Một thời binh lửa (kỳ 4)- Phan Nhật Bắc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
MỘT THỜI BINH LỬA
Tôi vừa ló đầu vào phòng trực thì thấy 2 sỹ quan cận vệ của ông Tướng C tham mưu trưởng hành quân Quân khu 2 đang đứng dưới chân một cô gái nằm ngay trên giường trực của tôi. Không hiểu ất giáp gì hết, nhìn lên chai nước biển màu vàng óng protein, tôi hỏi y tá trực ai vậy? - Bồ nhí ông C. Tôi lắc đầu bỏ ra ngoài thì đụng ngay ông tướng xuống xe, chiếc xe Jeep lùn láng o cần truyền tin chằng chịt, 2 khẩu súng M18 nằm trên ghế trưởng xa được bao da bò màu nâu có nệm tựa đầu vì ông tướng nầy béo núc như một ông ba tàu chợ lớn. Tôi không kịp chào vì ông đi vào phòng Chỉ huy trưởng như cơn gió. Thật ngán ngẫm khi người Mỹ chuẩn bị rút, miền Nam chỉ thoi thóp sống theo từng đồng tiền dollars viện trợ cắt xén đến mức cạn kiệt, còn mấy ông Tướng Quảng Lạc (*) phường chèo dường như bình chân như vại.
- Cô gái nhập viện hồi nào vây?
- Hôm qua, ca trực của tôi.
- Mình có nhiệm vụ gì với cô nầy ?
- Thì làm cho cổ khỏe lại, ông ta chơi dữ quá thốn dây chằng. Hồ sơ đây, con bé 19 tuổi, cao 1m 65, nặng 38 ký.
- Mẹ, ông ta cỡ trăm ký là ít. Thôi anh bàn giao tôi nhận.
Tôi đi vào căn phòng trực nhỏ với 4 người làm tôi khó thở. Chợt chuông điện thoại reo, y tá Đức bắt máy nhìn tôi:
- Ông lên trình diện bác sỹ Lý
Tôi giật mình chuyện gì đây ? Ném vội ống nghe tôi đi nhanh lên phòng Chỉ huy trưởng bệnh viện và gõ cửa:
- Vào đi
Tôi choáng váng vì ông C ngồi bảnh chọe trong ghế bành nhìn tôi, tôi đứng nghiêm chào trình diện hai ông
- Anh có biết chào kính thượng cấp không?
- Thưa thiếu tá biết
- Sao anh không chào tướng C khi nãy?
Tôi chợt nhớ là mình không chào ông ta, nên nói:
- Em xin lỗi vì Thiếu tướng đi nhanh quá em không kịp nhìn thấy cấp bậc
Ông C làm thinh nhìn tôi từ đầu đến chân rồi nói:
- Tôi tha anh lần nầy, lần sau 10 ngày trọng cấm. Thôi về đi
Tôi chào lui ra với sự phẫn nộ trong lòng. Chợt nhớ chuyện Bác sỹ Hà Thúc Nhơn bị Lý Bá Phẩm tỉnh trưởng Nha Trang giết, bác sỹ Phạm Bá Lương binh bạn ôm lựu đạn ra ngồi trước quốc hội phản đối chính quyền dung dưỡng bọn tham nhũng ăn chặn tiền bệnh nhân… Tôi đang sống trong một chế độ không khá được, chắc cũng có ngày bị áp bức rồi ôm lựu đạn ra ngồi ngay dinh ông Thiệu quá(?!)
Đường đời lắm chông gai, tôi muốn đi phép để xoá bớt căng thẳng sau cái chết của thằng bạn. Tôi muốn về Sài Gòn ghé thăm nhà nó, tạm dừng công việc nhàm chán nơi nầy. Thảo vội đơn xin phép ngày hôm sau tôi nộp lên phòng bác sỹ chỉ huy, lại chợt nhớ tới khoá học sắp tới Trường quân y gởi về đơn vị có tên mình. Y như rằng ông Chỉ huy trưởng phán câu xanh rờn:
- Anh có thực sự cần đi phép không ? Vì một tháng nữa sẽ học khoá nội khoa cấp 3, tôi khó giải quyết đi phép lúc nầy được.
Tôi lui ra, thôi chờ một tháng nữa cũng chẳng sao…
Có đôi lần bệnh viện tổ chức đi khám bệnh phát thuốc cho buôn làng, nhưng sợ Việt cộng nên chúng tôi trang bị tận răng. - Hoà bình rồi hả ? Ông già làng biết tiếng Việt và đọc được chữ E đê viết theo mẫu tự La tinh hỏi tôi
- Ừ hết rồi, thằng quốc gia hết đánh với thằng cán bộ rồi.
- Mày nói thiệt không ? Tao sợ con chim lạ trên trời năm trước nó ỉa xuống chết hết ba sóc.
Tôi và cả đám cùng bật cười. Con chim lạ là máy bay B52 dội bom năm 1972 làm rừng KonTum cháy rụi, những gốc cây to bằng ba người ôm còn bật gốc theo mưa lũ trôi dạt về thành phố thì sức người da thịt làm sao chịu nỗi. Tôi lại nhớ đến anh tù binh dạo ấy bây giờ chắc chuẩn bị trao đổi tù binh tại Thanh an Pleiku.
Già làng lên tiếng:
- Thầy thuốc, thằng Quốc gia có muối và thuốc cho tụi tao không ? Trên trời nó có còn làm mưa trắng không ? Thằng cán bộ nói tụi bây bán nước xấu lắm. Tao nói thằng quốc gia nó không bán nước, nó bán bánh mì, nước nhiều lắm dưới sông dưới suối, đâu thiếu ai mua đâu mà bán.
Bọn tôi cười sặc sụa. Họ sợ chúng tôi không cho muối và thuốc chống sốt rét. Tụi Mỹ rải thuốc khai quang hàng ngày ngay trên đầu chúng tôi, họ lại tưởng Mỹ làm mưa. Khái niệm về “nước” và “lãnh thổ” của nhiều người trong số họ đúng là bù trất dù có cán bộ cộng sản cố gắng tuyên truyền hàng đêm, rồi lực lượng Fulro tranh đấu cho cao nguyên tự trị theo sự giật dây của tình báo Pháp ra sức lôi kéo, cả đến VNCH với bộ Sắc tộc vụ- Tỉnh trưởng Pleiku là người E đê cấp đại tá nhưng chẳng có quyền hành gì.
Tôi chào ông già làng và đám em nhỏ đen đủi trong buôn Thượng quay về với lòng nặng nề. Không có chút bánh kẹo cho lũ trẻ, chúng tôi quên mất. Thôi kỳ tới…
- Em sao vậy ? tôi đỡ Huyền hỏi
- Em, em à không sao.
Tôi cười bảo em nếu thích nghề y tá thì tôi giúp, sắp tới bệnh viện có khoá cc1 quân y em về làm đơn kèm bằng trung học, tôi sẽ trình lên bác sỹ chỉ huy trưởng cho em nhập khoá. Nhưng phải mặc áo dài khi đi học, và tụi lính nó chọc ghẹo ghê lắm em chịu đựng được không? Huyền gật đầu. Tôi quen Huyền từ đó.
Nhà nàng nghèo quá chiếc áo dài ngắn cũng lâu rồi không dùng, nàng đem hỏi tôi
- Áo nầy được không anh?
Tôi lắc đầu:
- Thôi anh may cho em chiếc áo mới.
Nàng vui mừng bá cổ tôi như đứa em gái làm tôi nhớ em tôi và bài văn nó làm tôi đọc lén trong trang vở học. Nó viết: “Tôi sinh ra đời trong một ngôi sao xấu ,nhà nghèo khi đi học không có một chiếc áo dài vải tốt. Tôi mặc cái áo vải rẻ tiền nhất. Bạn bè không ai thương, những con bạn nhà giàu làm tôi khóc nhiều. Đôi khi tôi muốn nghỉ học vì con gái đâu cần học nhiều như mẹ tôi thường nói, nhưng ba tôi thì khuyên ráng học sau nầy làm cô giáo. Chức cô giáo làm tôi cứng cỏi và ham học hơn. Tôi mong anh tôi về mai nầy cho tôi một chiếc áo dài mới tôi sẽ hãnh diện với bạn bè …” Bài văn làm tôi lặng người nhận ra tôi đã quá thờ ơ trước sự thiếu thốn của em tôi, các ông anh tôi thì có vợ con nheo nhóc đâu nghĩ đến một đứa em đang học lớp 9… Tôi nhủ thầm sẽ mua thêm cho nó vải may áo dài để đi học .
Nhìn Huyền thướt tha trong tà áo máu xanh dương nhập khoá, đám khoá sinh BĐQ buông lời chọc ghẹo. Tôi khó chịu nhưng làm ngơ. Bởi Huyền là của tôi, sẽ là của tôi, không một ai đủ bản lãnh cua nàng. Huyền xoay người khoe áo dài cho tôi ngắm trước hàng trăm đôi mắt ghen tỵ nhìn vào:
- Em mặc đẹp không ?
- Đẹp, thôi vào lớp đi, bác sỹ Lý sắp đến làm lễ khai giảng rồi kìa.
Khoá học ba tháng, tôi dạy được vài giờ thì nhận sự vụ lệnh đi học. Tôi xin phương tiện hàng không quân sự về Sài Gòn.
Đêm cuối cùng ở KonTum tôi và Huyền bện nhau như đôi sam, môi tìm môi, da thịt lẫn cùng da thịt. Tôi ra sức khám phá cơ thể trắng nõn thơm mùi cỏ non, tôi hùng hục như con bò tót đang xuân ủi bãi. Huyền chới với:- “Đừng… anh tha cho em…“, nhưng tiếng tha kéo dài trong đam mê nhục dục, nàng dần buông xuôi… Rồi nàng khóc nấc nghẹn ngào, tôi ôm chặt lấy an ủi: - “Chờ anh học xong về mình cưới nhau”. Huyền gật đầu, nàng vui trở lại…
Chiếc C123 đáp xuống phi trường Kon Tum không có hành khách, cửa sau mở ra cho hàng tấn hàng hoá dồn xuống. Tôi khoát ba lô lên vai hôn Huyền từ giã, nước mắt nàng ướt vành mi. Phương cũng có mặt để tiễn tôi.
- Phương mày chăm sóc Huyền dùm trong khi tao đi vắng nha!
Phương xiết tay tôi gật đầu. Phi cơ lấy cao độ, tôi còn cố nhìn xuống. Huyền vẫn đứng dưới phi đạo nhìn theo, chiếc bóng nhỏ dần rồi mất hút. Không ngờ chuyến đi học nầy tôi mất Huyền …
(*) Quảng Lạc: tên một rạp hát có từ 1911 ở Hà nôi, nay là trụ sở Đoàn Kịch nói phố Tạ Hiền???
(Hồi ức của Phan Nhật Bắc)
KỲ 4:Tôi vừa ló đầu vào phòng trực thì thấy 2 sỹ quan cận vệ của ông Tướng C tham mưu trưởng hành quân Quân khu 2 đang đứng dưới chân một cô gái nằm ngay trên giường trực của tôi. Không hiểu ất giáp gì hết, nhìn lên chai nước biển màu vàng óng protein, tôi hỏi y tá trực ai vậy? - Bồ nhí ông C. Tôi lắc đầu bỏ ra ngoài thì đụng ngay ông tướng xuống xe, chiếc xe Jeep lùn láng o cần truyền tin chằng chịt, 2 khẩu súng M18 nằm trên ghế trưởng xa được bao da bò màu nâu có nệm tựa đầu vì ông tướng nầy béo núc như một ông ba tàu chợ lớn. Tôi không kịp chào vì ông đi vào phòng Chỉ huy trưởng như cơn gió. Thật ngán ngẫm khi người Mỹ chuẩn bị rút, miền Nam chỉ thoi thóp sống theo từng đồng tiền dollars viện trợ cắt xén đến mức cạn kiệt, còn mấy ông Tướng Quảng Lạc (*) phường chèo dường như bình chân như vại.
- Cô gái nhập viện hồi nào vây?
- Hôm qua, ca trực của tôi.
- Mình có nhiệm vụ gì với cô nầy ?
- Thì làm cho cổ khỏe lại, ông ta chơi dữ quá thốn dây chằng. Hồ sơ đây, con bé 19 tuổi, cao 1m 65, nặng 38 ký.
- Mẹ, ông ta cỡ trăm ký là ít. Thôi anh bàn giao tôi nhận.
Tôi đi vào căn phòng trực nhỏ với 4 người làm tôi khó thở. Chợt chuông điện thoại reo, y tá Đức bắt máy nhìn tôi:
- Ông lên trình diện bác sỹ Lý
Tôi giật mình chuyện gì đây ? Ném vội ống nghe tôi đi nhanh lên phòng Chỉ huy trưởng bệnh viện và gõ cửa:
- Vào đi
Tôi choáng váng vì ông C ngồi bảnh chọe trong ghế bành nhìn tôi, tôi đứng nghiêm chào trình diện hai ông
- Anh có biết chào kính thượng cấp không?
- Thưa thiếu tá biết
- Sao anh không chào tướng C khi nãy?
Tôi chợt nhớ là mình không chào ông ta, nên nói:
- Em xin lỗi vì Thiếu tướng đi nhanh quá em không kịp nhìn thấy cấp bậc
Ông C làm thinh nhìn tôi từ đầu đến chân rồi nói:
- Tôi tha anh lần nầy, lần sau 10 ngày trọng cấm. Thôi về đi
Tôi chào lui ra với sự phẫn nộ trong lòng. Chợt nhớ chuyện Bác sỹ Hà Thúc Nhơn bị Lý Bá Phẩm tỉnh trưởng Nha Trang giết, bác sỹ Phạm Bá Lương binh bạn ôm lựu đạn ra ngồi trước quốc hội phản đối chính quyền dung dưỡng bọn tham nhũng ăn chặn tiền bệnh nhân… Tôi đang sống trong một chế độ không khá được, chắc cũng có ngày bị áp bức rồi ôm lựu đạn ra ngồi ngay dinh ông Thiệu quá(?!)
Đường đời lắm chông gai, tôi muốn đi phép để xoá bớt căng thẳng sau cái chết của thằng bạn. Tôi muốn về Sài Gòn ghé thăm nhà nó, tạm dừng công việc nhàm chán nơi nầy. Thảo vội đơn xin phép ngày hôm sau tôi nộp lên phòng bác sỹ chỉ huy, lại chợt nhớ tới khoá học sắp tới Trường quân y gởi về đơn vị có tên mình. Y như rằng ông Chỉ huy trưởng phán câu xanh rờn:
- Anh có thực sự cần đi phép không ? Vì một tháng nữa sẽ học khoá nội khoa cấp 3, tôi khó giải quyết đi phép lúc nầy được.
Tôi lui ra, thôi chờ một tháng nữa cũng chẳng sao…
* *
*
Năm hết Tết đến, hiệp định Ba Lê đã ký, tạm vãn hồi hoà bình cho đất nước và người dân đau thương nầy. Cờ VNCH được sơn khắp nẻo đường, trên các mái nhà, luôn cả trên cổ chúng tôi cũng khoác cờ vàng. Có lẽ mấy ông cục chỉnh huấn sợ chúng tôi đổi màu. Các buôn người Thượng thì ngày cờ vàng tối cờ đỏ, người dân thật tội nghiệp, họ như khúc gỗ ai lăn về phía nào cũng được.*
Có đôi lần bệnh viện tổ chức đi khám bệnh phát thuốc cho buôn làng, nhưng sợ Việt cộng nên chúng tôi trang bị tận răng. - Hoà bình rồi hả ? Ông già làng biết tiếng Việt và đọc được chữ E đê viết theo mẫu tự La tinh hỏi tôi
- Ừ hết rồi, thằng quốc gia hết đánh với thằng cán bộ rồi.
- Mày nói thiệt không ? Tao sợ con chim lạ trên trời năm trước nó ỉa xuống chết hết ba sóc.
Tôi và cả đám cùng bật cười. Con chim lạ là máy bay B52 dội bom năm 1972 làm rừng KonTum cháy rụi, những gốc cây to bằng ba người ôm còn bật gốc theo mưa lũ trôi dạt về thành phố thì sức người da thịt làm sao chịu nỗi. Tôi lại nhớ đến anh tù binh dạo ấy bây giờ chắc chuẩn bị trao đổi tù binh tại Thanh an Pleiku.
Già làng lên tiếng:
- Thầy thuốc, thằng Quốc gia có muối và thuốc cho tụi tao không ? Trên trời nó có còn làm mưa trắng không ? Thằng cán bộ nói tụi bây bán nước xấu lắm. Tao nói thằng quốc gia nó không bán nước, nó bán bánh mì, nước nhiều lắm dưới sông dưới suối, đâu thiếu ai mua đâu mà bán.
Bọn tôi cười sặc sụa. Họ sợ chúng tôi không cho muối và thuốc chống sốt rét. Tụi Mỹ rải thuốc khai quang hàng ngày ngay trên đầu chúng tôi, họ lại tưởng Mỹ làm mưa. Khái niệm về “nước” và “lãnh thổ” của nhiều người trong số họ đúng là bù trất dù có cán bộ cộng sản cố gắng tuyên truyền hàng đêm, rồi lực lượng Fulro tranh đấu cho cao nguyên tự trị theo sự giật dây của tình báo Pháp ra sức lôi kéo, cả đến VNCH với bộ Sắc tộc vụ- Tỉnh trưởng Pleiku là người E đê cấp đại tá nhưng chẳng có quyền hành gì.
Tôi chào ông già làng và đám em nhỏ đen đủi trong buôn Thượng quay về với lòng nặng nề. Không có chút bánh kẹo cho lũ trẻ, chúng tôi quên mất. Thôi kỳ tới…
* *
*
Đám khoá sinh cc1 được gởi về từ các tiểu đoàn quân y của các liên đoàn BĐQ quân khu 2 về nhập học tạm trú trong căn cứ MACV. Mấy ông tác chiến, vốn là biệt động quân từ LLĐB giải tán đưa qua gồm nhiều lính Thượng mà người ta hay gọi là đít mốc nầy bậm trợn, phải tìm một cán bộ thật ngầu có võ để làm đại đội trưởng khoá sinh. Trung sỹ Chánh - một bợm rượu nhậu Napoleon như hủ chìm, tay quyền anh có hạng, bắn súng như cowboy … được đề cử, anh ta nhận ngay. Sáng sáng anh dẫn khoá sinh chạy khắp phố, rồi thỉnh thoảng lại đi bảo lãnh do đánh nhau bị quân cảnh nhốt. Chúng tôi cũng điên đầu với các ông khóa sinh này. Tôi được phân công dạy đề tài cấp cứu hồi sinh, nhân dịp đó tôi đưa Huyền vào học. Tôi quen Huyền trong lần nàng tình nguyện đến phòng hồi sinh giúp việc. Nàng đẹp nhất nhì Kon Tum với khuôn mặt trái xoan; môi mắt, điện nước đầy đủ cao ráo; tính tình mộc mạc đơn sơ, nhà nghèo như tôi. Có lần khi thương binh về nằm đầy trong hành lang, nàng chới với khi thấy con c… đen thui của một thương binh lòi ra, nàng lùi ra bổ nhào vào người tôi *
- Em sao vậy ? tôi đỡ Huyền hỏi
- Em, em à không sao.
Tôi cười bảo em nếu thích nghề y tá thì tôi giúp, sắp tới bệnh viện có khoá cc1 quân y em về làm đơn kèm bằng trung học, tôi sẽ trình lên bác sỹ chỉ huy trưởng cho em nhập khoá. Nhưng phải mặc áo dài khi đi học, và tụi lính nó chọc ghẹo ghê lắm em chịu đựng được không? Huyền gật đầu. Tôi quen Huyền từ đó.
Nhà nàng nghèo quá chiếc áo dài ngắn cũng lâu rồi không dùng, nàng đem hỏi tôi
- Áo nầy được không anh?
Tôi lắc đầu:
- Thôi anh may cho em chiếc áo mới.
Nàng vui mừng bá cổ tôi như đứa em gái làm tôi nhớ em tôi và bài văn nó làm tôi đọc lén trong trang vở học. Nó viết: “Tôi sinh ra đời trong một ngôi sao xấu ,nhà nghèo khi đi học không có một chiếc áo dài vải tốt. Tôi mặc cái áo vải rẻ tiền nhất. Bạn bè không ai thương, những con bạn nhà giàu làm tôi khóc nhiều. Đôi khi tôi muốn nghỉ học vì con gái đâu cần học nhiều như mẹ tôi thường nói, nhưng ba tôi thì khuyên ráng học sau nầy làm cô giáo. Chức cô giáo làm tôi cứng cỏi và ham học hơn. Tôi mong anh tôi về mai nầy cho tôi một chiếc áo dài mới tôi sẽ hãnh diện với bạn bè …” Bài văn làm tôi lặng người nhận ra tôi đã quá thờ ơ trước sự thiếu thốn của em tôi, các ông anh tôi thì có vợ con nheo nhóc đâu nghĩ đến một đứa em đang học lớp 9… Tôi nhủ thầm sẽ mua thêm cho nó vải may áo dài để đi học .
Nhìn Huyền thướt tha trong tà áo máu xanh dương nhập khoá, đám khoá sinh BĐQ buông lời chọc ghẹo. Tôi khó chịu nhưng làm ngơ. Bởi Huyền là của tôi, sẽ là của tôi, không một ai đủ bản lãnh cua nàng. Huyền xoay người khoe áo dài cho tôi ngắm trước hàng trăm đôi mắt ghen tỵ nhìn vào:
- Em mặc đẹp không ?
- Đẹp, thôi vào lớp đi, bác sỹ Lý sắp đến làm lễ khai giảng rồi kìa.
Khoá học ba tháng, tôi dạy được vài giờ thì nhận sự vụ lệnh đi học. Tôi xin phương tiện hàng không quân sự về Sài Gòn.
Đêm cuối cùng ở KonTum tôi và Huyền bện nhau như đôi sam, môi tìm môi, da thịt lẫn cùng da thịt. Tôi ra sức khám phá cơ thể trắng nõn thơm mùi cỏ non, tôi hùng hục như con bò tót đang xuân ủi bãi. Huyền chới với:- “Đừng… anh tha cho em…“, nhưng tiếng tha kéo dài trong đam mê nhục dục, nàng dần buông xuôi… Rồi nàng khóc nấc nghẹn ngào, tôi ôm chặt lấy an ủi: - “Chờ anh học xong về mình cưới nhau”. Huyền gật đầu, nàng vui trở lại…
Chiếc C123 đáp xuống phi trường Kon Tum không có hành khách, cửa sau mở ra cho hàng tấn hàng hoá dồn xuống. Tôi khoát ba lô lên vai hôn Huyền từ giã, nước mắt nàng ướt vành mi. Phương cũng có mặt để tiễn tôi.
- Phương mày chăm sóc Huyền dùm trong khi tao đi vắng nha!
Phương xiết tay tôi gật đầu. Phi cơ lấy cao độ, tôi còn cố nhìn xuống. Huyền vẫn đứng dưới phi đạo nhìn theo, chiếc bóng nhỏ dần rồi mất hút. Không ngờ chuyến đi học nầy tôi mất Huyền …
Phan Nhật Bắc
(xem tiếp kỳ 5)
-----------------------------------------(*) Quảng Lạc: tên một rạp hát có từ 1911 ở Hà nôi, nay là trụ sở Đoàn Kịch nói phố Tạ Hiền???
0 Comment: