Đôi dép cũ- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
ĐÔI DÉP CŨ
Đang xếp lại những món đồ cũ đựng trong chiếc thùng để góc nhà khá lâu, được mẹ tôi cất giữ kỹ càng. Tôi nhận ra một đôi dép cũ chỉ qua một vài lần sử dụng, do vậy nó gần như còn mới. Cầm đôi dép trên tay mân mê tôi mới nhớ ra, đó chính là đôi dép Lào mà tôi đã mua nó tại chợ Hòa khánh- Đà nẵng mang về biếu mẹ vào dịp nghỉ hè năm thứ ba đại học.
Chiến tranh làm cho bà thêm vất vả, gia đình đã trải qua nhiều lần tản cư. Tôi nhớ lần ấy bà gom những tấm vải cũ may thành những cái ruột tượng và viết sẵn tên để các con đeo bên mình trong đó, chỉ có ít quần áo dùng để chạy loạn…
Nhìn công việc hàng ngày của mẹ, bà chịu rất nhiều vất vả vì tôi, nhưng lúc nào bà cũng tươi cười tôi chỉ biết cố gằng học thật tốt để mẹ yên lòng. Sạp hàng xén nhỏ khiêm tốn bên hông chợ, đôi quang gánh ấy bao năm đã mòn nhẳn, mẹ đã tất tả trên những bước chân vẹt mòn không biết bao nhiêu đôi dép. Mẹ vẫn âm thầm một nắng hai sương, những nét hằn in rõ trên khuôn mặt sạm nắng của người.
Ngày ấy tôi học xa nhà, công việc gia đình tôi không thể giúp gì được, sống ký túc xá ở trường, tiền mẹ cho thêm để tiêu vặt không nhiều, tôi cố gắng tiết kiệm nhưng góp lâu thành lớn. Mẹ không thiếu dép để mang, nhưng tôi muốn thể hiện tấm lòng của mình. Và ý định ấy tôi sẽ đi mua cho mẹ một đôi dép mới. Với tôi thì hạnh phúc vô cùng. Hôm ấy,qua ánh mắt của rất bất ngờ của mẹ, hình như bà giận nhưng tôi biết mẹ rất vui. Thế rồi mẹ cầm đôi dép cất đi và bảo rằng để dành vì đôi này đang còn dùng được..
Thời ấy - Đoàn xe quá cảnh sang Lào đối diện trước cổng trường Bách khoa Đà Nẵng. Bọn sinh viên râm rang kháo nhau nhiều chuyện về đường 9 rất ly kỳ gắn liền với hai từ “hàng lậu” một thời “khét tiếng” hùng hậu đoàn xe “quá cảnh”. Những mặt hàng hiếm của Thái Lan như bột ngọt in hình cái muỗng, thuốc lá Samit, 555, vải vóc, quần bò Levi’s, áo Jean , dép lào... cho đến các mặt hàng kháng sinh tân dược được tuồn về
Thời ấy, mỗi ký gạo, mỗi mét vải, mỗi ký đường lạng thịt đều phân phối bằng định mức tem phiếu, cái đói thời bao cấp được chia đều cho mỗi gia đình trong Nam, ngoài Bắc.
Đôi dép Lào được xem là thứ hàng hiếm không dễ gì ai sở hữu, bền chắc dễ sử dụng cho cả nam lẫn nữ. Là model một thời của đám thanh niên đi làm việc, họp hành ngay cả đi dự tiệc tùng cưới hỏi, thậm chí đôi dép Lào xem là vật bất ly thân. Cho thấy những món hàng hàng ngoại nhập khi đó cho thấy giá trị biết chừng nào??
Đôi dép ấy giờ đã cũ dần theo năm tháng, nó từng theo chân mẹ tôi vượt qua muôn vàn thử thách về một thời chiến tranh đầy gian nan khốn khó nhưng tràn đầy hạnh phúc. Có lẽ những kỷ niệm đó tôi chưa viết trong bất cứ ở trang sách nào. Tôi lại cất đi và giữ gìn như một báu vật và thật là vô giá khi còn có mẹ
TRẦN VIỆT
Đang xếp lại những món đồ cũ đựng trong chiếc thùng để góc nhà khá lâu, được mẹ tôi cất giữ kỹ càng. Tôi nhận ra một đôi dép cũ chỉ qua một vài lần sử dụng, do vậy nó gần như còn mới. Cầm đôi dép trên tay mân mê tôi mới nhớ ra, đó chính là đôi dép Lào mà tôi đã mua nó tại chợ Hòa khánh- Đà nẵng mang về biếu mẹ vào dịp nghỉ hè năm thứ ba đại học.
Chiến tranh làm cho bà thêm vất vả, gia đình đã trải qua nhiều lần tản cư. Tôi nhớ lần ấy bà gom những tấm vải cũ may thành những cái ruột tượng và viết sẵn tên để các con đeo bên mình trong đó, chỉ có ít quần áo dùng để chạy loạn…
Nhìn công việc hàng ngày của mẹ, bà chịu rất nhiều vất vả vì tôi, nhưng lúc nào bà cũng tươi cười tôi chỉ biết cố gằng học thật tốt để mẹ yên lòng. Sạp hàng xén nhỏ khiêm tốn bên hông chợ, đôi quang gánh ấy bao năm đã mòn nhẳn, mẹ đã tất tả trên những bước chân vẹt mòn không biết bao nhiêu đôi dép. Mẹ vẫn âm thầm một nắng hai sương, những nét hằn in rõ trên khuôn mặt sạm nắng của người.
Ngày ấy tôi học xa nhà, công việc gia đình tôi không thể giúp gì được, sống ký túc xá ở trường, tiền mẹ cho thêm để tiêu vặt không nhiều, tôi cố gắng tiết kiệm nhưng góp lâu thành lớn. Mẹ không thiếu dép để mang, nhưng tôi muốn thể hiện tấm lòng của mình. Và ý định ấy tôi sẽ đi mua cho mẹ một đôi dép mới. Với tôi thì hạnh phúc vô cùng. Hôm ấy,qua ánh mắt của rất bất ngờ của mẹ, hình như bà giận nhưng tôi biết mẹ rất vui. Thế rồi mẹ cầm đôi dép cất đi và bảo rằng để dành vì đôi này đang còn dùng được..
Thời ấy - Đoàn xe quá cảnh sang Lào đối diện trước cổng trường Bách khoa Đà Nẵng. Bọn sinh viên râm rang kháo nhau nhiều chuyện về đường 9 rất ly kỳ gắn liền với hai từ “hàng lậu” một thời “khét tiếng” hùng hậu đoàn xe “quá cảnh”. Những mặt hàng hiếm của Thái Lan như bột ngọt in hình cái muỗng, thuốc lá Samit, 555, vải vóc, quần bò Levi’s, áo Jean , dép lào... cho đến các mặt hàng kháng sinh tân dược được tuồn về
Thời ấy, mỗi ký gạo, mỗi mét vải, mỗi ký đường lạng thịt đều phân phối bằng định mức tem phiếu, cái đói thời bao cấp được chia đều cho mỗi gia đình trong Nam, ngoài Bắc.
Đôi dép Lào được xem là thứ hàng hiếm không dễ gì ai sở hữu, bền chắc dễ sử dụng cho cả nam lẫn nữ. Là model một thời của đám thanh niên đi làm việc, họp hành ngay cả đi dự tiệc tùng cưới hỏi, thậm chí đôi dép Lào xem là vật bất ly thân. Cho thấy những món hàng hàng ngoại nhập khi đó cho thấy giá trị biết chừng nào??
Đôi dép ấy giờ đã cũ dần theo năm tháng, nó từng theo chân mẹ tôi vượt qua muôn vàn thử thách về một thời chiến tranh đầy gian nan khốn khó nhưng tràn đầy hạnh phúc. Có lẽ những kỷ niệm đó tôi chưa viết trong bất cứ ở trang sách nào. Tôi lại cất đi và giữ gìn như một báu vật và thật là vô giá khi còn có mẹ
TRẦN VIỆT
0 Comment: