bó, đã dành nhiều tình cảm dạt dào cho quê hương mình đã thúc dục tôi về thăm. Lần này về Qui Nhơn, sau khi ăn giỗ tuần một năm của ông anh trưởng tộc, tôi rủ Thành - người bạn thân thiết từ thời Trung Học - làm hướng dẫn viên. Bạn đồng ý và cùng đi. Bất ngờ có phone con gái, chiều đón cháu về giùm. Thế là một mình tôi trên chiếc Hon da rong ruổi, "cưỡi ngựa xem hoa"
Qua khỏi thị trấn Tuy Phước có con đường nhựa nhỏ đến Gò Bồi khoảng hơn 10 cây số. Hai bên đường là cánh đồng lúa xanh rì, những đàn cò trắng đang tìm mồi, dòng sông thơ mộng, một vùng quê bình yên, tĩnh lặng. Trên đường, theo bảng chỉ dẫn tôi lên thăm mộ cụ Đào Tấn. Mộ của ông nằm trên đồi cao, không gian quang đãng, vắng vẻ. Từ đây, ta có thể nhìn bao quát thị trấn, cánh đồng bao la, bát ngát và con sông Tranh nho nhỏ phía dưới. Đến Gò Bồi ta có dịp thấy những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm như Chùa Bà...là trung tâm "Đô thị Nước Mặn" được thành lập từ đầu thế kỷ XVII, nay thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang. Xa hơn nữa về hướng Phù Cát là Chùa Ông hay chùa Thiên Trúc nằm cạnh tháp Bình Lâm - một tháp cổ có kiến trúc được xem là nhỏ, xưa nhất Bình Định. Ngoài ra ta còn bắt gặp nhiều ngôi chùa nguy nga, đồ sộ khác mới hoặc đang xây dựng.
Tôi say mê nhìn đến ngớ ngẩn mà đến Gò Bồi lúc nào không hay. Sông Gò Bồi, hạ lưu sông Côn, qua mỗi địa phương có tên gọi khác nhau, lòng sông hẹp không như đoạn sông quê tôi. Sông chảy dài theo xã Phước Hòa, đổ về Đầm Thị Nại, ra biển.Sông Gò Bồi khi xưa sâu, là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa nên tàu thuyền trong nam, ngoài bắc, tây nguyên tấp nập vào neo đậu. Có thời nghĩa quân Tây Sơn dùng đường thủy này vận chuyển lương thực, thực phẩm , quân lính, vũ khí ...lên các căn cứ vùng Thượng, Hạ đạo. Gò Bồi, khi ấy là một thị trấn phồn vinh, là phố buôn bán của người Hoa, bán vải người Ấn Độ, nơi các cư dân khắp mọi miền đến làm ăn, sinh sống.Có lúc, người dân tự hào "đi đây đi đó không bằng cái xó Gò Bồi". Trải qua hàng bao thế kỷ, dòng sông bị vùi lấp dần, không còn cảnh sầm uất của phố thị, cảnh tấp nập "trên bến, dưới thuyền"ngày nào. ( nguồn Google )
Qua cầu, ngược dòng sông, nhà thờ đầu tiên tôi đến là nhà thờ Vĩnh Thạnh. Cũng như bao nhà thờ khác tôi qua như Nam Bình, Bắc Định, Gò Thị, một vài nhà thờ khác tôi quên tên...hầu hết đều có kiến trúc cổ kính, mộc mạc. Đường đến những nhà thờ này thường nằm cạnh bờ sông, có lúc phải qua con đường rất nhỏ, nằm trên các gò giữa sông nước, ruộng đồng mênh mông. Sỡ dĩ như thế vì Gò Bồi, nơi người công giáo đầu tiên đến, mở đầu hành trình truyền giáo tỉnh Bình Định, đã gặp khó khăn, trở ngại do lệnh cấm của triều đình nhà Nguyễn. Còn nhiều danh lam thắng cảnh khác xuôi về biển mà tôi chưa tham quan được như Nhà Tưởng niệm nhà thơ Xuân Diệu, Tiểu Chủng Viện Làng Sông.v.v..vì trời đã tối.
Chia tay Gò Bồi với lưu luyến, đầy cảm xúc như tìm lại giây phút thư thái, tâm hồn thanh thản giữa không gian ấm áp mùa xuân này.
Gò Bồi ơi! Hẹn gặp lại!
Minh Triết
0 Comment: