Vể miền Tây- Minh Triết
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
VỀ MIỀN TÂY
Quê hương Việt Nam ở đâu cũng đẹp. Mỗi vùng, miền có những nét đặc trưng riêng mà khi có dịp tham quan mới cảm nhận hết được. Khi nói đến đồng bằng sông Cửu Long là ta nghĩ ngay, đó là vùng sông nước mênh mông, chằng chịt kênh rạch, là vựa lúa bạt ngàn, đặc sản cây trái cùng thủy, hải sản vô cùng phong phú. Đã từ lâu tôi có nguyện vọng đến thăm và lần này mới thực hiện được.
Chúng tôi theo tour du lich, xuất phát từ quận 1, Sài Gòn và thành phần có thể nói là một thế giới thu nhỏ, gồm các anh chị Việt kiều đến từ các nước Mỹ, Đức, Canada, Úc, Thụy sĩ và các cặp đôi từ Vũng Tàu hay Hà Nội.Chúng tôi có một điểm chung là tình yêu đối với quê hương, đất nước. Chiếc xe bon bon chạy qua cao tốc Trung Lương, qua những cây cầu hiện đại nối Sài Gòn với các tỉnh miền tây càng thông thoáng, gần gũi hơn. Qua cầu Mỹ Thuận có con đường rẽ phải về Sa Đéc, tôi chợt nhớ đến cô bạn " bỏ cuộc chơi " từ rất trẻ hay những chuyến phiêu du về Rạch Giá, Hà Tiên từ hồi xa lắc. Đây là lần đầu tiên tôi đến với các thành phố có các cửa sông đổ ra biển Đông. Tôi ngỡ ngàng trước sự phát triển nhanh của các tỉnh này. Nhất là hệ thống các cây cầu vượt qua sông Tiền và sông Hậu. Nhìn dòng nước trôi dưới cầu, gợi tôi những kỷ niệm vui buồn trên các chuyến phà . Những chiếc phà năm xưa đã trở thành ký ức, là hình ảnh thân thương, ấn tượng khó phai mờ cho du khách khi trở lại vùng mênh mông sông nước. Những chuyến phà qua sông trên vùng châu thổ Cửu Long đã in sâu vào lòng người miền Tây. Rồi đây, theo dòng chảy của thời gian, những chiếc phà ấy không biết trôi dạt về đâu nhưng có lẽ nó để lại những hoài niệm, những yêu thương da diết trong sâu thẳm trái tim của mọi người.
Về miền Tây, chúng tôi có dịp tận mắt thấy những danh lam, thắng cảnh, những nền văn hóa đặc sắc nam bộ, để được nghe những nghệ nhân trình diễn đờn ca tài tử, cải lương, ca dao đậm chất tình người. Qua 4 ngày, chúng tôi được thăm viếng nơi tâm linh đa sắc màu tôn giáo như Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, Nhà Thờ Tắc Sậy ở Bạc Liêu, Chùa Dơi của người Khmer ở Sóc Trăng, Nhà Thờ cổ của người Nam Bộ thuộc xã Mỹ Khánh, Cần Thơ hay Thánh Thất Cao Đài. Chúng tôi cũng được xem qua những nơi khá sầm uất , chỉ có ở vùng sông nước như Bến Ninh Kiều, Chợ Nổi Cái Răng hay Cồn Phụng của ông Đạo Dừa. Ngoài ra, chúng tôi được chứng kiến nơi thờ tự danh nhân văn hóa Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người nổi tiếng về sự giàu có nhất nhì miền Tây, những mẫu chuyện về sự ăn chơi có một không hai, vang bóng một thời của Công tử Bạc Liêu.
Khi đến địa phận Cà Mau, tôi chợt nhớ lời bài hát Áo Mới Cà Mau: " Nghe nói Cà Mau xa lắm / ở cuối cùng bản đồ Việt Nam/ ... xuồng ghe ngày đêm không ngớt / người Cà Mau dễ thương vô cùng.". Thật vậy, Cà Mau khi xưa xa xôi, hẻo lánh giờ gần gũi, thuận lợi khi Quốc lộ xuyên Việt 1 A đến tận đất Mũi. Mặc dù đường nhựa còn nhỏ, nhầt là đoạn từ Năm Căn chỉ dành cho ô tô cọn. Xe chúng tôi dừng lại ở Năm Căn, được chuyển lên cao tốc, rẽ sóng qua sông Cửa Lớn, đựợc ngắm cảnh và hít thở bầu khí quyển vô cùng trong lành hai bên bờ sông. Qua hơn một giờ vượt sóng nước, qua vô số ngã ba, ngã tư với chằng chịt những rạch, luồng lạch, để lại những căn nhà hai bên bờ càng thưa thớt, vắng vẻ dần.để đến được Đất Mũi.
Trong tâm thức của mọi người, đất Mũi được xem là vùng đất thiêng liêng, điểm cực nam của Tổ quốc mà khi đặt chân đến, được chụp hình lưu niệm bên cột mốc, ai nấy đều cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.Chúng tôi khám phá , trải nghiệm nhiều điều thú vị nơi đây được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với hệ thống rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, nơi đây du khách có thể nhìn mặt trời mọc và lặn ở hai bờ biển đông - tây và mũi đất này đươc bồi đắp mỗi năm để có câu ca " đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi "
Tạm biệt mũi Cà Mau cũng trên chiếc cao tốc sau khi dùng bữa cơm trưa với các món hải sản thơm ngon và vài món quà lưu niệm. Trở về đất liền, tôi lại miên man suy nghĩ về những nơi mình đã đi qua với bao nhiêu cung bấc cảm xúc về miền sông nước mênh mông và cuộc sống giản dị, hiền hòa của người dân . Lòng bồi hồi, cảm động khi " Về Cà Mau là thấy thương em rồi ..."
Quê hương Việt Nam ở đâu cũng đẹp. Mỗi vùng, miền có những nét đặc trưng riêng mà khi có dịp tham quan mới cảm nhận hết được. Khi nói đến đồng bằng sông Cửu Long là ta nghĩ ngay, đó là vùng sông nước mênh mông, chằng chịt kênh rạch, là vựa lúa bạt ngàn, đặc sản cây trái cùng thủy, hải sản vô cùng phong phú. Đã từ lâu tôi có nguyện vọng đến thăm và lần này mới thực hiện được.
Chúng tôi theo tour du lich, xuất phát từ quận 1, Sài Gòn và thành phần có thể nói là một thế giới thu nhỏ, gồm các anh chị Việt kiều đến từ các nước Mỹ, Đức, Canada, Úc, Thụy sĩ và các cặp đôi từ Vũng Tàu hay Hà Nội.Chúng tôi có một điểm chung là tình yêu đối với quê hương, đất nước. Chiếc xe bon bon chạy qua cao tốc Trung Lương, qua những cây cầu hiện đại nối Sài Gòn với các tỉnh miền tây càng thông thoáng, gần gũi hơn. Qua cầu Mỹ Thuận có con đường rẽ phải về Sa Đéc, tôi chợt nhớ đến cô bạn " bỏ cuộc chơi " từ rất trẻ hay những chuyến phiêu du về Rạch Giá, Hà Tiên từ hồi xa lắc. Đây là lần đầu tiên tôi đến với các thành phố có các cửa sông đổ ra biển Đông. Tôi ngỡ ngàng trước sự phát triển nhanh của các tỉnh này. Nhất là hệ thống các cây cầu vượt qua sông Tiền và sông Hậu. Nhìn dòng nước trôi dưới cầu, gợi tôi những kỷ niệm vui buồn trên các chuyến phà . Những chiếc phà năm xưa đã trở thành ký ức, là hình ảnh thân thương, ấn tượng khó phai mờ cho du khách khi trở lại vùng mênh mông sông nước. Những chuyến phà qua sông trên vùng châu thổ Cửu Long đã in sâu vào lòng người miền Tây. Rồi đây, theo dòng chảy của thời gian, những chiếc phà ấy không biết trôi dạt về đâu nhưng có lẽ nó để lại những hoài niệm, những yêu thương da diết trong sâu thẳm trái tim của mọi người.
Về miền Tây, chúng tôi có dịp tận mắt thấy những danh lam, thắng cảnh, những nền văn hóa đặc sắc nam bộ, để được nghe những nghệ nhân trình diễn đờn ca tài tử, cải lương, ca dao đậm chất tình người. Qua 4 ngày, chúng tôi được thăm viếng nơi tâm linh đa sắc màu tôn giáo như Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, Nhà Thờ Tắc Sậy ở Bạc Liêu, Chùa Dơi của người Khmer ở Sóc Trăng, Nhà Thờ cổ của người Nam Bộ thuộc xã Mỹ Khánh, Cần Thơ hay Thánh Thất Cao Đài. Chúng tôi cũng được xem qua những nơi khá sầm uất , chỉ có ở vùng sông nước như Bến Ninh Kiều, Chợ Nổi Cái Răng hay Cồn Phụng của ông Đạo Dừa. Ngoài ra, chúng tôi được chứng kiến nơi thờ tự danh nhân văn hóa Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người nổi tiếng về sự giàu có nhất nhì miền Tây, những mẫu chuyện về sự ăn chơi có một không hai, vang bóng một thời của Công tử Bạc Liêu.
Khi đến địa phận Cà Mau, tôi chợt nhớ lời bài hát Áo Mới Cà Mau: " Nghe nói Cà Mau xa lắm / ở cuối cùng bản đồ Việt Nam/ ... xuồng ghe ngày đêm không ngớt / người Cà Mau dễ thương vô cùng.". Thật vậy, Cà Mau khi xưa xa xôi, hẻo lánh giờ gần gũi, thuận lợi khi Quốc lộ xuyên Việt 1 A đến tận đất Mũi. Mặc dù đường nhựa còn nhỏ, nhầt là đoạn từ Năm Căn chỉ dành cho ô tô cọn. Xe chúng tôi dừng lại ở Năm Căn, được chuyển lên cao tốc, rẽ sóng qua sông Cửa Lớn, đựợc ngắm cảnh và hít thở bầu khí quyển vô cùng trong lành hai bên bờ sông. Qua hơn một giờ vượt sóng nước, qua vô số ngã ba, ngã tư với chằng chịt những rạch, luồng lạch, để lại những căn nhà hai bên bờ càng thưa thớt, vắng vẻ dần.để đến được Đất Mũi.
Trong tâm thức của mọi người, đất Mũi được xem là vùng đất thiêng liêng, điểm cực nam của Tổ quốc mà khi đặt chân đến, được chụp hình lưu niệm bên cột mốc, ai nấy đều cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.Chúng tôi khám phá , trải nghiệm nhiều điều thú vị nơi đây được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với hệ thống rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, nơi đây du khách có thể nhìn mặt trời mọc và lặn ở hai bờ biển đông - tây và mũi đất này đươc bồi đắp mỗi năm để có câu ca " đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi "
Tạm biệt mũi Cà Mau cũng trên chiếc cao tốc sau khi dùng bữa cơm trưa với các món hải sản thơm ngon và vài món quà lưu niệm. Trở về đất liền, tôi lại miên man suy nghĩ về những nơi mình đã đi qua với bao nhiêu cung bấc cảm xúc về miền sông nước mênh mông và cuộc sống giản dị, hiền hòa của người dân . Lòng bồi hồi, cảm động khi " Về Cà Mau là thấy thương em rồi ..."
Minh Triết
0 Comment: