Đọc "Dấu hỏi" của Đặng Xuân Xuyến- Bùi Đồng
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
ĐỌC “DẤU HỎI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
DẤU HỎI
- Tặng T.T -
Rau trên luống
chắc gì
rau sẽ sạch
Người thôn quê
đâu hẳn
đã chân quê
Rượu ngàn trận
chửa tin
là tình bạn
Ngủ mòn giường
chưa dám
gọi tình nhân.
Hà Nội, 21 tháng 02.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Bây giờ khó mà tìm được cái gì đúng nghĩa lắm. Cái băn khoăn của tác giả, sự nghi ngờ cứ ăn mòn chân giá trị. Thôi thì đành gạn đục mà khơi trong vậy!
Trong muôn vàn cái giả thế nào chả có cái thật. Ngay cả bài thơ này cũng vậy, cái giả tạo, cái xấu được bầy ra còn cái chân, cái đẹp được giấu kín trong câu chữ. NÓ bắt buộc người đọc phải tìm tòi, chắt lọc để ngộ ra sự thật đáng yêu nằm trong cái bất bình thường vốn có.
Rau sạch, chân quê, rượu ngon, tình bạn, tình nhân... từ vật chất đến tình cảm cứ tăng dần theo sự hoài nghi của tác giả đang trong tâm trạng bất mãn nhưng được diễn đạt bằng cách triết lý mà chẳng khô khan, độc giả chấp nhận ngay được, chính điều này làm bài thơ thu hút hơn và hay hơn dù tác giả chả cần dùng mỹ từ, thủ pháp gì cả.
Thơ là vậy, đỏng đảnh là vậy! Tác giả có cố gắng tìm từ hay ý lạ bao nhiêu thì người đọc lại thấy nó phồm phộp vô hồn và trơn tuột đi chả đọng lại gì.
Bài thơ này thì khác, mộc mạc như đang khề khà phê phán về cái xã hội hiện nay qua tiếng rít điếu cầy với làn khói khoái trí của một lão nông chân quê chính hạng.
Tác giả khôn lắm, cái khôn được chắt lọc qua bao lần dại nhỡ! Chỉ vài câu đơn giản thôi đã thu lòng độc giả và đẩy cái hay, cái đẹp, cái chân thực về phía người đọc, bắt họ tự tìm tòi trong muôn vàn điều chưa đẹp để nảy ra hạt xoàn lấp lánh trong cát bụi cuộc đời.
Đầu năm đọc bài thơ có vẻ chua chát nhưng vẫn thấy bùi ngọt trong lòng. Cám ơn tác giả!
DẤU HỎI
- Tặng T.T -
Rau trên luống
chắc gì
rau sẽ sạch
Người thôn quê
đâu hẳn
đã chân quê
Rượu ngàn trận
chửa tin
là tình bạn
Ngủ mòn giường
chưa dám
gọi tình nhân.
Hà Nội, 21 tháng 02.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Bây giờ khó mà tìm được cái gì đúng nghĩa lắm. Cái băn khoăn của tác giả, sự nghi ngờ cứ ăn mòn chân giá trị. Thôi thì đành gạn đục mà khơi trong vậy!
Trong muôn vàn cái giả thế nào chả có cái thật. Ngay cả bài thơ này cũng vậy, cái giả tạo, cái xấu được bầy ra còn cái chân, cái đẹp được giấu kín trong câu chữ. NÓ bắt buộc người đọc phải tìm tòi, chắt lọc để ngộ ra sự thật đáng yêu nằm trong cái bất bình thường vốn có.
Rau sạch, chân quê, rượu ngon, tình bạn, tình nhân... từ vật chất đến tình cảm cứ tăng dần theo sự hoài nghi của tác giả đang trong tâm trạng bất mãn nhưng được diễn đạt bằng cách triết lý mà chẳng khô khan, độc giả chấp nhận ngay được, chính điều này làm bài thơ thu hút hơn và hay hơn dù tác giả chả cần dùng mỹ từ, thủ pháp gì cả.
Thơ là vậy, đỏng đảnh là vậy! Tác giả có cố gắng tìm từ hay ý lạ bao nhiêu thì người đọc lại thấy nó phồm phộp vô hồn và trơn tuột đi chả đọng lại gì.
Bài thơ này thì khác, mộc mạc như đang khề khà phê phán về cái xã hội hiện nay qua tiếng rít điếu cầy với làn khói khoái trí của một lão nông chân quê chính hạng.
Tác giả khôn lắm, cái khôn được chắt lọc qua bao lần dại nhỡ! Chỉ vài câu đơn giản thôi đã thu lòng độc giả và đẩy cái hay, cái đẹp, cái chân thực về phía người đọc, bắt họ tự tìm tòi trong muôn vàn điều chưa đẹp để nảy ra hạt xoàn lấp lánh trong cát bụi cuộc đời.
Đầu năm đọc bài thơ có vẻ chua chát nhưng vẫn thấy bùi ngọt trong lòng. Cám ơn tác giả!
Thành Nam, 21tháng 02.2018
BÙI ĐỒNG
0 Comment: