Lúa lốc- Hà An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
LÚA LỐC
Sau nhiều năm lăn lộn, bương chải nơi đất khách quê người, anh trở về quê cũ và thăm lại cố nhân, Bông- người yêu của anh ngày xưa. Cuộc hội ngộ diễn ra ngập tràn cảm xúc với những giọt lệ buồn vui của hai người. Bây giờ chỉ là:
Bông đã đãi anh một bữa bánh xèo- món mà cô biết ngày xưa anh ưa thích. Bên bếp than hồng nóng nực, mặt cô đỏ bừng, những giọt mồ hôi đỗ trên trán, rịn ra sau lưng áo; cô kỳ công, cặm cụi đỗ những chiếc bánh thật ngon cho anh thưởng thức. Anh nhìn cô, lòng dạt dào thương cảm.
- Anh thấy ăn có được không? Ăn rau nhiều nha. Rau sạch em hái trong vườn đó. Bông nói.
Anh nhìn những chiếc bánh xèo thơm giòn, đầy ắp tôm , thịt, trứng… gắp một cái ăn thử rồi anh nói:
- Bánh ngon lắm cô chuyên gia ẩm thực à. Nhưng anh vẫn nhớ những chiếc bánh xèo làm bằng bột gạo lúa lốc . Nó giòn dai, ngon khó tả.
- Ừ, hồi đó chỉ ăn bánh xèo vỏ chấm mắm nêm sao mà ngon ghê. Bông tiếp lời.
- Mà hồi đó mấy món bánh xèo, bánh bèo, bánh đúc… đều làm bằng bột gạo từ lúa lốc, ăn thật hấp dẫn. Bây giờ giống lúa ấy không còn nữa, tiếc ghê ! Bông nói.
Bâng khuâng anh nhớ lại kỷ niệm một thời gian gian khổ đã qua…
Ngày ấy, gia đình anh cùng với nhiều gia đình khác rời thành phố ra ngoài ven đô khai khẩn những ngọn đồi hoang để canh tác mưu sinh. Những bụi le cùng với cây nhỏ mọc rãi rác trên đồi nên ai ra định cư ở đây đều ngao ngán, nhưng với quyết tâm vượt gian khó cộng thêm đó là con đường duy nhất để sinh sống nên mọi người thành lập các tổ, đội đi trục gốc le, cây cối. Trong tổ của anh tình cờ có Bông; nhìn dáng mảnh khảnh của cô học trò vừa thôi học, anh hơi thấy thất vọng: “ cô bé tẹo tèo teo này làm sao mà có sức bứng gốc le, gốc cây cơ chứ”, anh nghĩ thầm trong bụng. Nhưng trái với suy nghĩ của anh, Bông là người giúp ích rất nhiều trong tổ; ngoài phụ họa làm việc với đám thanh niên của anh, cô là người đi tìm các “giọt” để lấy nước cho mọi người giải khát, nấu các bữa trưa cơm nóng, canh sốt thay cho thức ăn nguội lạnh mà trước đây phải mang theo. Cả tổ có những bữa ăn huy hoàng do cô chế biến khi trục gốc le bắt được con “dúi” nằm dưới.
Anh còn nhớ vì lao động quá sức, nơi ăn chốn ở sơ sài nên anh ngã bệnh nặng. Uống thuốc sốt rét trạm xá cấp không khỏi; khi ấy Bông luôn ở bên cạnh anh, cô nghẹn ngào, rơi nước mắt khi thấy anh càng ngày càng tiều tụy. Cuối cùng, Bông tìm cách về phố, bán chiếc nhẫn vàng mà cô để thủ thân, lùng sục mua thuốc ngoại cho anh. Nhờ đó anh dần dần hồi phục. Lúc đó anh thấy cảm kích và yêu thương anh dành cho Bông thật tha thiết…
Sau vài tháng trôi qua, công việc khẩn hoang cũng đã xong. Những chiếc máy cày “nhà nước” bắt đầu cày xới những mãnh đất rộng bao la .
Khi một vài cơn mưa thấm đất, mọi người rộn ràng ra đồng để tỉa lúa, trồng mì (sắn), khoai lang…Rồi qua những giai đoạn làm cỏ, bón phân, mọi người náo nức chờ ngày thu hoạch.
Kết quả không như ý muốn của các nhà nông mới ‘ra lò” ở đây. Lúa lốc mặc dầu trồng với diện tích rộng lớn vẫn không cho nhiều sản lượng như mong muốn, không thể giúp mọi người ăn tới giáp hạt. Vì thế gạo lúa lốc dù không thơm dẻo, rất cứng khi để nguội, mọi gia đình đều cố gắng gìn giữ, xem như thứ quí trong nhà. Có lúc họ phải lấy khoai làm cơm và đọt rau lang là thức ăn để thay cho gạo để kéo dài tới vụ mùa kế tiếp…
Tuy nhiên gạo lúa lốc đem xay thành bột để làm các loại bánh thì khi ăn vào không thể nào quên. Vì thế, lâu lâu Bông lại lén xúc gạo của gia đình, sẵn nhà có cối xay, cô xay thành bột đỗ bánh xèo đem tới cho anh. Có lẻ đó là những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong anh, vừa nhìn Bông ngồi bên cạnh, vừa thưởng thức món bánh do tự tay cô làm.
Một kỷ niệm thật khó quên khi anh đang giật tùng tảng đất ném ra sau, còn Bông lo vơ những đám cỏ đưa lên bờ, bất chợt cô vừa hét vừa nhảy lên lưng anh. Thì ra những con đĩa to bằng ngón tay út đang bám lên chân cô làm cô sợ đến tái mặt! Anh buộc lòng phải cõng cô lên bờ. Từ đó, cô không dám xuống ruộng nữa.
Rồi cánh đồng ruộng nước cũng hình thành. Anh và Bông được đội sản xuất cử đi đến một địa phương có làm ruộng để đổi lúa lốc lấy giống lúa nước.
Ngày chia tay giống lúa lốc cũng là ngày anh chia tay với Bông để tìm một hướng mới cho tương lai. Anh kéo chiếc xe “cộ” chở hơn 1 tạ thóc giống,còn Bông theo sau phụ đẩy; họ ì ạch đi gần chục cây số băng qua con đường đất đầy ổ gà gập ghềnh. Khi đổi được giống và trở về thì nắng chang chang, cả hai người đều đỗ mồ hôi nhễ nhại từ mặt đến thân mình. Họ tạm nghỉ dưới tán một cây đa, chia nhau hớp từng ngụm chè xanh trong chiêc bi- đông mang theo. Lúc này anh mới thổ lộ với Bông:
- Ngày mai anh phải đi xa để tìm cách đổi đời em ạ. Cứ chôn dí nơi đây thì không biết khi nào mới khá được…
Bông thút thít khóc, nước mắt chan hòa với mồ hôi. Cô nói:
- Rồi anh bỏ em thật sao?
- Không, khi nào làm ăn khấm khá, anh sẽ sớm tìm em và xin cha mẹ cho em ở cùng với anh… Anh vừa ôm vai Bông vừa nói.
- Thật nhé!
-Anh hứa…
Họ tâm sự với nhau một lúc, rồi lên đường về. Họ di chuyển thật nặng nề, có lẽ vì mệt mỏi và trong lòng họ nặng trĩu nỗi ưu tư.
Lời hứa của anh theo gió thoảng, mây bay vì phải mất thời gian dài anh mới có công ăn, việc làm ổn định. Còn Bông không thể chờ đợi thêm nữa nên đã đi lấy chồng. Nhưng bất hạnh thay, anh chồng này đã sớm qua đời vì một tai nạn giao thông, còn cô vẫn ở một mình cho tới ngày nay.
Anh chợt ngưng dòng suy tưởng, nhìn Bông, mái tóc màu muối tiêu và khẻ thở dài…
Sau nhiều năm lăn lộn, bương chải nơi đất khách quê người, anh trở về quê cũ và thăm lại cố nhân, Bông- người yêu của anh ngày xưa. Cuộc hội ngộ diễn ra ngập tràn cảm xúc với những giọt lệ buồn vui của hai người. Bây giờ chỉ là:
… tình cờ đất khách gặp nhau: Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi.
(thơ Phan Khôi)
Bông đã đãi anh một bữa bánh xèo- món mà cô biết ngày xưa anh ưa thích. Bên bếp than hồng nóng nực, mặt cô đỏ bừng, những giọt mồ hôi đỗ trên trán, rịn ra sau lưng áo; cô kỳ công, cặm cụi đỗ những chiếc bánh thật ngon cho anh thưởng thức. Anh nhìn cô, lòng dạt dào thương cảm.
- Anh thấy ăn có được không? Ăn rau nhiều nha. Rau sạch em hái trong vườn đó. Bông nói.
Anh nhìn những chiếc bánh xèo thơm giòn, đầy ắp tôm , thịt, trứng… gắp một cái ăn thử rồi anh nói:
- Bánh ngon lắm cô chuyên gia ẩm thực à. Nhưng anh vẫn nhớ những chiếc bánh xèo làm bằng bột gạo lúa lốc . Nó giòn dai, ngon khó tả.
- Ừ, hồi đó chỉ ăn bánh xèo vỏ chấm mắm nêm sao mà ngon ghê. Bông tiếp lời.
- Mà hồi đó mấy món bánh xèo, bánh bèo, bánh đúc… đều làm bằng bột gạo từ lúa lốc, ăn thật hấp dẫn. Bây giờ giống lúa ấy không còn nữa, tiếc ghê ! Bông nói.
Bâng khuâng anh nhớ lại kỷ niệm một thời gian gian khổ đã qua…
Ngày ấy, gia đình anh cùng với nhiều gia đình khác rời thành phố ra ngoài ven đô khai khẩn những ngọn đồi hoang để canh tác mưu sinh. Những bụi le cùng với cây nhỏ mọc rãi rác trên đồi nên ai ra định cư ở đây đều ngao ngán, nhưng với quyết tâm vượt gian khó cộng thêm đó là con đường duy nhất để sinh sống nên mọi người thành lập các tổ, đội đi trục gốc le, cây cối. Trong tổ của anh tình cờ có Bông; nhìn dáng mảnh khảnh của cô học trò vừa thôi học, anh hơi thấy thất vọng: “ cô bé tẹo tèo teo này làm sao mà có sức bứng gốc le, gốc cây cơ chứ”, anh nghĩ thầm trong bụng. Nhưng trái với suy nghĩ của anh, Bông là người giúp ích rất nhiều trong tổ; ngoài phụ họa làm việc với đám thanh niên của anh, cô là người đi tìm các “giọt” để lấy nước cho mọi người giải khát, nấu các bữa trưa cơm nóng, canh sốt thay cho thức ăn nguội lạnh mà trước đây phải mang theo. Cả tổ có những bữa ăn huy hoàng do cô chế biến khi trục gốc le bắt được con “dúi” nằm dưới.
Anh còn nhớ vì lao động quá sức, nơi ăn chốn ở sơ sài nên anh ngã bệnh nặng. Uống thuốc sốt rét trạm xá cấp không khỏi; khi ấy Bông luôn ở bên cạnh anh, cô nghẹn ngào, rơi nước mắt khi thấy anh càng ngày càng tiều tụy. Cuối cùng, Bông tìm cách về phố, bán chiếc nhẫn vàng mà cô để thủ thân, lùng sục mua thuốc ngoại cho anh. Nhờ đó anh dần dần hồi phục. Lúc đó anh thấy cảm kích và yêu thương anh dành cho Bông thật tha thiết…
Sau vài tháng trôi qua, công việc khẩn hoang cũng đã xong. Những chiếc máy cày “nhà nước” bắt đầu cày xới những mãnh đất rộng bao la .
Khi một vài cơn mưa thấm đất, mọi người rộn ràng ra đồng để tỉa lúa, trồng mì (sắn), khoai lang…Rồi qua những giai đoạn làm cỏ, bón phân, mọi người náo nức chờ ngày thu hoạch.
Kết quả không như ý muốn của các nhà nông mới ‘ra lò” ở đây. Lúa lốc mặc dầu trồng với diện tích rộng lớn vẫn không cho nhiều sản lượng như mong muốn, không thể giúp mọi người ăn tới giáp hạt. Vì thế gạo lúa lốc dù không thơm dẻo, rất cứng khi để nguội, mọi gia đình đều cố gắng gìn giữ, xem như thứ quí trong nhà. Có lúc họ phải lấy khoai làm cơm và đọt rau lang là thức ăn để thay cho gạo để kéo dài tới vụ mùa kế tiếp…
Tuy nhiên gạo lúa lốc đem xay thành bột để làm các loại bánh thì khi ăn vào không thể nào quên. Vì thế, lâu lâu Bông lại lén xúc gạo của gia đình, sẵn nhà có cối xay, cô xay thành bột đỗ bánh xèo đem tới cho anh. Có lẻ đó là những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong anh, vừa nhìn Bông ngồi bên cạnh, vừa thưởng thức món bánh do tự tay cô làm.
*
* *
Sản lượng trên những cánh đồng mỗi lúc mỗi sút kém, lý do là đất đồi bị nước mưa sói mòn,cây trồng không được bón phân chuồng nên cho năng suất kém, do đó tình trạng thiếu đói ngày càng trầm trọng. Trước tình hình đó, bà con trong thôn xóm rủ nhau xuống các vùng thung lũng, đầm lầy để khai phá thành ruộng nước, dĩ nhiên có sự tham gia của đám thanh niên như anh, Bông…* *
Một kỷ niệm thật khó quên khi anh đang giật tùng tảng đất ném ra sau, còn Bông lo vơ những đám cỏ đưa lên bờ, bất chợt cô vừa hét vừa nhảy lên lưng anh. Thì ra những con đĩa to bằng ngón tay út đang bám lên chân cô làm cô sợ đến tái mặt! Anh buộc lòng phải cõng cô lên bờ. Từ đó, cô không dám xuống ruộng nữa.
Rồi cánh đồng ruộng nước cũng hình thành. Anh và Bông được đội sản xuất cử đi đến một địa phương có làm ruộng để đổi lúa lốc lấy giống lúa nước.
Ngày chia tay giống lúa lốc cũng là ngày anh chia tay với Bông để tìm một hướng mới cho tương lai. Anh kéo chiếc xe “cộ” chở hơn 1 tạ thóc giống,còn Bông theo sau phụ đẩy; họ ì ạch đi gần chục cây số băng qua con đường đất đầy ổ gà gập ghềnh. Khi đổi được giống và trở về thì nắng chang chang, cả hai người đều đỗ mồ hôi nhễ nhại từ mặt đến thân mình. Họ tạm nghỉ dưới tán một cây đa, chia nhau hớp từng ngụm chè xanh trong chiêc bi- đông mang theo. Lúc này anh mới thổ lộ với Bông:
- Ngày mai anh phải đi xa để tìm cách đổi đời em ạ. Cứ chôn dí nơi đây thì không biết khi nào mới khá được…
Bông thút thít khóc, nước mắt chan hòa với mồ hôi. Cô nói:
- Rồi anh bỏ em thật sao?
- Không, khi nào làm ăn khấm khá, anh sẽ sớm tìm em và xin cha mẹ cho em ở cùng với anh… Anh vừa ôm vai Bông vừa nói.
- Thật nhé!
-Anh hứa…
Họ tâm sự với nhau một lúc, rồi lên đường về. Họ di chuyển thật nặng nề, có lẽ vì mệt mỏi và trong lòng họ nặng trĩu nỗi ưu tư.
Lời hứa của anh theo gió thoảng, mây bay vì phải mất thời gian dài anh mới có công ăn, việc làm ổn định. Còn Bông không thể chờ đợi thêm nữa nên đã đi lấy chồng. Nhưng bất hạnh thay, anh chồng này đã sớm qua đời vì một tai nạn giao thông, còn cô vẫn ở một mình cho tới ngày nay.
Anh chợt ngưng dòng suy tưởng, nhìn Bông, mái tóc màu muối tiêu và khẻ thở dài…
Hà An 1/8/2019
0 Comment: