Vài suy nghĩ khi đọc truyện ngắn "Đùa của tạo hóa" của Phạm Hoa- Đặng Xuân Xuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Vài suy nghĩ khi đọc truyện ngắn ĐÙA CỦA TẠO HÓA của Phạm Hoa
1- Đùa của tạo hoá (Truyện ngắn Phạm Hoa)
Quê hương tôi, từ xưa thường có câu: trai núi Để, gái làng Đông. Các cụ chỉ nói vắn tắt: con gái ở đó đĩ thoã. Tôi không đồng tình với cái nhìn dân dã đó. Thực chất là nhựa sống tràn trề trong cơ thể các thiếu nữ – bản năng sinh tồn của họ. Ở cái làng thật lạ. Cô gái nào cũng xinh đẹp, đẫy đà, hấp dẫn một cách gợi tình.
Tôi có quen Loan, một cô gái làng Đông điển hình. Từ những ngày nhỏ, cô đã trội hẳn so với bọn con gái cùng lứa. Hình hài cân đối, trắng trẻo, cô còn hơn đứt bạn ở đôi mắt xanh nhìn mãi không tới đáy! Con bé sẽ sung sướng. Nhiều người nghĩ như vậy. Cũng không ít người ngờ vực. Hình như cái gì “quá” cũng hỏng! Mặc cho mọi lời bàn bạc, Loan vẫn lớn lên, xinh đẹp, tự nhiên, bình dị như cỏ cây. Mẹ cô nhiều lúc nghe ngóng qua thiên hạ, mà nghi ngại. Con bé nó làm sao ấy! Có lần nó ra thị xã bà còn lấy than bôi vào mặt. Cô Loan cười rất tươi, nhưng trong bụng thì chê mẹ lẩm cẩm. Ai lại thế! Nhưng bà cương quyết hơn trong việc bắt con bé mặc quần áo vá khi đi dân công đắp đê.
Con sẽ sung sướng cho mẹ xem! Loan đinh ninh như vậy. Cô xinh đẹp mới là một điều kiện. Cô còn cảm thấy như vậy nữa. Chắc chắn là khác! Bao nhiêu lần chơi trò công chúa, vô tình nhưng cô đều bắt thăm được cả. Vận may có dành cho đứa nào trong đám đông ấy đâu. Và ngay lúc này thôi – Loan đã hoàn toàn là một thiếu nữ, cô đang đi trên đường cái. Trước mặt cô là bóng người không rõ đàn ông hay đàn bà. Cô mỉm cười và chơi trò may rủi. “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều...” bài lạy khá quen thuộc của cô. Cô nguyện thầm: Nếu người đang đi về phía tôi là đàn ông, thì các đấng thần linh trên cao xa hãy chứng giám cho con được sung sướng... Con cũng đoán cái bóng đang đi là đàn ông. Sau đó, cô choàng mở to mắt. Bóng người mà cô đoán đã lại gần. Nhưng sao thế này: con người đi qua mặt cô có nét của đàn bà trên mặt. Nhưng chân tay và dáng đi thì không! Cô chợt hoang mang... Đây là một người đàn ông! Tóc, gò má, dáng đi rắn rỏi. Nhưng ngực ông ta lại lùm lùm thế kia? Loan ngoái lại, cứ cố khẳng định mình đúng.
Càng ngày, càng có người đơm đặt Loan cho con em mình. Họ vào tận nhà làm quen. Họ đánh tiếng...
Trong số những kẻ đánh tiếng giành Loan cho con mình có bà Thuận, vợ đại tá Lý, liệt sĩ. Nói đến bà Thuận, vùng tôi ai cũng biết. Đó là người đàn bà đẫy đà, da dẻ tươi tốt, tính tình xởi lởi. Bà nổi tiếng bởi đẹp; bởi là vợ đại tá. Ngày đó, vùng tôi chỉ mỗi ông Lý là cán bộ cao cấp quân đội. Bà còn có tiếng bởi sự gia giáo, thủ tiết thờ chồng, dạy thằng Tuấn trưởng thành. Thằng Tuấn, con trai của bà và ông Lý, đẹp như cái mầm cây. Tuổi con nít, Tuấn vừa có dấu hiệu lêu lỏng, bà đã phải nhờ ông chú đánh cho nó một trận. Trận đòn quá tay, hơn với sự hình dung của bà Thuận. Thành thử thằng bé chết khiếp. Bà Thuận giận ông chú, nhưng bấm bụng chịu. Cứ thế, Tuấn lớn lên rồi vào đại học. Cha là liệt sĩ, Tuấn được miễn giảm nghĩa vụ. Bà Thuận đánh tiếng là đánh tiếng cho Tuấn. Một thanh niên đẹp trai, cao lớn lại xuất thân từ gia đình có nguồn gốc chính trị và kinh tế vững chắc như thế thì cả vùng ai còn bì kịp.
Bà Thuận cũng tin như vậy. Do đó, bà tìm hiểu tính tình con bé. Biết nó tốt bụng, dễ tính cũng là được. Ngủ dậy muộn, thì chả lo. Miễn có người con gái khoẻ, tốt tính, về nhà, bà rèn sau.
Một hôm, bất ngờ bà gặp Loan đi cùng đường. Bà biết nó, chứ nó đâu biết bà. Bà chủ động lùi lại phía sau để xem người con bé. Bà đã nhìn thật kỹ vai, hông, chân con Loan. Dáng đi của con bé thật mềm mại, uyển chuyển. Eo thắt lại nhưng đến mông thì phình ra, tròn trịa gọn gàng. Với con mắt thật tinh đời, bà biết đây là con mái tốt. Da dẻ mát mẻ, dáng đi thoải mái, không vướng víu gò bó thì có lợi cho việc sinh nở.
Nhưng tận sâu trong cảm giác, bà Thuận vẫn còn lấn cấn. Có một cái gì đó chưa được rõ, chưa chắc chắn. Là người đàn bà sắc sảo, giỏi giang, tự tin vào hiểu biết của mình, bà cả Thuận nhận ra rằng, chưa nên vội vàng kết luận.
Thiên hạ đồn đại không sai: bà Thuận quả là đáo để. Bà vừa có một quyết định táo bạo: phải xem lại người con bé một lần nữa. Xem trong tư thế con bé trần truồng: chủ yếu bà muốn xem ngực nó. Đối với bà, ngực chứa toàn bộ cái tốt xấu, hay dở của một đứa con gái. Nếu ở ngực, khoảng cách hai vú hẹp, thì người đó sức khoẻ yếu. Khoảng cách giữa hai vú rộng, đầu vú vểnh ngang thì cô gái ấy khó dạy như con ngựa bất kham. Còn nếu hai đầu vú nằm ngay ngắn chĩa thẳng vào mắt ta, cô gái ấy là vàng. Người như vậy sẽ trung thực, ngay ngắn, không biết làm điều xấu, điều ác. Ấy là chưa kể đầu vú to hay nhỏ, đỏ hay đen, tròn hay méo. Đầu vú nhỏ, màu hồng, cô gái ấy dẻo người, mềm tính, nuôi con khéo léo. Vô phúc cô nào đầu vú đã đen, lại to, lại méo, tính tình vụng về, đụng đâu vỡ đấy, làm gì hỏng việc ấy, nuôi con không sài đẹn cũng chậm lớn. Cô gái nào như vậy, mặt có đẹp như vầng trăng cũng xin vái chịu! Bà Thuận đinh ninh điều mình nghĩ là có thật. Hình như bà ngoại dạy bà thế, vì bà cũng chiêm nghiệm như thế. Rồi bà xuống làng Đông gặp bà bạn. Bà này là dì của Loan. Vừa nghe xong, người bạn của bà Thuận trố mắt ngạc nhiên. Nhưng bị nài, bị ép, lại nể bạn, dì của Loan cũng thuận lòng.
Hôm ấy, Loan sang nhà dì giúp sửa cái chuồng lợn. Gần trưa, nhỡ tay, dì làm vỡ cái vại đựng nước tiểu. Cô bé kêu ré lên! Nước tiểu bắn tung toé vào cả người dì và cháu. Loan vẩy tay, ái ngại nhưng cười rất vui. Nghe lời dì, cô săm sắn đi ra ao để tắm gội.
Vườn vắng lặng. Ao nước trong vắt. Chỉ có con chim vàng anh nhảy nhót trên cành xoan. Loan chợt mỉm cười khi thấy khuôn mặt của mình in trên mặt gương sáng loáng. Cô đưa mắt nhìn quanh trước khi lội xuống nước. Một thoáng nghi ngại lẫn thích thú. Ùm! Nước bắn lên tung toé.
Từ sâu trong bụi mía, tim bà Thuận đập thổn thức. Mặt bà có vẻ đăm chiêu. Bà đã thấy được tất cả những gì cần thấy. Con bé có đủ ba cái đen và cả ba cái đỏ. Các cụ bảo như vậy thì tốt lắm. Bà thấy yên tâm về Loan. Nó cũng chỉ như bà ngày xưa là cùng! Có khi còn thua kém. Và hình như bà Thuận thấy nao nao. Bà thấy mệt mỏi và buồn xỉu. Từ sâu trong cõi vô thức bà chợt thấy mênh mang... mênh mang...
Đại tá Lý từng là người đàn ông mẫu mực về mọi phương diện. Thân thể ông cũng cường tráng khó ai bì. Và như thế ông cũng mới lấy được chị Thuận đẹp có tiếng. Hai người từng có trên mười năm đầy đặn, hạnh phúc không chê vào đâu được. Sau khi chồng hy sinh, có đau đớn, có tự hào, nhưng bà Thuận gầy rộc đi. Phải một năm, bà mới gượng dậy được. Giống cái cây bị bão quật, bà lại mọc cành, trổ hoa, tươi xanh. Thời gian ngắn, bà lại lấy lại phong độ cũ: đẫy đà, hồng mượt, ung dung, đĩnh đạc. Bà lại đẹp vẻ đẹp riêng: hấp dẫn và bề thế. Phảng phất nét quý phái. Nhưng đấy là bề ngoài. Số phận lại đặt cược để trêu chọc. Bốn mươi tuổi, bà Thuận đương bước vào độ tái xuân. Toàn bộ sinh lực được huy động, được sử dụng. Thành thử thân thể bà càng đẹp ra, hai mắt long lanh. Nói theo lối nói các nhà sinh học thì đó là tiếng hót của con mái, tín hiệu phát ra để tìm tín hiệu!
Ngoại tình thì không bao giờ. Dứt khoát là như vậy. Nhưng bà vẫn thường mơ ông Lý về. Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự. Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực va chạm, xoắn xiết lấy nhau. Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hoá: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động. Nhiều lúc người đàn bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hoá nào đã buông tha! Có sự tính toán nào cân đong nổi được sự mất mát này chăng? Và bao giờ cũng vậy, tưởng đến tột đỉnh sự mãn nguyện, số phận lại thức tỉnh bà. Có lẽ phải nửa phút gì đó, bà Thuận mới ngơ ngác nhận ra mình vừa qua giấc ngủ. Bà giật thót tim khi thấy bóng người đàn ông lù lù tiến tới. Những bốn người. Thì ra họ có mặt trong nhà từ lúc nào đó. Bốn bóng đen im lặng từ từ tiến lại. Đồ đểu! Đồ ăn cắp! A...! Bà kêu lên khiếp đảm. Nhưng ngay lúc đó, bà biết mình nhầm. Không có ai khác ngoài bà. Bốn cây cột nhà lặng lẽ, vô tri vô giác được rọi qua ánh trăng xanh lét rõ mồn một.
Đó là đêm! Còn ngày, bà lại nghiêm ngắn chững chạc, bề thế. Đố thiên hạ bắt gặp bà có ánh mắt lẳng lơ, đa tình hay có một câu đùa sàm sỡ. Trừ một lần. Tất nhiên là không ai biết. Đêm trăng vằng vặc! Ôi những đêm trăng chết tiệt bao giờ cũng gợi tình, hướng người ta, bao che và dụ dỗ người ta vào chuyện nhố nhăng. Thoạt đầu tiếng sáo trúc thoang thoảng. Thật chỉ nghe không rõ, tiếng sáo lại chìm đi. Hình như theo gió, tiếng sáo lại hiện lên hết sức vu vơ. Bà thừa biết tiếng sáo ấy của ai! Lão Hoành thợ đấu. Một gã tay vo miệng lốm, dỡ nhà để ăn. Nhưng người lão đậm chắc như được làm bằng lim bằng sến. Có lần nào đó, bà Thuận đã trông thấy hai chân lão đen dài, chắc nịch, đánh đều đều trên đường. Đúng như vậy, có một lần! Lão Hoành ở một mình, không có vợ, nhưng đã ăn nằm với khối đứa con gái dễ dãi đĩ thoã trong làng. Cũng là một thằng mất dạy! Tiếng sáo lại hiện lên hết sức vu vơ. Mặt lão Hoành thì xấu, đầu óc lại đần độn. Nghe đâu đi lính, tập bắn súng mãi không thuộc, phải loại về. Đúng là thứ đầu óc ngu si tứ chi phát triển. Cái khoản kia hẳn vung vãi cho khắp thiên hạ. Gió chợt đưa tiếng sáo dội lên vu vơ nhưng da diết một cách kỳ lạ. Thậm chí có thể tưởng, tiếng sáo được thổi ngay ở đầu ngõ. Ngọn cau chợt rung đành đạch. Trăng vẫn xanh lét. Bà Thuận nhổm dậy. Bà đi ra ngõ. Tất nhiên vẫn đàng hoàng, chững chạc. Có lẽ phải nhờ cái lão này sửa lại chỗ góc nhà bị dột! Nhưng sao lại đi đêm hôm? Ban ngày gặp hắn làm sao được? Bà Thuận vững dạ hơn khi tìm được cái lý để đàng hoàng.
Bà đã đi vào sân nhà lão. Mạnh dạn và dứt khoát, bà đến để có việc thuê lão Hoành. Bà đã thấy lão. Cái khối đen chắc nằm dài ở chiếu. Bà đã chạm phải cái mùi đàn ông, quen thuộc, nhưng hơi gắt, đậm của lão. Có gì không chị? Tôi nhờ anh sửa cái mái nhà bị dột. Lão Hoành cười, hàm răng trắng nhởn, đần độn. Mùi đàn ông trong cơ thể sến lim của lão Hoành lại bốc lên. Một phút bối rối. Nhưng bản lĩnh và đức hạnh của bà Thuận chợt lên tiếng. Thoả thuận xong với lão, bà Thuận bước từng bước dứt khoát ra ngõ. Đi như trôi về nhà, tiếng sáo của lão Hoành lại vu vơ vu vơ đến phát điên lên được. Sao đàn ông mùi mồ hôi lại giống nhau thế? Từng có lúc bà úp mặt vào ngực ông Lý. Cái mùi nồng nồng quen quen thấm sâu vào bà, có lúc khó chịu, nhưng bây giờ, bà đang nhớ, thậm chí đang khổ sở vì nó.
Sáng hôm sau, lão Hoành đến. Bà Thuận vẻ mặt lạnh tanh kẻ cả. Bà mở cửa cho gã đàn ông vào nhà. Bà đang cố chống lại chính mình. Nhưng cái mùi ấy – mùi con đực chính cống lại phảng phất ngay sát bên cạnh. Trái tim bà như bị lục dậy, được khởi động. Thân thể bà nóng dần lên. Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô ý thức. Chỗ này này. Rồi bà kéo gã vào sâu nữa gian trong. Nơi tối tăm và sực mùi ẩm mốc, mùi gỗ mọc. Vai bà chạm phải lão. Sự đụng chạm ít ỏi ấy khiến bà thở dốc! Cái mùi đàn ông đậm một cách gay gắt. Vú bà chợt quệt vào cùi tay lão Hoành. Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một sự dễ chịu. Bà muốn buông thả theo dòng nước. Tạo hoá vẫn không tha, vẫn dử mồi vờn bà, giễu cợt và hành hạ con người. Tim bà đập mạnh. Hơi thở ngợp trong lồng ngực. Hình như lão Hoành ngửi thấy cái mùi ấy. Mùi con mồi chín nẫu. Lão quay lại cười nhăn nhở: cho rờ cái! Lão nói rồi cầm ngay lấy tay bà Thuận. Lập tức bà Thuận tỉnh như sáo: ấy chết... đừng có vớ vẩn.
Chính đêm đó, không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã. Chính nó tiễn đưa bà êm đẹp không tai tiếng gì qua tuổi tái xuân rực rỡ, cháy đỏ.
Thêm hai tuổi, bà Thuận chợt thấy nực cười! Bà đã qua hẳn dòng sông dục tình cuồn cuộn tạo hoá bày đặt để đùa dỡn với con người. Kể từ đó, bà thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Bà tự hào về mình. Trong vùng người ta đua nhau ngợi khen bà trong sạch thủ tiết với chồng. Bà mỉm cười thừa nhận sự danh giá đó. Bà vẫn giữ phong độ ung dung thư thái.
Và lúc này, bà đang kén vợ cho thằng Tuấn.
Nghỉ hè, Tuấn đang dội ào ào nước lên đầu. Mẹ đủng đỉnh bảo:
– Tối nay, con có việc đi với mẹ đấy – Không nói nhiều và không phải bàn. Bà ra lệnh để Tuấn biết thu xếp. Anh chàng sinh viên đẹp trai ấy ngớ ra.
– Đi đâu hả mẹ?
Đủng đỉnh nhưng vẫn tươi tắn, bà mẹ nhắc lại:
– Đi có việc.
Bỏ mẹ! Tuấn thầm chột dạ. Tối nay anh đã có hẹn. Nói dối mẹ chăng? Không được! Có trời cũng không lừa bà được. Rồi anh tự thu xếp: đầu tối đi với mẹ. Sau một lát ở đó, anh sẽ đến gặp người bạn tình của mình. Người bạn tình anh vừa biết tên. Số phận đã dun dủi cô đến với anh. Tuy mới gặp nhưng hai cái nhìn đã nóng bỏng như có lửa. Cô thổn thức nhưng đầy sự e ngại. Đấy mới là cuộc gặp chủ yếu của đợt nghỉ hè này. Niềm vui, sự hy vọng của anh. Còn mẹ, hẳn lại dắt đến một con bé nào đó! Chiều bà thôi, ta sẽ thu xếp sau.
Hôm qua, đang trên đường về nhà, tự nhiên nghe tiếng đánh đoàng một cái. Quay lại Tuấn đã gặp cô thiếu nữ ấy cúi xuống bên lốp xe bị nổ. Anh sửng sốt: quê anh sao lại có người hoàn hảo như vậy! Gương mặt trái xoan, mái tóc mềm bay loã xoã. Vẻ đẹp trẻ trung và hoàn hảo. Một thoáng lưỡng lự, Tuấn xuống xe để giúp đỡ cô bé. Cái nhìn đầu tiên khiến Tuấn không thể nào bình thường được. Có thể ví cái nhìn mạnh như một tia chớp, gây sự bùng nổ khác thường trong anh. Cái nhìn ấy sáng loé lên, e lệ, có chứa cả thiện ý lẫn sự rụt rè bối rối. Sau đó Tuấn đã vận động cô gái ngồi lên sau xe. Anh đã làm công việc cồng kềnh, phức tạp chưa ai dám. Vừa dắt xe, vừa đi xe, vừa lai cô gái. Hai người đã “chết” vì nhau từ phút đầu tiên. Tình yêu của tuổi trẻ là như vậy. Nó bốc cháy tự nhiên và được thừa nhận từ phút đầu. Tên em là gì? Tuấn hỏi cô gái. Thanh! Cũng rụt rè, nhỏ nhẹ, cô bé đáp. Hình như cô vẫn giữ lại một sự phòng thủ hờ hững. Em ở làng nào? Làng Xuân. Cô gái đã nói dối Tuấn. Khi đưa tới làng Đông, thấy cô dắt xe vào ngõ có cây gạo, Tuấn mới mỉm cười nhận ra sự nói dối của cô gái. Tuy thế, cô vẫn lặng lẽ gật đầu hai mắt long lanh đồng ý cho anh chàng tới chơi. Suốt một ngày đêm, Tuấn hồi hộp chờ cuộc gặp lại với Thanh.
Bà Thuận cũng đưa Tuấn xuống làng Đông. Khi bà rẽ vào ngõ có cây gạo anh đã chột dạ. Không có lẽ cô Loan mẹ giới thiệu lại cùng nhà với Thanh? Trớ trêu thay, tạo hoá lại một lần nữa tạo nên sự trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ lùng. Khi bà mẹ trong nhà gọi Loan bê nước cho khách thì tim Tuấn như ngừng đập. Cô gái sẽ xuất hiện trước hai mẹ con là ai đây? Loan hay Thanh? Rồi cô gái từ từ đi ra. Chính là Loan. Bối rối, nhưng sung sướng chan chứa trong ánh nhìn, cô bé lướt mắt qua Tuấn. Lễ phép chào mẹ, chào anh, khoảng một phút gì đó, lui vào nhà. Thì ra Loan nói dối Tuấn. Tên cô không phải là Thanh.
Sau này khi thuộc về nhau Loan nói: em yêu anh ngay từ lần gặp đầu tiên. Tuấn đáp: anh cũng thế. Họ vùi người vào nhau. Tuấn tận hưởng sự thơm tho tuyệt vời của trái đời dành riêng cho anh. Hôn lên mặt, lên mắt, lên tóc, vào gáy, vào ngực. Tuấn vẫn thấy khao khát, chưa thoả. Anh ôm riết lấy Loan vào lòng. Hình như anh cảm thấy sẽ có một lực lượng nào đó sẽ cướp mất Loan của anh. Vì thế, phần nhiều thời gian anh dành cho Loan. Anh còn có ý tranh thủ, gấp gáp tận hưởng sự ngọt ngào có được từ Loan.
Mặc Tuấn vòi vĩnh đòi được thoả mãn cái việc ấy. Loan cốc vào đầu giễu cợt cảnh cáo. Anh vẫn như con thú say máu đến ngơ ngác. Lần đầu tiên bà Thuận cáu với Tuấn:
– Con phải sống cho điều hoà đứng đắn. Dạo này mẹ thấy con có vẻ buông thả!
Bà Thuận gay gắt cảnh cáo Tuấn. Yêu con, bà lo cho nó, thật sự. Thân thể thằng bé hao đi đến một nửa. Bà xót xa chăm sóc Tuấn. Có đêm bà còn lặng lẽ ngồi bên đứa con trai, dùng khăn thấm từng giọt mồ hôi cho nó. Chợt bà nhận ra một điều: sự hấp dẫn chết người của con Loan làm hao kiệt Tuấn chứ ai? Mặc cho việc chuẩn bị đám cưới vẫn tiến hành, trong sâu xa, bà Thuận chợt thấy một con Loan như mụ phù thuỷ vậy. Chính nó, cái con bé bà đã lựa chọn ấy, hãm hại thằng Tuấn chứ ai!
Đám cưới khá to.
Người giúp việc cuối cùng ra khỏi nhà trả lại sự ắng lặng vốn có. Tuấn rửa mặt mũi, chân tay sắp sửa đi ngủ. Bên trong cánh cửa buồng kia Loan đang chờ anh. Giới hạn cuối cùng bao nhiêu lần định phá mà không phá được đang chờ anh. Sự nguyên vẹn trinh trắng của người vợ yêu quý đang chờ đợi. Giây phút đẹp nhất trong đời một con người đang đến từ từ trong đêm nay. Loan sẽ không cốc vào đầu, hoặc không cưỡng được nữa. Hai người chỉ chờ đợi đến nín thở giây phút này thôi.
Phơi khăn mặt, giục mẹ đi ngủ, Tuấn vừa bước vào hướng cửa buồng thì có tiếng gọi:
– Tuấn.
– Dạ.
– Lại đây.
Tiếng gọi nghiêm trang dứt khoát của bà mẹ khiến Tuấn như sực tỉnh.
– Có gì à mẹ.
– Có.
Mẹ anh vẫn ung dung, thư thái ngồi trên sập gụ. Bà chưa có ý gì đi ngủ. Tư thế của bà chuẩn bị cho cuộc nói chuyện dài. Tuấn tỏ vẻ sốt ruột.
– Ngồi xuống đây.
Mẹ anh nói bình tĩnh, đầy quyền uy. Bà vừa nhai trầu, vừa ngẫm nghĩ. Vẻ mặt của bà sâu xa; nghiêm khắc, âm thầm và rõ ràng không nhiều niềm vui như ngày trước. Anh vội, còn bà thì thong thả, đĩnh đạc.
– Có gì không hở mẹ?
– Có.
Bà vẫn không thèm nói ngay. Đó cũng là cung cách giao tiếp của bà. Không bao giờ vội. Bà để cho người được giao tiếp phải chờ đợi, mệt mỏi, thậm chí bẳn cáu. Bà không thèm quan tâm. Cuối cùng bà Thuận lên tiếng:
– Mẹ có chuyện với anh thế này. Hạnh phúc là về lâu về dài. Mẹ muốn anh phải giữ gìn, đừng có dốc, đừng có cố quá. Các cụ dạy đa dâm thì hại thận! Con phải coi chừng! Yêu ai cũng vậy, phải có liều, có độ. Phải biết chăm đến mình. Có còn cái thân mình thì mới còn sự sống, còn vui còn buồn, còn mẹ còn con. Mẹ khuyên con chỉ một lần thôi đấy. Quá đi là không có được.
– Vâng ạ.
Tuấn trở vào buồng. Bà Thuận nhìn theo, ánh mắt long lanh là lạ. Một lát sau, bà tắt đèn đi nằm. Nhưng bà đâu có chợp mắt được. Hình như bà bắt đầu mất thằng Tuấn. Bà đã truyền nó qua tay con Loan. Đứa con gái hoàn hảo bà đã tìm kiếm, lựa chọn, ngắm nghía và xem xét kỹ như ông nông dân tính toán trước khi mua một con giống. Vậy mà chính nó lại gây nên sự mất mát này. Bất chợt, như có những ngọn gió lạnh réo xiết trong lòng bà đến buốt nhói. Đi đâu về là nó nhào xuống làng Đông. Bà không còn được vuốt má, vuốt đầu con. Và thằng Tuấn cũng không có bụng dạ nào nhổ tóc sâu cho mẹ. Nó cũng không còn thì giờ để nói chuyện hoặc nhìn thẳng vào mắt mẹ âu yếm, tươi cười lấy một lần. Bà Thuận càng nghĩ càng ngấm ngầm bực bội. Lại còn con bé kia nữa. Nó lễ phép với mình, nó vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện rồi vội vã cuốn xéo đi với nhau.
Vẫn không ngủ được. Trái lại hai mắt của bà mở trừng trừng. Nó cứ sáng dần lên, rồi từ từ cháy đỏ như hai ngọn đèn quá điện. Màn đêm huyền diệu, bí ẩn, hấp dẫn đồng nghĩa với sự sinh sôi và tang tóc, êm dịu và ma quái. Trong cái mịt mùng tứ bề ấy hai mắt bà Thuận cháy rực lên. Nội lực nào khiến mắt bà sáng hết cỡ. Chợt bức tường chắn căn buồng đôi vợ chồng trẻ trở nên mỏng tang như được thưng bằng vải màn mỏng. Bà Thuận nhìn thấy tất cả, rõ mồn một. Những hình ảnh đang diễn ra trong cửa buồng kia hiện lên không thiếu một cử chỉ, động tác. Chúng xoắn lấy nhau, chúng vật lộn, cấu xé. Những âm thanh không kém phần kích động. Tiếng vật mình, tiếng hổn hển. Tiếng quật chân thình thịch. Tiếng thở dài khác thường. Bà Thuận thấy rõ thằng Tuấn (da thịt của bà, hòn máu của bà, hình ảnh còn lại của ông Lý) đang phớt bà đi. Nó đâu có thèm lưu ý đến sự chỉ bảo của mẹ. Láo thật. Hết lần này đến lần khác, thằng bé đang dốc kiệt sức mình cho con bé. Sự tham lam của con Loan là không thể chấp nhận được. Không những thế, nó còn giang vòng tay chờ đón, nồng nhiệt. Bà Thuận thấy rõ như vậy. Ôi, cái lỗ thủng không đáy ấy sẽ giết chết con trai bà mất.
Hết đêm bà Thuận không nhắm mắt, và hết đêm, đôi trai gái đắm say trong những cuộc lăn lộn như vậy. Sáng ra, dường như cả ba người đều kiệt sức. Tuấn và Loan vui vẻ, nhưng xơ xác sau đêm tân hôn. Thân thể họ vơi đi đến một nửa. Loan vốn thanh mảnh nhưng béo ngầm như vậy, mà đi đứng trở nên nhẹ bỗng, hẫng hụt. Tốc độ hao hụt của Tuấn còn rõ rệt hơn. Vẫn cao lớn, khôi ngô nhưng sự nây nây của bắp thịt cứ biến dần đi. Bà Thuận sút hơn tất cả. Béo đẫy như vậy nhưng bà bây giờ nằm xẹp trên giường như một con bé. Một con bé về kích thước, nhưng lại có mái tóc điểm bạc, nét mặt nhăn nheo. Bà nằm lỳ không dậy. Do mệt một phần, nhưng do ý bà một phần. Để xem chúng nó có nhìn đến bà không. Để xem thằng Tuấn có tíu tít như trước nữa không. Phép thử này sẽ giúp bà đánh giá rõ sự thật. Rồi thằng Tuấn có đến thật. Cả con Loan. Sờ trán, xuýt xoa an ủi sáo rỗng. Tếch một cái, chúng đã vào buồng hoặc xuống bếp, quấn lấy nhau, vồ vập, cấu véo. Và chỉ cần bước qua cánh cửa kia, chúng đã tụt quần áo, loã lồ bên nhau, hú hí, thoả thuê. Mặc cho bà ngóng trông vô vọng, mòn mỏi xơ xác. Mặc cho cái thân cái kiếp bà một thời bú mớm nâng niu chồng nó yếu ốm, tan rữa trong cảnh cô đơn. Quân mất dạy. Chợt bà lại nghe những tiếng động khả nghi. Và bà lại thấy thằng Tuấn trong cảnh cố gắng đến tuyệt vọng vắt kiệt sức mình cho con bé đang chờ đón.
Đêm nào cũng vậy. Cả ba người đều thức chong chong. Bà Thuận càng trở nên gầy nhỏ, khẳng khiu. Tỷ lệ nghịch với sự hao hụt ấy, lòng đố kỵ của bà mẹ cứ tăng dần lên. Đôi mắt của bà đêm đêm vẫn cháy đỏ một cách ma quái. Và lạ thay nước da trắng nõn của bà, một tháng đã trở nên đen đủi, dễ sợ. Điều này hẳn các nhà y học sẽ hết sức kinh ngạc. Da trắng, liên quan đến bí mật các ẩn số về gien di truyền. Vậy mà sự bùng nổ tâm lý đã tác động mạnh đến cấu trúc vi mô trong các tế bào. Nó phủ định cái cũ tạo nên cái mới. Việc bà Thuận trở nên gầy guộc, đen đủi là có thật. Càng về sau này, đôi mắt của bà càng trở nên ma quái. Nó không còn khả năng bộc lộ sự vui tươi, thiện ý. Đã đến tận cùng giới hạn của sức chịu đựng. Một hôm bà Thuận gọi phắt thằng Tuấn ra. Không dạy không bảo gì hết. Bà cấm! Tuấn im lặng không nói gì. Thâm tâm anh không đồng ý với mẹ. Bà gọi Loan tới. Con bé nen nét sợ hãi. Bà mắng té tát. Mày đừng có mà giết thằng Tuấn. Không nghe, bà tống cổ ra khỏi nhà. Loan khóc như mưa. Nhưng tạnh nước mắt, trong lòng con bé chợt nổi chông gai chĩa về phía bà mẹ. Một thế trận đã bày để chuẩn bị nghênh chiến. Tuấn là con bà, nhưng anh ấy là chồng tôi. Chả ai dễ gì lùi bước. Rồi bất chấp, chúng lại yêu nhau như điên như dại. Dường như trong thái độ của Loan có cái gì đó giống như sự thách thức. Cô công khai thúc đẩy tình yêu. Trước mặt bà Thuận, cô ép vào anh, nhặt sợi tóc rơi trên trán. Con người thù địch có sẵn trong mỗi nàng dâu ở Loan bắt đầu hiện diện. Nó đang chờ đợi và sẵn sàng đối mặt với bà Thuận. Hơn thế, cô còn có ý quyết đánh bại người mẹ trong cuộc giành giật sở hữu này.
Đêm đêm, các cuộc loã lồ, cô chẳng cần giữ gìn ý tứ nữa. Cô còn để mặc cho âm thanh phát ra một cách tự do. Tận cùng sự chịu đựng, bà Thuận đập mạnh xuống giường.
– Thằng Tuấn, mày ra đây.
– Anh không phải đi đâu hết.
– Có ra không?
– Không!
Sầm. Cánh cửa buồng bật gẫy tung. Tuấn luống cuống quỳ xuống chân mẹ. Loan đứng dậy trong tư thế hoàn toàn trần truồng. Cô kiêu hãnh, ngang nhiên bước xuống từng bước bên Tuấn. Cô ôm lấy vai anh giục đứng dậy. Cô còn có ý xác định sở hữu một cách công khai, nguy hiểm. Ung dung, tự tại nhưng lòng cô đang có những sụt lở, tổn thất ghê gớm. Sau cái vẻ thật tự nhiên đàng hoàng kia là một thái độ cứng rắn, quyết liệt, sẵn sàng giằng xé và chấp nhận cả cái chết.
– Cút! Đồ đĩ - Bà Thuận nghiến răng hét lên - Mày giết con tao. Mày hãm hại nó.
Loan càng dịu dàng vuốt ve Tuấn. Chồng cô khóc rưng rức. “Mẹ ơi! Con lạy mẹ”. “Cút ngay!”. Soạt. Bà Thuận rút con dao. Cuộc đấu đã lên đến tột đỉnh.
Muôn đời như vậy. Mẹ chồng và nàng dâu, cuộc đùa dai của tạo hoá, cuộc đấu vĩ đại. Lúc vờ vịt, giả dối, lúc bùng nổ như bom, như đạn bắn. Cuộc giành giật ấy muôn năm không có thắng và không có bại. May thay, hoá ra Tuấn lại tỉnh táo hơn cả. Anh cướp tay Loan kéo chạy. Dùng dằng, Loan muốn chết ngay tại cửa buồng của vợ chồng mình. Nhưng Tuấn khoẻ hơn đã kéo cô ào ra giữa đồng. Thiên nhiên mát mẻ, rộng lượng, thiện ý, cưu mang họ.
Hôm sau, và hôm sau nữa, Tuấn về để điều đình với mẹ. Nghe lời chồng, Loan đồng ý chấp nhận về xin lỗi bà Thuận. Nhưng không xong. Niềm tự ái của bà Thuận vẫn đang ở vị trí tột đỉnh. Hoặc mình Tuấn về, hoặc xéo cả.
Khôn ngoan, Tuấn kéo cả Loan về sụp lạy dưới chân bà. Không nhúc nhích, ý muốn của bà mẹ đã rắn lại như đá. Hàng xóm cũng mặc. Ông nào, bà nào, cũng chỉ như nước đổ lá khoai. Mẹ Tuấn vẫn ngồi im phăng phắc. Mắt bà như nhìn vào chỗ không người. Bà không thèm biết tới sự có mặt của Loan. Bà có một điều kiện và chỉ cần nói một lần: hoặc Tuấn về, hoặc xéo tất cả.
Tuấn cảm giác rõ sự hết lời của mình. Giới hạn cuối cùng của cuộc xin xỏ đã hết. Chợt anh mỉm cười mềm yếu và dễ dãi. Anh không thể chặt ba xác Loan ra được. Anh bỗng thấy lạnh run người. Anh im lặng đứng dậy, nước mắt cũng thôi chảy. Anh đi ra ngõ, anh vừa thấy loáng thoáng ý nghĩ. Thôi mẹ muốn thế cũng được. Anh sẽ ra đi vậy. Để cho các người ở lại giành giật, cắn xé lẫn nhau. Một khi đến yêu mà vẫn không biết yêu thì tồn tại sao nổi. Chính lúc đó, trong anh diễn ra cuộc biến đổi dữ dội. Anh cảm thấy cô đơn lạnh vắng, như đang lững thững bước trên miền đất nào đó rất xa lạ. Ở đó cái gì cũng chập chờn, mênh mông, nhấp nhô như gò như đống. Chân trời xa lúc ấy có màu hoàng hôn. Cái gì anh thấy cũng hư hư thực thực, xa vời. Loan gọi, nhưng anh không tỉnh. Vẫn câm lặng, ngơ ngác. Giữa đêm, anh tỉnh dậy và đi đâu mất tăm.
Hôm đó, tôi có việc leo lên hòn núi Để cao ngất. Từ trên cao, tôi chợt thấy nhà cửa, đất đai và cả con người mới nhỏ bé làm sao. Giống như những con kiến – Họ đi lại, vui chơi, cày ruộng, cấy lúa, yêu nhau rồi ghét bỏ nhau. Ấn tượng đó bây giờ tôi vẫn không quên.
2- Vài suy nghĩ khi đọc truyện ngắn ĐÙA CỦA TẠO HÓA
Truyện ngắn ĐÙA CỦA TẠO HÓA của nhà văn Phạm Hoa đã miêu tả khá thành công tính cách nhân vật Tuấn, đại diện cho một trong những điểm yếu của người đàn ông hiện đại.
Tuấn là con trai duy nhất của một gia đình căn cơ, khá giả với đầy đủ lợi thế: Đẹp trai, học giỏi, hiếu thuận và lịch lãm. Bố hy sinh khi anh còn quá nhỏ, mẹ ở vậy thờ chồng nuôi con. Lớn lên trong tình yêu, sự hy sinh và kỳ vọng vô bờ của người mẹ, anh đã có tất cả: Đẹp trai, thành đạt, được mọi người quý trọng, cưới được cô vợ xinh đẹp thảo hiền. Nhưng thật oái oăm, hay như cách nói của nhà văn Phạm Hoa, gọi đó là trò đùa của tạo hóa, bỗng chốc anh trở thành trắng tay, như chưa tồn tại ở cõi đời.
Đọc ĐÙA CỦA TẠO HÓA, hình ảnh bà Thuận được tác giả khắc họa rất rõ nét và sinh động: Bản lĩnh mà yếu đuối, nhân hậu mà ghê gớm, bao dung mà ích kỷ... trước và sau khi Tuấn cưới vợ. Con người bà chứa đầy mâu thuẫn giữa cho và nhận, giữa tình thương và trách nhiệm vì tình yêu bà dành cho con theo kiểu “độc chiếm yêu thương”. Người đọc yêu bà đấy, cảm phục bà đấy nhưng cũng trách giận bà đấy, khó có thể cảm thông cho sự cứng rắn, ích kỷ đến mù quáng của bà sau khi Tuấn cưới vợ.
Xưa tới nay, muôn đời vẫn vậy, người mẹ luôn hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận mọi đắng cay, khổ cực, thậm chí đánh đổi cả mạng sống của mình để đứa con được hạnh phúc. Đó là lẽ thường tình, người mẹ nào cũng làm vậy, nhưng việc yêu con đến cạn kiệt bản năng làm mẹ như bà Thuận, người đời khó có thể chấp nhận. Người đọc, thậm chí có thể kính phục bà trong việc nuôi dạy Tuấn nên người, lo lắng chở che cho Tuấn đến quên bản thân mình nhưng không ai chấp nhận tình yêu kiểu “độc chiếm yêu thương” bà dành cho Tuấn. Đấy chính là điểm “thắt nút” buộc Tuấn phải tháo gỡ, là đầu mối bi kịch cuộc đời Tuấn, và cũng chính là bi kịch cuộc đời của một gia đình tưởng sẽ mãi ấm êm, hạnh phúc.
Trái ngược với hình ảnh bà Thuận, hình ảnh Tuấn hiện lên qua phác họa của Phạm Hoa thật yếu đuối và nhu nhược. Con người anh rất hoàn hảo về hình thức và tri thức, nhưng cứ nhàn nhạt về tính cách. Cả cuộc đời anh là một xâu chuỗi sự “răm rắp vâng lời”. Tuốt tuột anh làm theo ý mẹ, nghe theo sự sắp đặt của mẹ. Anh giỏi trong tri thức nhưng lại quá mù mờ về bổn phận của thằng đàn ông. Anh nhanh nhẹn, hoạt bát trong các mối quan hệ xã hội nhưng lại quá ngớ ngẩn trong ứng xử gia đình. Giữa hai người phụ nữ (mẹ và vợ), anh cư xử như một thằng “trẻ con”: Không chính kiến, không suy nghĩ, không hành động.
Mâu thuẫn giữa mẹ và vợ đã đẩy đến điểm đỉnh. Cuộc chiến giành giật “quyền sở hữu” Tuấn - (theo chữ của Nguyễn Kiên là “vùng khuất trong tiềm thức (...) có ẩn ức sinh lý”) - từ hai người đàn bà đã ở mức quyết liệt, một mất một còn mà hành động của Tuấn vẫn chỉ là: Luống cuống quỳ xuống chân mẹ, khóc rưng rức, van xin. Hành động “đáng kể” nhất của anh, được Phạm Hoa viết: “May thay, hóa ra Tuấn lại tỉnh táo hơn cả”, là kéo vợ chạy khỏi nhà, chạy ào ra đồng.
Giữa hai người phụ nữ yêu thương của mình, Tuấn không biết phải làm gì (mà đúng ra anh chẳng chịu làm gì cả). Anh bị họ giằng xé, đun đẩy. Anh là cái cớ để họ bám víu, để họ quyết chiến sống còn nhưng anh vẫn bàng quan, vô cảm. Với họ, anh chỉ là con xúc sắc xinh xinh, đẹp mắt cần phải độc chiếm. Với anh, họ là người thân yêu như ngàn vạn người khác ngoài xã hội. Phạm Hoa đã lột tả tất cả sự nhu nhược, ươn hèn và ích kỷ trong tâm lý và tính cách của Tuấn, chỉ qua một đoạn ngắn: “Tuấn cảm giác rõ sự hết lời của mình. Giới hạn cuối cùng của cuộc xin xỏ đã hết. Chợt anh mỉm cười mềm yếu và dễ dãi. Anh không thể chặt xác Loan ra làm ba được. Anh bỗng thấy lạnh run người. Anh im lặng đứng dậy, nước mắt cũng thôi chảy. Vừa đi ra ngõ, anh vừa thấy loáng thoáng ý nghĩ. Thôi mẹ muốn thế nào cũng được. Anh sẽ ra đi vậy. Để cho các người ở lại giành giật, cắn xé lẫn nhau. Một khi đến yêu mà vẫn không biết yêu thì tồn tại sao nổi. Chính lúc đó, trong con người anh như diễn ra cuộc biến đổi dữ dội. Anh cảm thấy cô đơn, lạnh vắng, như đang lững thững bước trên miền đất nào đó rất xa lạ.” Vâng! Tuấn đã “biến đổi dữ dội” (!) để nhận ra sự cô đơn, vô vị, bất lực của mình nhưng anh vẫn không làm gì, ngoài hành động bỏ trốn. Người đọc cảm mến anh ở những trang đầu bao nhiêu thì nay bực tức anh bấy nhiêu, thậm chí lên án anh vì hành động trốn chạy, vô trách nhiệm của mình.
Ích kỷ và nhu nhược phải chăng là tính cách tạo nên con người Tuấn? Thằng đàn ông có dáng dấp mạnh mẽ, thành đạt của anh chỉ là vỏ bọc của một tâm hồn yếu đuối, bạc nhược, của suy nghĩ rất con trẻ chẳng biết làm gì và thật xa lạ với xã hội, đại diện cho những “cậu ấm” suốt ngày quẩn quanh bên mẹ, yêu mẹ bằng sự tôn thờ tuyệt đối. Kết thúc truyện, hay kết thúc bi kịch cuộc đời Tuấn là sự tan vỡ gia đình, là bước đi vô định của anh giữa màn đêm cô tịch, để mãi mãi không còn ai thấy sự tồn tại của anh trên cõi đời này.
Có lẽ Phạm Hoa đã gặp không ít người đàn ông kiểu như Tuấn trong cuộc sống nên đã xây dựng nhân vật Tuấn trong ĐÙA CỦA TẠO HÓA rất đặc trưng cho những chàng công tử chỉ được cái mẽ người “hào hoa và diêm dúa” nhưng vô tích sự ở đời. Qua tác phẩm của mình, Phạm Hoa cảnh báo: Nếu tình yêu của người mẹ dành cho cậu con trai theo kiểu “độc chiếm yêu thương” sẽ biến con mình trở thành người đàn ông nhu nhược, yếu đuối và ích kỷ, hay còn gọi là người đàn ông “nửa vời”, bị “cắt xén”. Sự ra đi của Tuấn là cần thiết cho cho sự chấm dứt hình ảnh người đàn ông “trẻ con” yếu đuối về tâm hồn, nhu nhược về tính cách đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại.
1- Đùa của tạo hoá (Truyện ngắn Phạm Hoa)
Quê hương tôi, từ xưa thường có câu: trai núi Để, gái làng Đông. Các cụ chỉ nói vắn tắt: con gái ở đó đĩ thoã. Tôi không đồng tình với cái nhìn dân dã đó. Thực chất là nhựa sống tràn trề trong cơ thể các thiếu nữ – bản năng sinh tồn của họ. Ở cái làng thật lạ. Cô gái nào cũng xinh đẹp, đẫy đà, hấp dẫn một cách gợi tình.
Tôi có quen Loan, một cô gái làng Đông điển hình. Từ những ngày nhỏ, cô đã trội hẳn so với bọn con gái cùng lứa. Hình hài cân đối, trắng trẻo, cô còn hơn đứt bạn ở đôi mắt xanh nhìn mãi không tới đáy! Con bé sẽ sung sướng. Nhiều người nghĩ như vậy. Cũng không ít người ngờ vực. Hình như cái gì “quá” cũng hỏng! Mặc cho mọi lời bàn bạc, Loan vẫn lớn lên, xinh đẹp, tự nhiên, bình dị như cỏ cây. Mẹ cô nhiều lúc nghe ngóng qua thiên hạ, mà nghi ngại. Con bé nó làm sao ấy! Có lần nó ra thị xã bà còn lấy than bôi vào mặt. Cô Loan cười rất tươi, nhưng trong bụng thì chê mẹ lẩm cẩm. Ai lại thế! Nhưng bà cương quyết hơn trong việc bắt con bé mặc quần áo vá khi đi dân công đắp đê.
Con sẽ sung sướng cho mẹ xem! Loan đinh ninh như vậy. Cô xinh đẹp mới là một điều kiện. Cô còn cảm thấy như vậy nữa. Chắc chắn là khác! Bao nhiêu lần chơi trò công chúa, vô tình nhưng cô đều bắt thăm được cả. Vận may có dành cho đứa nào trong đám đông ấy đâu. Và ngay lúc này thôi – Loan đã hoàn toàn là một thiếu nữ, cô đang đi trên đường cái. Trước mặt cô là bóng người không rõ đàn ông hay đàn bà. Cô mỉm cười và chơi trò may rủi. “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều...” bài lạy khá quen thuộc của cô. Cô nguyện thầm: Nếu người đang đi về phía tôi là đàn ông, thì các đấng thần linh trên cao xa hãy chứng giám cho con được sung sướng... Con cũng đoán cái bóng đang đi là đàn ông. Sau đó, cô choàng mở to mắt. Bóng người mà cô đoán đã lại gần. Nhưng sao thế này: con người đi qua mặt cô có nét của đàn bà trên mặt. Nhưng chân tay và dáng đi thì không! Cô chợt hoang mang... Đây là một người đàn ông! Tóc, gò má, dáng đi rắn rỏi. Nhưng ngực ông ta lại lùm lùm thế kia? Loan ngoái lại, cứ cố khẳng định mình đúng.
Càng ngày, càng có người đơm đặt Loan cho con em mình. Họ vào tận nhà làm quen. Họ đánh tiếng...
Trong số những kẻ đánh tiếng giành Loan cho con mình có bà Thuận, vợ đại tá Lý, liệt sĩ. Nói đến bà Thuận, vùng tôi ai cũng biết. Đó là người đàn bà đẫy đà, da dẻ tươi tốt, tính tình xởi lởi. Bà nổi tiếng bởi đẹp; bởi là vợ đại tá. Ngày đó, vùng tôi chỉ mỗi ông Lý là cán bộ cao cấp quân đội. Bà còn có tiếng bởi sự gia giáo, thủ tiết thờ chồng, dạy thằng Tuấn trưởng thành. Thằng Tuấn, con trai của bà và ông Lý, đẹp như cái mầm cây. Tuổi con nít, Tuấn vừa có dấu hiệu lêu lỏng, bà đã phải nhờ ông chú đánh cho nó một trận. Trận đòn quá tay, hơn với sự hình dung của bà Thuận. Thành thử thằng bé chết khiếp. Bà Thuận giận ông chú, nhưng bấm bụng chịu. Cứ thế, Tuấn lớn lên rồi vào đại học. Cha là liệt sĩ, Tuấn được miễn giảm nghĩa vụ. Bà Thuận đánh tiếng là đánh tiếng cho Tuấn. Một thanh niên đẹp trai, cao lớn lại xuất thân từ gia đình có nguồn gốc chính trị và kinh tế vững chắc như thế thì cả vùng ai còn bì kịp.
Bà Thuận cũng tin như vậy. Do đó, bà tìm hiểu tính tình con bé. Biết nó tốt bụng, dễ tính cũng là được. Ngủ dậy muộn, thì chả lo. Miễn có người con gái khoẻ, tốt tính, về nhà, bà rèn sau.
Một hôm, bất ngờ bà gặp Loan đi cùng đường. Bà biết nó, chứ nó đâu biết bà. Bà chủ động lùi lại phía sau để xem người con bé. Bà đã nhìn thật kỹ vai, hông, chân con Loan. Dáng đi của con bé thật mềm mại, uyển chuyển. Eo thắt lại nhưng đến mông thì phình ra, tròn trịa gọn gàng. Với con mắt thật tinh đời, bà biết đây là con mái tốt. Da dẻ mát mẻ, dáng đi thoải mái, không vướng víu gò bó thì có lợi cho việc sinh nở.
Nhưng tận sâu trong cảm giác, bà Thuận vẫn còn lấn cấn. Có một cái gì đó chưa được rõ, chưa chắc chắn. Là người đàn bà sắc sảo, giỏi giang, tự tin vào hiểu biết của mình, bà cả Thuận nhận ra rằng, chưa nên vội vàng kết luận.
Thiên hạ đồn đại không sai: bà Thuận quả là đáo để. Bà vừa có một quyết định táo bạo: phải xem lại người con bé một lần nữa. Xem trong tư thế con bé trần truồng: chủ yếu bà muốn xem ngực nó. Đối với bà, ngực chứa toàn bộ cái tốt xấu, hay dở của một đứa con gái. Nếu ở ngực, khoảng cách hai vú hẹp, thì người đó sức khoẻ yếu. Khoảng cách giữa hai vú rộng, đầu vú vểnh ngang thì cô gái ấy khó dạy như con ngựa bất kham. Còn nếu hai đầu vú nằm ngay ngắn chĩa thẳng vào mắt ta, cô gái ấy là vàng. Người như vậy sẽ trung thực, ngay ngắn, không biết làm điều xấu, điều ác. Ấy là chưa kể đầu vú to hay nhỏ, đỏ hay đen, tròn hay méo. Đầu vú nhỏ, màu hồng, cô gái ấy dẻo người, mềm tính, nuôi con khéo léo. Vô phúc cô nào đầu vú đã đen, lại to, lại méo, tính tình vụng về, đụng đâu vỡ đấy, làm gì hỏng việc ấy, nuôi con không sài đẹn cũng chậm lớn. Cô gái nào như vậy, mặt có đẹp như vầng trăng cũng xin vái chịu! Bà Thuận đinh ninh điều mình nghĩ là có thật. Hình như bà ngoại dạy bà thế, vì bà cũng chiêm nghiệm như thế. Rồi bà xuống làng Đông gặp bà bạn. Bà này là dì của Loan. Vừa nghe xong, người bạn của bà Thuận trố mắt ngạc nhiên. Nhưng bị nài, bị ép, lại nể bạn, dì của Loan cũng thuận lòng.
Hôm ấy, Loan sang nhà dì giúp sửa cái chuồng lợn. Gần trưa, nhỡ tay, dì làm vỡ cái vại đựng nước tiểu. Cô bé kêu ré lên! Nước tiểu bắn tung toé vào cả người dì và cháu. Loan vẩy tay, ái ngại nhưng cười rất vui. Nghe lời dì, cô săm sắn đi ra ao để tắm gội.
Vườn vắng lặng. Ao nước trong vắt. Chỉ có con chim vàng anh nhảy nhót trên cành xoan. Loan chợt mỉm cười khi thấy khuôn mặt của mình in trên mặt gương sáng loáng. Cô đưa mắt nhìn quanh trước khi lội xuống nước. Một thoáng nghi ngại lẫn thích thú. Ùm! Nước bắn lên tung toé.
Từ sâu trong bụi mía, tim bà Thuận đập thổn thức. Mặt bà có vẻ đăm chiêu. Bà đã thấy được tất cả những gì cần thấy. Con bé có đủ ba cái đen và cả ba cái đỏ. Các cụ bảo như vậy thì tốt lắm. Bà thấy yên tâm về Loan. Nó cũng chỉ như bà ngày xưa là cùng! Có khi còn thua kém. Và hình như bà Thuận thấy nao nao. Bà thấy mệt mỏi và buồn xỉu. Từ sâu trong cõi vô thức bà chợt thấy mênh mang... mênh mang...
Đại tá Lý từng là người đàn ông mẫu mực về mọi phương diện. Thân thể ông cũng cường tráng khó ai bì. Và như thế ông cũng mới lấy được chị Thuận đẹp có tiếng. Hai người từng có trên mười năm đầy đặn, hạnh phúc không chê vào đâu được. Sau khi chồng hy sinh, có đau đớn, có tự hào, nhưng bà Thuận gầy rộc đi. Phải một năm, bà mới gượng dậy được. Giống cái cây bị bão quật, bà lại mọc cành, trổ hoa, tươi xanh. Thời gian ngắn, bà lại lấy lại phong độ cũ: đẫy đà, hồng mượt, ung dung, đĩnh đạc. Bà lại đẹp vẻ đẹp riêng: hấp dẫn và bề thế. Phảng phất nét quý phái. Nhưng đấy là bề ngoài. Số phận lại đặt cược để trêu chọc. Bốn mươi tuổi, bà Thuận đương bước vào độ tái xuân. Toàn bộ sinh lực được huy động, được sử dụng. Thành thử thân thể bà càng đẹp ra, hai mắt long lanh. Nói theo lối nói các nhà sinh học thì đó là tiếng hót của con mái, tín hiệu phát ra để tìm tín hiệu!
Ngoại tình thì không bao giờ. Dứt khoát là như vậy. Nhưng bà vẫn thường mơ ông Lý về. Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự. Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực va chạm, xoắn xiết lấy nhau. Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hoá: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động. Nhiều lúc người đàn bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hoá nào đã buông tha! Có sự tính toán nào cân đong nổi được sự mất mát này chăng? Và bao giờ cũng vậy, tưởng đến tột đỉnh sự mãn nguyện, số phận lại thức tỉnh bà. Có lẽ phải nửa phút gì đó, bà Thuận mới ngơ ngác nhận ra mình vừa qua giấc ngủ. Bà giật thót tim khi thấy bóng người đàn ông lù lù tiến tới. Những bốn người. Thì ra họ có mặt trong nhà từ lúc nào đó. Bốn bóng đen im lặng từ từ tiến lại. Đồ đểu! Đồ ăn cắp! A...! Bà kêu lên khiếp đảm. Nhưng ngay lúc đó, bà biết mình nhầm. Không có ai khác ngoài bà. Bốn cây cột nhà lặng lẽ, vô tri vô giác được rọi qua ánh trăng xanh lét rõ mồn một.
Đó là đêm! Còn ngày, bà lại nghiêm ngắn chững chạc, bề thế. Đố thiên hạ bắt gặp bà có ánh mắt lẳng lơ, đa tình hay có một câu đùa sàm sỡ. Trừ một lần. Tất nhiên là không ai biết. Đêm trăng vằng vặc! Ôi những đêm trăng chết tiệt bao giờ cũng gợi tình, hướng người ta, bao che và dụ dỗ người ta vào chuyện nhố nhăng. Thoạt đầu tiếng sáo trúc thoang thoảng. Thật chỉ nghe không rõ, tiếng sáo lại chìm đi. Hình như theo gió, tiếng sáo lại hiện lên hết sức vu vơ. Bà thừa biết tiếng sáo ấy của ai! Lão Hoành thợ đấu. Một gã tay vo miệng lốm, dỡ nhà để ăn. Nhưng người lão đậm chắc như được làm bằng lim bằng sến. Có lần nào đó, bà Thuận đã trông thấy hai chân lão đen dài, chắc nịch, đánh đều đều trên đường. Đúng như vậy, có một lần! Lão Hoành ở một mình, không có vợ, nhưng đã ăn nằm với khối đứa con gái dễ dãi đĩ thoã trong làng. Cũng là một thằng mất dạy! Tiếng sáo lại hiện lên hết sức vu vơ. Mặt lão Hoành thì xấu, đầu óc lại đần độn. Nghe đâu đi lính, tập bắn súng mãi không thuộc, phải loại về. Đúng là thứ đầu óc ngu si tứ chi phát triển. Cái khoản kia hẳn vung vãi cho khắp thiên hạ. Gió chợt đưa tiếng sáo dội lên vu vơ nhưng da diết một cách kỳ lạ. Thậm chí có thể tưởng, tiếng sáo được thổi ngay ở đầu ngõ. Ngọn cau chợt rung đành đạch. Trăng vẫn xanh lét. Bà Thuận nhổm dậy. Bà đi ra ngõ. Tất nhiên vẫn đàng hoàng, chững chạc. Có lẽ phải nhờ cái lão này sửa lại chỗ góc nhà bị dột! Nhưng sao lại đi đêm hôm? Ban ngày gặp hắn làm sao được? Bà Thuận vững dạ hơn khi tìm được cái lý để đàng hoàng.
Bà đã đi vào sân nhà lão. Mạnh dạn và dứt khoát, bà đến để có việc thuê lão Hoành. Bà đã thấy lão. Cái khối đen chắc nằm dài ở chiếu. Bà đã chạm phải cái mùi đàn ông, quen thuộc, nhưng hơi gắt, đậm của lão. Có gì không chị? Tôi nhờ anh sửa cái mái nhà bị dột. Lão Hoành cười, hàm răng trắng nhởn, đần độn. Mùi đàn ông trong cơ thể sến lim của lão Hoành lại bốc lên. Một phút bối rối. Nhưng bản lĩnh và đức hạnh của bà Thuận chợt lên tiếng. Thoả thuận xong với lão, bà Thuận bước từng bước dứt khoát ra ngõ. Đi như trôi về nhà, tiếng sáo của lão Hoành lại vu vơ vu vơ đến phát điên lên được. Sao đàn ông mùi mồ hôi lại giống nhau thế? Từng có lúc bà úp mặt vào ngực ông Lý. Cái mùi nồng nồng quen quen thấm sâu vào bà, có lúc khó chịu, nhưng bây giờ, bà đang nhớ, thậm chí đang khổ sở vì nó.
Sáng hôm sau, lão Hoành đến. Bà Thuận vẻ mặt lạnh tanh kẻ cả. Bà mở cửa cho gã đàn ông vào nhà. Bà đang cố chống lại chính mình. Nhưng cái mùi ấy – mùi con đực chính cống lại phảng phất ngay sát bên cạnh. Trái tim bà như bị lục dậy, được khởi động. Thân thể bà nóng dần lên. Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô ý thức. Chỗ này này. Rồi bà kéo gã vào sâu nữa gian trong. Nơi tối tăm và sực mùi ẩm mốc, mùi gỗ mọc. Vai bà chạm phải lão. Sự đụng chạm ít ỏi ấy khiến bà thở dốc! Cái mùi đàn ông đậm một cách gay gắt. Vú bà chợt quệt vào cùi tay lão Hoành. Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một sự dễ chịu. Bà muốn buông thả theo dòng nước. Tạo hoá vẫn không tha, vẫn dử mồi vờn bà, giễu cợt và hành hạ con người. Tim bà đập mạnh. Hơi thở ngợp trong lồng ngực. Hình như lão Hoành ngửi thấy cái mùi ấy. Mùi con mồi chín nẫu. Lão quay lại cười nhăn nhở: cho rờ cái! Lão nói rồi cầm ngay lấy tay bà Thuận. Lập tức bà Thuận tỉnh như sáo: ấy chết... đừng có vớ vẩn.
Chính đêm đó, không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã. Chính nó tiễn đưa bà êm đẹp không tai tiếng gì qua tuổi tái xuân rực rỡ, cháy đỏ.
Thêm hai tuổi, bà Thuận chợt thấy nực cười! Bà đã qua hẳn dòng sông dục tình cuồn cuộn tạo hoá bày đặt để đùa dỡn với con người. Kể từ đó, bà thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Bà tự hào về mình. Trong vùng người ta đua nhau ngợi khen bà trong sạch thủ tiết với chồng. Bà mỉm cười thừa nhận sự danh giá đó. Bà vẫn giữ phong độ ung dung thư thái.
Và lúc này, bà đang kén vợ cho thằng Tuấn.
Nghỉ hè, Tuấn đang dội ào ào nước lên đầu. Mẹ đủng đỉnh bảo:
– Tối nay, con có việc đi với mẹ đấy – Không nói nhiều và không phải bàn. Bà ra lệnh để Tuấn biết thu xếp. Anh chàng sinh viên đẹp trai ấy ngớ ra.
– Đi đâu hả mẹ?
Đủng đỉnh nhưng vẫn tươi tắn, bà mẹ nhắc lại:
– Đi có việc.
Bỏ mẹ! Tuấn thầm chột dạ. Tối nay anh đã có hẹn. Nói dối mẹ chăng? Không được! Có trời cũng không lừa bà được. Rồi anh tự thu xếp: đầu tối đi với mẹ. Sau một lát ở đó, anh sẽ đến gặp người bạn tình của mình. Người bạn tình anh vừa biết tên. Số phận đã dun dủi cô đến với anh. Tuy mới gặp nhưng hai cái nhìn đã nóng bỏng như có lửa. Cô thổn thức nhưng đầy sự e ngại. Đấy mới là cuộc gặp chủ yếu của đợt nghỉ hè này. Niềm vui, sự hy vọng của anh. Còn mẹ, hẳn lại dắt đến một con bé nào đó! Chiều bà thôi, ta sẽ thu xếp sau.
Hôm qua, đang trên đường về nhà, tự nhiên nghe tiếng đánh đoàng một cái. Quay lại Tuấn đã gặp cô thiếu nữ ấy cúi xuống bên lốp xe bị nổ. Anh sửng sốt: quê anh sao lại có người hoàn hảo như vậy! Gương mặt trái xoan, mái tóc mềm bay loã xoã. Vẻ đẹp trẻ trung và hoàn hảo. Một thoáng lưỡng lự, Tuấn xuống xe để giúp đỡ cô bé. Cái nhìn đầu tiên khiến Tuấn không thể nào bình thường được. Có thể ví cái nhìn mạnh như một tia chớp, gây sự bùng nổ khác thường trong anh. Cái nhìn ấy sáng loé lên, e lệ, có chứa cả thiện ý lẫn sự rụt rè bối rối. Sau đó Tuấn đã vận động cô gái ngồi lên sau xe. Anh đã làm công việc cồng kềnh, phức tạp chưa ai dám. Vừa dắt xe, vừa đi xe, vừa lai cô gái. Hai người đã “chết” vì nhau từ phút đầu tiên. Tình yêu của tuổi trẻ là như vậy. Nó bốc cháy tự nhiên và được thừa nhận từ phút đầu. Tên em là gì? Tuấn hỏi cô gái. Thanh! Cũng rụt rè, nhỏ nhẹ, cô bé đáp. Hình như cô vẫn giữ lại một sự phòng thủ hờ hững. Em ở làng nào? Làng Xuân. Cô gái đã nói dối Tuấn. Khi đưa tới làng Đông, thấy cô dắt xe vào ngõ có cây gạo, Tuấn mới mỉm cười nhận ra sự nói dối của cô gái. Tuy thế, cô vẫn lặng lẽ gật đầu hai mắt long lanh đồng ý cho anh chàng tới chơi. Suốt một ngày đêm, Tuấn hồi hộp chờ cuộc gặp lại với Thanh.
Bà Thuận cũng đưa Tuấn xuống làng Đông. Khi bà rẽ vào ngõ có cây gạo anh đã chột dạ. Không có lẽ cô Loan mẹ giới thiệu lại cùng nhà với Thanh? Trớ trêu thay, tạo hoá lại một lần nữa tạo nên sự trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ lùng. Khi bà mẹ trong nhà gọi Loan bê nước cho khách thì tim Tuấn như ngừng đập. Cô gái sẽ xuất hiện trước hai mẹ con là ai đây? Loan hay Thanh? Rồi cô gái từ từ đi ra. Chính là Loan. Bối rối, nhưng sung sướng chan chứa trong ánh nhìn, cô bé lướt mắt qua Tuấn. Lễ phép chào mẹ, chào anh, khoảng một phút gì đó, lui vào nhà. Thì ra Loan nói dối Tuấn. Tên cô không phải là Thanh.
Sau này khi thuộc về nhau Loan nói: em yêu anh ngay từ lần gặp đầu tiên. Tuấn đáp: anh cũng thế. Họ vùi người vào nhau. Tuấn tận hưởng sự thơm tho tuyệt vời của trái đời dành riêng cho anh. Hôn lên mặt, lên mắt, lên tóc, vào gáy, vào ngực. Tuấn vẫn thấy khao khát, chưa thoả. Anh ôm riết lấy Loan vào lòng. Hình như anh cảm thấy sẽ có một lực lượng nào đó sẽ cướp mất Loan của anh. Vì thế, phần nhiều thời gian anh dành cho Loan. Anh còn có ý tranh thủ, gấp gáp tận hưởng sự ngọt ngào có được từ Loan.
Mặc Tuấn vòi vĩnh đòi được thoả mãn cái việc ấy. Loan cốc vào đầu giễu cợt cảnh cáo. Anh vẫn như con thú say máu đến ngơ ngác. Lần đầu tiên bà Thuận cáu với Tuấn:
– Con phải sống cho điều hoà đứng đắn. Dạo này mẹ thấy con có vẻ buông thả!
Bà Thuận gay gắt cảnh cáo Tuấn. Yêu con, bà lo cho nó, thật sự. Thân thể thằng bé hao đi đến một nửa. Bà xót xa chăm sóc Tuấn. Có đêm bà còn lặng lẽ ngồi bên đứa con trai, dùng khăn thấm từng giọt mồ hôi cho nó. Chợt bà nhận ra một điều: sự hấp dẫn chết người của con Loan làm hao kiệt Tuấn chứ ai? Mặc cho việc chuẩn bị đám cưới vẫn tiến hành, trong sâu xa, bà Thuận chợt thấy một con Loan như mụ phù thuỷ vậy. Chính nó, cái con bé bà đã lựa chọn ấy, hãm hại thằng Tuấn chứ ai!
Đám cưới khá to.
Người giúp việc cuối cùng ra khỏi nhà trả lại sự ắng lặng vốn có. Tuấn rửa mặt mũi, chân tay sắp sửa đi ngủ. Bên trong cánh cửa buồng kia Loan đang chờ anh. Giới hạn cuối cùng bao nhiêu lần định phá mà không phá được đang chờ anh. Sự nguyên vẹn trinh trắng của người vợ yêu quý đang chờ đợi. Giây phút đẹp nhất trong đời một con người đang đến từ từ trong đêm nay. Loan sẽ không cốc vào đầu, hoặc không cưỡng được nữa. Hai người chỉ chờ đợi đến nín thở giây phút này thôi.
Phơi khăn mặt, giục mẹ đi ngủ, Tuấn vừa bước vào hướng cửa buồng thì có tiếng gọi:
– Tuấn.
– Dạ.
– Lại đây.
Tiếng gọi nghiêm trang dứt khoát của bà mẹ khiến Tuấn như sực tỉnh.
– Có gì à mẹ.
– Có.
Mẹ anh vẫn ung dung, thư thái ngồi trên sập gụ. Bà chưa có ý gì đi ngủ. Tư thế của bà chuẩn bị cho cuộc nói chuyện dài. Tuấn tỏ vẻ sốt ruột.
– Ngồi xuống đây.
Mẹ anh nói bình tĩnh, đầy quyền uy. Bà vừa nhai trầu, vừa ngẫm nghĩ. Vẻ mặt của bà sâu xa; nghiêm khắc, âm thầm và rõ ràng không nhiều niềm vui như ngày trước. Anh vội, còn bà thì thong thả, đĩnh đạc.
– Có gì không hở mẹ?
– Có.
Bà vẫn không thèm nói ngay. Đó cũng là cung cách giao tiếp của bà. Không bao giờ vội. Bà để cho người được giao tiếp phải chờ đợi, mệt mỏi, thậm chí bẳn cáu. Bà không thèm quan tâm. Cuối cùng bà Thuận lên tiếng:
– Mẹ có chuyện với anh thế này. Hạnh phúc là về lâu về dài. Mẹ muốn anh phải giữ gìn, đừng có dốc, đừng có cố quá. Các cụ dạy đa dâm thì hại thận! Con phải coi chừng! Yêu ai cũng vậy, phải có liều, có độ. Phải biết chăm đến mình. Có còn cái thân mình thì mới còn sự sống, còn vui còn buồn, còn mẹ còn con. Mẹ khuyên con chỉ một lần thôi đấy. Quá đi là không có được.
– Vâng ạ.
Tuấn trở vào buồng. Bà Thuận nhìn theo, ánh mắt long lanh là lạ. Một lát sau, bà tắt đèn đi nằm. Nhưng bà đâu có chợp mắt được. Hình như bà bắt đầu mất thằng Tuấn. Bà đã truyền nó qua tay con Loan. Đứa con gái hoàn hảo bà đã tìm kiếm, lựa chọn, ngắm nghía và xem xét kỹ như ông nông dân tính toán trước khi mua một con giống. Vậy mà chính nó lại gây nên sự mất mát này. Bất chợt, như có những ngọn gió lạnh réo xiết trong lòng bà đến buốt nhói. Đi đâu về là nó nhào xuống làng Đông. Bà không còn được vuốt má, vuốt đầu con. Và thằng Tuấn cũng không có bụng dạ nào nhổ tóc sâu cho mẹ. Nó cũng không còn thì giờ để nói chuyện hoặc nhìn thẳng vào mắt mẹ âu yếm, tươi cười lấy một lần. Bà Thuận càng nghĩ càng ngấm ngầm bực bội. Lại còn con bé kia nữa. Nó lễ phép với mình, nó vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện rồi vội vã cuốn xéo đi với nhau.
Vẫn không ngủ được. Trái lại hai mắt của bà mở trừng trừng. Nó cứ sáng dần lên, rồi từ từ cháy đỏ như hai ngọn đèn quá điện. Màn đêm huyền diệu, bí ẩn, hấp dẫn đồng nghĩa với sự sinh sôi và tang tóc, êm dịu và ma quái. Trong cái mịt mùng tứ bề ấy hai mắt bà Thuận cháy rực lên. Nội lực nào khiến mắt bà sáng hết cỡ. Chợt bức tường chắn căn buồng đôi vợ chồng trẻ trở nên mỏng tang như được thưng bằng vải màn mỏng. Bà Thuận nhìn thấy tất cả, rõ mồn một. Những hình ảnh đang diễn ra trong cửa buồng kia hiện lên không thiếu một cử chỉ, động tác. Chúng xoắn lấy nhau, chúng vật lộn, cấu xé. Những âm thanh không kém phần kích động. Tiếng vật mình, tiếng hổn hển. Tiếng quật chân thình thịch. Tiếng thở dài khác thường. Bà Thuận thấy rõ thằng Tuấn (da thịt của bà, hòn máu của bà, hình ảnh còn lại của ông Lý) đang phớt bà đi. Nó đâu có thèm lưu ý đến sự chỉ bảo của mẹ. Láo thật. Hết lần này đến lần khác, thằng bé đang dốc kiệt sức mình cho con bé. Sự tham lam của con Loan là không thể chấp nhận được. Không những thế, nó còn giang vòng tay chờ đón, nồng nhiệt. Bà Thuận thấy rõ như vậy. Ôi, cái lỗ thủng không đáy ấy sẽ giết chết con trai bà mất.
Hết đêm bà Thuận không nhắm mắt, và hết đêm, đôi trai gái đắm say trong những cuộc lăn lộn như vậy. Sáng ra, dường như cả ba người đều kiệt sức. Tuấn và Loan vui vẻ, nhưng xơ xác sau đêm tân hôn. Thân thể họ vơi đi đến một nửa. Loan vốn thanh mảnh nhưng béo ngầm như vậy, mà đi đứng trở nên nhẹ bỗng, hẫng hụt. Tốc độ hao hụt của Tuấn còn rõ rệt hơn. Vẫn cao lớn, khôi ngô nhưng sự nây nây của bắp thịt cứ biến dần đi. Bà Thuận sút hơn tất cả. Béo đẫy như vậy nhưng bà bây giờ nằm xẹp trên giường như một con bé. Một con bé về kích thước, nhưng lại có mái tóc điểm bạc, nét mặt nhăn nheo. Bà nằm lỳ không dậy. Do mệt một phần, nhưng do ý bà một phần. Để xem chúng nó có nhìn đến bà không. Để xem thằng Tuấn có tíu tít như trước nữa không. Phép thử này sẽ giúp bà đánh giá rõ sự thật. Rồi thằng Tuấn có đến thật. Cả con Loan. Sờ trán, xuýt xoa an ủi sáo rỗng. Tếch một cái, chúng đã vào buồng hoặc xuống bếp, quấn lấy nhau, vồ vập, cấu véo. Và chỉ cần bước qua cánh cửa kia, chúng đã tụt quần áo, loã lồ bên nhau, hú hí, thoả thuê. Mặc cho bà ngóng trông vô vọng, mòn mỏi xơ xác. Mặc cho cái thân cái kiếp bà một thời bú mớm nâng niu chồng nó yếu ốm, tan rữa trong cảnh cô đơn. Quân mất dạy. Chợt bà lại nghe những tiếng động khả nghi. Và bà lại thấy thằng Tuấn trong cảnh cố gắng đến tuyệt vọng vắt kiệt sức mình cho con bé đang chờ đón.
Đêm nào cũng vậy. Cả ba người đều thức chong chong. Bà Thuận càng trở nên gầy nhỏ, khẳng khiu. Tỷ lệ nghịch với sự hao hụt ấy, lòng đố kỵ của bà mẹ cứ tăng dần lên. Đôi mắt của bà đêm đêm vẫn cháy đỏ một cách ma quái. Và lạ thay nước da trắng nõn của bà, một tháng đã trở nên đen đủi, dễ sợ. Điều này hẳn các nhà y học sẽ hết sức kinh ngạc. Da trắng, liên quan đến bí mật các ẩn số về gien di truyền. Vậy mà sự bùng nổ tâm lý đã tác động mạnh đến cấu trúc vi mô trong các tế bào. Nó phủ định cái cũ tạo nên cái mới. Việc bà Thuận trở nên gầy guộc, đen đủi là có thật. Càng về sau này, đôi mắt của bà càng trở nên ma quái. Nó không còn khả năng bộc lộ sự vui tươi, thiện ý. Đã đến tận cùng giới hạn của sức chịu đựng. Một hôm bà Thuận gọi phắt thằng Tuấn ra. Không dạy không bảo gì hết. Bà cấm! Tuấn im lặng không nói gì. Thâm tâm anh không đồng ý với mẹ. Bà gọi Loan tới. Con bé nen nét sợ hãi. Bà mắng té tát. Mày đừng có mà giết thằng Tuấn. Không nghe, bà tống cổ ra khỏi nhà. Loan khóc như mưa. Nhưng tạnh nước mắt, trong lòng con bé chợt nổi chông gai chĩa về phía bà mẹ. Một thế trận đã bày để chuẩn bị nghênh chiến. Tuấn là con bà, nhưng anh ấy là chồng tôi. Chả ai dễ gì lùi bước. Rồi bất chấp, chúng lại yêu nhau như điên như dại. Dường như trong thái độ của Loan có cái gì đó giống như sự thách thức. Cô công khai thúc đẩy tình yêu. Trước mặt bà Thuận, cô ép vào anh, nhặt sợi tóc rơi trên trán. Con người thù địch có sẵn trong mỗi nàng dâu ở Loan bắt đầu hiện diện. Nó đang chờ đợi và sẵn sàng đối mặt với bà Thuận. Hơn thế, cô còn có ý quyết đánh bại người mẹ trong cuộc giành giật sở hữu này.
Đêm đêm, các cuộc loã lồ, cô chẳng cần giữ gìn ý tứ nữa. Cô còn để mặc cho âm thanh phát ra một cách tự do. Tận cùng sự chịu đựng, bà Thuận đập mạnh xuống giường.
– Thằng Tuấn, mày ra đây.
– Anh không phải đi đâu hết.
– Có ra không?
– Không!
Sầm. Cánh cửa buồng bật gẫy tung. Tuấn luống cuống quỳ xuống chân mẹ. Loan đứng dậy trong tư thế hoàn toàn trần truồng. Cô kiêu hãnh, ngang nhiên bước xuống từng bước bên Tuấn. Cô ôm lấy vai anh giục đứng dậy. Cô còn có ý xác định sở hữu một cách công khai, nguy hiểm. Ung dung, tự tại nhưng lòng cô đang có những sụt lở, tổn thất ghê gớm. Sau cái vẻ thật tự nhiên đàng hoàng kia là một thái độ cứng rắn, quyết liệt, sẵn sàng giằng xé và chấp nhận cả cái chết.
– Cút! Đồ đĩ - Bà Thuận nghiến răng hét lên - Mày giết con tao. Mày hãm hại nó.
Loan càng dịu dàng vuốt ve Tuấn. Chồng cô khóc rưng rức. “Mẹ ơi! Con lạy mẹ”. “Cút ngay!”. Soạt. Bà Thuận rút con dao. Cuộc đấu đã lên đến tột đỉnh.
Muôn đời như vậy. Mẹ chồng và nàng dâu, cuộc đùa dai của tạo hoá, cuộc đấu vĩ đại. Lúc vờ vịt, giả dối, lúc bùng nổ như bom, như đạn bắn. Cuộc giành giật ấy muôn năm không có thắng và không có bại. May thay, hoá ra Tuấn lại tỉnh táo hơn cả. Anh cướp tay Loan kéo chạy. Dùng dằng, Loan muốn chết ngay tại cửa buồng của vợ chồng mình. Nhưng Tuấn khoẻ hơn đã kéo cô ào ra giữa đồng. Thiên nhiên mát mẻ, rộng lượng, thiện ý, cưu mang họ.
Hôm sau, và hôm sau nữa, Tuấn về để điều đình với mẹ. Nghe lời chồng, Loan đồng ý chấp nhận về xin lỗi bà Thuận. Nhưng không xong. Niềm tự ái của bà Thuận vẫn đang ở vị trí tột đỉnh. Hoặc mình Tuấn về, hoặc xéo cả.
Khôn ngoan, Tuấn kéo cả Loan về sụp lạy dưới chân bà. Không nhúc nhích, ý muốn của bà mẹ đã rắn lại như đá. Hàng xóm cũng mặc. Ông nào, bà nào, cũng chỉ như nước đổ lá khoai. Mẹ Tuấn vẫn ngồi im phăng phắc. Mắt bà như nhìn vào chỗ không người. Bà không thèm biết tới sự có mặt của Loan. Bà có một điều kiện và chỉ cần nói một lần: hoặc Tuấn về, hoặc xéo tất cả.
Tuấn cảm giác rõ sự hết lời của mình. Giới hạn cuối cùng của cuộc xin xỏ đã hết. Chợt anh mỉm cười mềm yếu và dễ dãi. Anh không thể chặt ba xác Loan ra được. Anh bỗng thấy lạnh run người. Anh im lặng đứng dậy, nước mắt cũng thôi chảy. Anh đi ra ngõ, anh vừa thấy loáng thoáng ý nghĩ. Thôi mẹ muốn thế cũng được. Anh sẽ ra đi vậy. Để cho các người ở lại giành giật, cắn xé lẫn nhau. Một khi đến yêu mà vẫn không biết yêu thì tồn tại sao nổi. Chính lúc đó, trong anh diễn ra cuộc biến đổi dữ dội. Anh cảm thấy cô đơn lạnh vắng, như đang lững thững bước trên miền đất nào đó rất xa lạ. Ở đó cái gì cũng chập chờn, mênh mông, nhấp nhô như gò như đống. Chân trời xa lúc ấy có màu hoàng hôn. Cái gì anh thấy cũng hư hư thực thực, xa vời. Loan gọi, nhưng anh không tỉnh. Vẫn câm lặng, ngơ ngác. Giữa đêm, anh tỉnh dậy và đi đâu mất tăm.
Hôm đó, tôi có việc leo lên hòn núi Để cao ngất. Từ trên cao, tôi chợt thấy nhà cửa, đất đai và cả con người mới nhỏ bé làm sao. Giống như những con kiến – Họ đi lại, vui chơi, cày ruộng, cấy lúa, yêu nhau rồi ghét bỏ nhau. Ấn tượng đó bây giờ tôi vẫn không quên.
PHẠM HOA
2- Vài suy nghĩ khi đọc truyện ngắn ĐÙA CỦA TẠO HÓA
Truyện ngắn ĐÙA CỦA TẠO HÓA của nhà văn Phạm Hoa đã miêu tả khá thành công tính cách nhân vật Tuấn, đại diện cho một trong những điểm yếu của người đàn ông hiện đại.
Tuấn là con trai duy nhất của một gia đình căn cơ, khá giả với đầy đủ lợi thế: Đẹp trai, học giỏi, hiếu thuận và lịch lãm. Bố hy sinh khi anh còn quá nhỏ, mẹ ở vậy thờ chồng nuôi con. Lớn lên trong tình yêu, sự hy sinh và kỳ vọng vô bờ của người mẹ, anh đã có tất cả: Đẹp trai, thành đạt, được mọi người quý trọng, cưới được cô vợ xinh đẹp thảo hiền. Nhưng thật oái oăm, hay như cách nói của nhà văn Phạm Hoa, gọi đó là trò đùa của tạo hóa, bỗng chốc anh trở thành trắng tay, như chưa tồn tại ở cõi đời.
Đọc ĐÙA CỦA TẠO HÓA, hình ảnh bà Thuận được tác giả khắc họa rất rõ nét và sinh động: Bản lĩnh mà yếu đuối, nhân hậu mà ghê gớm, bao dung mà ích kỷ... trước và sau khi Tuấn cưới vợ. Con người bà chứa đầy mâu thuẫn giữa cho và nhận, giữa tình thương và trách nhiệm vì tình yêu bà dành cho con theo kiểu “độc chiếm yêu thương”. Người đọc yêu bà đấy, cảm phục bà đấy nhưng cũng trách giận bà đấy, khó có thể cảm thông cho sự cứng rắn, ích kỷ đến mù quáng của bà sau khi Tuấn cưới vợ.
Xưa tới nay, muôn đời vẫn vậy, người mẹ luôn hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận mọi đắng cay, khổ cực, thậm chí đánh đổi cả mạng sống của mình để đứa con được hạnh phúc. Đó là lẽ thường tình, người mẹ nào cũng làm vậy, nhưng việc yêu con đến cạn kiệt bản năng làm mẹ như bà Thuận, người đời khó có thể chấp nhận. Người đọc, thậm chí có thể kính phục bà trong việc nuôi dạy Tuấn nên người, lo lắng chở che cho Tuấn đến quên bản thân mình nhưng không ai chấp nhận tình yêu kiểu “độc chiếm yêu thương” bà dành cho Tuấn. Đấy chính là điểm “thắt nút” buộc Tuấn phải tháo gỡ, là đầu mối bi kịch cuộc đời Tuấn, và cũng chính là bi kịch cuộc đời của một gia đình tưởng sẽ mãi ấm êm, hạnh phúc.
Trái ngược với hình ảnh bà Thuận, hình ảnh Tuấn hiện lên qua phác họa của Phạm Hoa thật yếu đuối và nhu nhược. Con người anh rất hoàn hảo về hình thức và tri thức, nhưng cứ nhàn nhạt về tính cách. Cả cuộc đời anh là một xâu chuỗi sự “răm rắp vâng lời”. Tuốt tuột anh làm theo ý mẹ, nghe theo sự sắp đặt của mẹ. Anh giỏi trong tri thức nhưng lại quá mù mờ về bổn phận của thằng đàn ông. Anh nhanh nhẹn, hoạt bát trong các mối quan hệ xã hội nhưng lại quá ngớ ngẩn trong ứng xử gia đình. Giữa hai người phụ nữ (mẹ và vợ), anh cư xử như một thằng “trẻ con”: Không chính kiến, không suy nghĩ, không hành động.
Mâu thuẫn giữa mẹ và vợ đã đẩy đến điểm đỉnh. Cuộc chiến giành giật “quyền sở hữu” Tuấn - (theo chữ của Nguyễn Kiên là “vùng khuất trong tiềm thức (...) có ẩn ức sinh lý”) - từ hai người đàn bà đã ở mức quyết liệt, một mất một còn mà hành động của Tuấn vẫn chỉ là: Luống cuống quỳ xuống chân mẹ, khóc rưng rức, van xin. Hành động “đáng kể” nhất của anh, được Phạm Hoa viết: “May thay, hóa ra Tuấn lại tỉnh táo hơn cả”, là kéo vợ chạy khỏi nhà, chạy ào ra đồng.
Giữa hai người phụ nữ yêu thương của mình, Tuấn không biết phải làm gì (mà đúng ra anh chẳng chịu làm gì cả). Anh bị họ giằng xé, đun đẩy. Anh là cái cớ để họ bám víu, để họ quyết chiến sống còn nhưng anh vẫn bàng quan, vô cảm. Với họ, anh chỉ là con xúc sắc xinh xinh, đẹp mắt cần phải độc chiếm. Với anh, họ là người thân yêu như ngàn vạn người khác ngoài xã hội. Phạm Hoa đã lột tả tất cả sự nhu nhược, ươn hèn và ích kỷ trong tâm lý và tính cách của Tuấn, chỉ qua một đoạn ngắn: “Tuấn cảm giác rõ sự hết lời của mình. Giới hạn cuối cùng của cuộc xin xỏ đã hết. Chợt anh mỉm cười mềm yếu và dễ dãi. Anh không thể chặt xác Loan ra làm ba được. Anh bỗng thấy lạnh run người. Anh im lặng đứng dậy, nước mắt cũng thôi chảy. Vừa đi ra ngõ, anh vừa thấy loáng thoáng ý nghĩ. Thôi mẹ muốn thế nào cũng được. Anh sẽ ra đi vậy. Để cho các người ở lại giành giật, cắn xé lẫn nhau. Một khi đến yêu mà vẫn không biết yêu thì tồn tại sao nổi. Chính lúc đó, trong con người anh như diễn ra cuộc biến đổi dữ dội. Anh cảm thấy cô đơn, lạnh vắng, như đang lững thững bước trên miền đất nào đó rất xa lạ.” Vâng! Tuấn đã “biến đổi dữ dội” (!) để nhận ra sự cô đơn, vô vị, bất lực của mình nhưng anh vẫn không làm gì, ngoài hành động bỏ trốn. Người đọc cảm mến anh ở những trang đầu bao nhiêu thì nay bực tức anh bấy nhiêu, thậm chí lên án anh vì hành động trốn chạy, vô trách nhiệm của mình.
Ích kỷ và nhu nhược phải chăng là tính cách tạo nên con người Tuấn? Thằng đàn ông có dáng dấp mạnh mẽ, thành đạt của anh chỉ là vỏ bọc của một tâm hồn yếu đuối, bạc nhược, của suy nghĩ rất con trẻ chẳng biết làm gì và thật xa lạ với xã hội, đại diện cho những “cậu ấm” suốt ngày quẩn quanh bên mẹ, yêu mẹ bằng sự tôn thờ tuyệt đối. Kết thúc truyện, hay kết thúc bi kịch cuộc đời Tuấn là sự tan vỡ gia đình, là bước đi vô định của anh giữa màn đêm cô tịch, để mãi mãi không còn ai thấy sự tồn tại của anh trên cõi đời này.
Có lẽ Phạm Hoa đã gặp không ít người đàn ông kiểu như Tuấn trong cuộc sống nên đã xây dựng nhân vật Tuấn trong ĐÙA CỦA TẠO HÓA rất đặc trưng cho những chàng công tử chỉ được cái mẽ người “hào hoa và diêm dúa” nhưng vô tích sự ở đời. Qua tác phẩm của mình, Phạm Hoa cảnh báo: Nếu tình yêu của người mẹ dành cho cậu con trai theo kiểu “độc chiếm yêu thương” sẽ biến con mình trở thành người đàn ông nhu nhược, yếu đuối và ích kỷ, hay còn gọi là người đàn ông “nửa vời”, bị “cắt xén”. Sự ra đi của Tuấn là cần thiết cho cho sự chấm dứt hình ảnh người đàn ông “trẻ con” yếu đuối về tâm hồn, nhu nhược về tính cách đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại.
Làng Đá, mùa hè, năm 2002
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
0 Comment: