Xuân đầu tiên xa quê hương- Phan Nhật Bắc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
XUÂN ĐẦU TIÊN XA QUÊ HƯƠNG
Ngày 18 tháng 12 năm 1978, tôi đặt chân đến Úc sau hơn 11 tháng làm chúa đảo ở Indonesia. Dừng lại Sydney chuyển tiếp đến thành phố một ngày có bốn mùa là Melbourne, chuyến bay Quantas khổng lồ 747 chở một nhóm 100 người lên khu vực thượng hạng trên chóp mũi. Tôi mang đôi dép hai màu chiếc đực chiếc cái đi bơ vơ giữa đám đông người Việt gốc Tàu đầy va ly sang trọng. Hành trang là một cái túi sách cũ mèm do ông Cha người Hoà lan tặng tôi, trong đó có giấy tờ và vài lá thư nhà tôi mang theo như vật gia bảo. Sau một tiếng bay phi cơ đáp xuống Melbourne, trời thật lạnh. Tôi co ro dưới chân máy máy bay không áo lạnh tê tái, đôi môi run lập cập. Người nhân viên sở Di trú Úc thấy vậy chạy đi kiếm cho tôi một cái áo lạnh mới tinh. Tôi gật đầu cám ơn bằng tiếng Anh: You are true refugee, ông quay lại nói với tôi rồi đưa mắt nhìn đám người Tàu sang trọng chung cảnh ngộ.
Hai chiếc xe bus chở chúng tôi từ phi trường về một nơi tạm trú mà chúng tôi không biết ở đâu.
Đường xá thẳng tắp, tráng nhựa xinh đẹp, không thấy một chiếc xe đạp. Chiếc xe có lò sưởi thật ấm, xe chạy theo ven biển, qua các nhà máy lọc dầu rồi đến một dãy nhà một lầu xám ngắt mái đen thui như thường thấy trong phim Âu châu. Nhân viên Wiltona Hostel ra tiếp đón niềm nở, họ phân dân độc thân về khu riêng hai người một nhà có hai phòng nệm ấm chăn êm. Ăn uống có người nấu, ra giường có người giặt, chỉ ăn và ngủ, chờ học khoá Anh văn tìm việc làm. Còn mấy hôm nữa là Noel. Không ngờ tôi lại ở một nơi cách xa quê hương muôn trùng, ngày về ôi xa quá xa. Lần đầu
tiên tôi đón một mùa Xuân ly hương.
Giáng sinh đến ông cha Tây đem một chiếc xe bus thật lớn đến đậu trước sân bắt loa kêu gọi ai có đạo đi nhà thờ xem lễ. Mọi người ùa ra xe, ông cha không ngờ con chiên nhiều quá, cái bọn độc thân mà cũng mộ đạo mới lạ. Bọn Tây độc thân hiếm khi tụi nó bén mảng đến nhà thờ. Ông vui quá chạy vô văn phòng nhờ gọi thêm một chiếc xe lớn hơn. Ông có biết đâu đám dân ly hương nầy buồn quá không có đạo cũng nhào lên xe để đi cho biết, miễn xe chạy lòng vòng đâu cũng được. Mấy thằng ôn dịch độc thân nghe nói đi nhà thờ gái Tây choai choai nó kết thanh niên cho hôn thả cửa- giáng sinh mà, lại càng khoái chí. Đến nhà thờ tụi tôi tỏa ra không vào giáo đường, ông cha hớt hãi sợ tụi tôi chân ướt chân ráo lạc loài đi qua xóm đèn đỏ cách đó một cây số thì đọa địa ngục a tỳ. Gặp tôi ông cười toe:
- Can you speak English? tôi gật đầu. Mày gọi tụi nó vào nhà thờ làm lễ dùm tao, đến giờ rồi. Tôi đi kiếm từng ông năn nỉ. - Em đâu có biết xem lễ. Trời em đâu có đạo nhảy lên xe đi cho vui thôi mà… Tôi bảo: cứ vào Amen đại đi có gì anh lo, tụi mày mới đến mà mà xạo như vậy không tốt, làm vậy ổng buồn… Tôi gom được hơn 20 mươi ông xồn xồn lạc vợ ở Viêt Nam và mấy ông dân thanh niên dân danh ca (đánh cá) vào nhập thánh đường. Nhìn mấy ông cha lim dim, nghe thánh kinh bằng tiếng Anh như vịt nghe sấm. Tôi mắc cười bụm miệng không được, chạy ra ngoài dựa lưng vào vách cười vô tội vạ .
Xong lễ bọn gái Úc nhào ra, mấy anh tỵ nạn tay ôm tay hốt loạn cào cào. Đám danh ca và mấy anh già nửa chừng xuân được dịp cứ nhè gái tơ mà hun tới tấp. Tụi gái Úc la chí choé. Ông cha ra thấy kêu tôi tới nói: lựa mấy con bé đúng tuổi 18 mà hun, tụi teen age chừa ra mày hiểu không? coi chừng police nó còng đầu tụi mầy cả đám. À, what is your name, hôm sáng giờ tao quên hỏi tên mày. Tên tao là Lê. -Bruce Lee ? Ông cha cười tươi nét mặt: - mày biết kung fu không? Tôi gật đầu. Ngoài kia mấy anh tỵ nạn bị tù túng lâu ngày trổ tài dê tay ra dấu, miệng OK búa xua. Tôi lại gần cảnh báo:
- Kiếm mấy con già mà dê, đừng dê con nít tù coi chừng cả đám
- Trời con nào con nấy to chàm vàm biết bao nhiêu tuổi mà chọn???
- Ông cha nhà thờ mới khuyến cáo với tao đây là Úc chứ không phải Việt Nam. Thôi đã chưa đi dạo một chút rồi về.
Đám danh ca cùng mấy anh già còn tiếc nuối tiu nghỉu đi theo tôi, nhưng mấy con bé choai choai Úc lại thích mấy chàng danh ca nên theo. Tụi nó kháo với nhau mấy thằng Vietnamese tỵ nạn là Anh hùng (?!) nên có cảm tình nồng nhiệt. Có một anh danh ca người đảo Phú Quý cua được một em gái có cặp nhủ hoa như núi Thái Sơn. Tôi và cả đám danh ca đều bái phục anh chàng: viết chữ Việt chưa thông, thậm chí không biết nhất là một, mặt đầy mụn cá, nói chuyện bằng tay mà cua được con Maria người Úc. Cuộc vui nào cũng tàn, tất cả tập trung lên xe về . Trên đường về ông cha dụ khị:
- Bruce Lee mày thông dịch dùm tao, hôm nay cha rất vui khi lần đầu tiên đón con chiên không có đạo. Mấy người có đạo ít quá, tuần sau cha đến đón đi mừng New year, luôn tiện rửa tội vô họ đạo của tao tụi bây chịu không ? -
Tôi dịch lại, cả đám lặng thinh, đăm chiêu -tôi đành nói với ông:
- Họ cần suy nghĩ, thưa cha
- Được được, chuyện quan trọng mà, Chúa sẽ chúng giám
Về đến nơi tạm trú thì nhào đầu vô ngủ quên trời đất. Tôi không biết chừng nào Tết VN, sáng ra nhà ăn tập thể tôi tìm mấy ông Việt gốc Tàu hỏi:
- Nị có biết chừng nào tết Việt Nam không?
- Ngộ không biết, để ngộ hỏi ông già coi dzồi cho biết .
Đến hẹn mừng New year, khoảng 7 giờ chiều, ông cha đem hai chiếc xe bus đến. Thấy tôi lớ ngớ bên ngoài văn phòng, ông mừng cười tươi: - Bruce Lee, mày thông báo giúp có cha đến chở đi mừng năm mới, xe đang chờ. Tôi đi thông báo thì cả đám danh ca và mấy ông xồn xồn trốn biệt chỉ có mấy mạng đi ra. Ông cha vui bao nhiêu giờ thất vọng bấy nhiêu, gom lại được khoảng 40 chục người trong cả một trại tạm cư gần 300 mạng. Ông tiu nghỉu ra xe với tôi, tôi đi cho bớt nỗi cô đơn và cũng muốn xuống phố đêm nay với sự náo nhiệt như thế nào. Thành phố lên đèn, xe đi qua chiếc cầu Westgate dài và đẹp, nhìn xuống con sông bề ngang khoảng 100 mét mà chiếc cầu dài ước một cây số thì phải. Khoảng khắc giao thừa sắp đến, thời gian như lắng đọng. Mọi người đông nghịt, chiếc xe bus vào vị trí dưới chân cầu. Tất cả ngồi trên xe chờ bắn pháo bông
Tiếng nổ đùng đùng vang lên, từng chùm ánh sáng tung ra như những đóa hoa. Tôi chưa từng thấy bao giờ, tôi tiếc cho mấy ông xồn xồn và mấy anh chàng danh ca bỏ lỡ cơ hội xem màn pháo bông đêm giao thừa. Sau màn bắn pháo bông tôi về nhà thờ quỳ dưới chân Chúa làm dấu thánh giá rất thiện nghệ. Ông Cha khỏi cần tôi rửa tội để vào đạo, sau khi nhét miếng bánh thánh vào miệng tôi và chút rượu lễ ông gật đầu hài lòng. Anh danh ca người Phú Quý chịu phép rửa tội vào đạo vì đang mê cô bé Úc, tôi thầm nghĩ thằng nầy không khéo nó chết ngộp với hai cái núi của con Maria không chừng.
Tôi mày mò tần số đài phát thanh tiếng Việt mỗi tuần một giờ, sau khi ông Cha trịnh trọng cho tôi cái radio giống cái radio ấp chiến lược hồi bên Việt Nam. Nó kêu rột rẹt, tôi chạy ra ngoài móc thêm cái ănten bằng móc áo kẽm thì ok. Tiếng phát thanh bằng tiếng mẹ đẻ làm tôi mừng quýnh. Cả bọn bu vào Đây là đài phát thanh sắc tộc 3 AE ban tiếng Việt kính chào đồng hương. Xong đến bài Sài gòn giã biệt, giọng Khánh Ly vang lên làm chúng tôi khóc nức nở như cha chết. Tất cả chìm trong tiếng hát lời ca não nề, của buổi sáng chủ nhật đầu năm 1979.
Ông cha đứng sau lưng đám tụi tôi tự bao giờ, nhìn bọn người ly hương nước mắt lưng tròng ông cũng muốn khóc nói: - Cha mẹ tao cũng dân tỵ nạn Poland, tao thông cảm những mất mát của bọn mày, thôi nín tao có quà đây .
Người Tàu hôm trước gặp tôi trước cửa nhà ăn thông báo cho tôi biết còn 2 tuần nữa là tết Việt Nam và bảo: Nị nói với mọi người mình thuê xe bus đi China town xem múa lân, mỗi người 5$ nhé. Sẵn đợt lãnh cái checque trợ cấp đầu tiên 40 dollars cho mỗi ông độc thân, chúng tôi đi bộ xuống William-stown vác mỗi ông một thùng bia rồi đi bộ về khoảng 6 cây số. Tiền lúc đó có giá, xăng và bia rẻ. Trên đường về mấy ông Úc thấy lạ nên dừng xe chở giúp cả đám về trại tạm cư xong nhập bọn nhậu luôn, say bí tỉ bỏ chiếc xe già nua nằm ven đường. Hai ông Úc rặt nói tiếng Anh léo nhéo giọng miền quên tôi nghe không hiểu gì hết.
Còn dư 20$ sau khi phung phí vào bia, tôi đồng ý kêu gọi đóng 5$ để thuê xe bus đi xem múa lân. Nhưng có ông ngày xưa cũng là lính có đứa em bên nầy nói mình có thể đi xe điện chùa không tốn tiền, đừng đóng tiền uổng. Tôi thấy có lý. Nghe nói đi xe điện chùa ai cũng khoái .
Cả đám háo hức diện đồ nhà thờ cho, ông cựu lính dẫn đường độ 30 chục mạng danh ca và mấy anh xồn xồn lạc vợ mất con lúc vượt biên áo quần bảnh choẹ, tóc tai dài tém gọn, cả bọn đi hàng một như lính hành quân ra trạm xe điện. Không có nhà ga cả đám ngồi chồm hổm giống như một đàn khỉ vì tụi Tây nó không ngồi chồm hổm. Chiếc xe điện ông già lái xe quen thuộc dừng lại cho cả đám lên không bao hỏi vé. Ông biết cái đám trên răng dưới củ từ có tiền đâu mua vé nên cũng im lặng cho các quan lên xe, ông kêu bằng sir đàng hoàng không có chút miệt thị. Thực ra ông biết trong số chúng tôi có người cũng từng là Quan một, quan hai, lớn nhất tới quan năm là Thiếu tá Liêm. Ông cũng từng bị bắt đi lính qua Việt Nam đóng tại núi Đất
- Mấy sir đâu vậy ?
- Chinese New year, sir -tôi thay mặt nhóm trả lời.
Tiếng bánh sắt nghiến trên đường đưa một trung đội Việt Nam xuống phố, đi tìm China town. Đổ bộ xuống xe điện, ông quan 2 dẫn chúng tôi đi ào như đánh trận, đi hoài cả tiếng đồng hồ chưa đến nơi
- Anh biết đường không mà đi như ma đuổi nãy giờ chưa tới ?
- Tôi không biết, trời tối không định hướng được-
Ông ta móc túi lấy ra tấm bản đồ phát cho khách đi xe lửa. -Trời ạ, bản đồ nầy chỉ dẫn cách đi xe công cộng ông ơi. Ông ngớ người ra. Thôi đi tìm cảnh sát rồi hỏi. Ông cảnh sát phát hoảng khi thấy 30 chục ông mít tỵ nạn nhào lại, tôi trấn an: - Tụi tao muốn đi China Town coi New year. Ông OK, OK, chờ tao chút. Rồi ông chận chiếc xe bus lẻ loi không có hành khách thường đi tuyến này mỗi ngày, dồn chúng tôi lên.
Cái cổng tên China town nhỏ xíu và con đường đi vào một chiều chưng lồng đèn đỏ chói, hàng quán người Tàu nhộn nhịp. Mùi thịt quay, mùi xá xíu cộng mùi nhang tỏa ra như một nồi tả pí lù . Người Tàu họ đến Úc cách đây hơn trăm năm khi mỏ vàng ở Barallat cần lao động . Một số trong họ định cư tại đây, cộng đồng họ đoàn kết keo sơn giống như Chợ lớn ở Việt Nam. Họ không bung ra mặt tiền như dân bản địa, dường như có một thỏa thuận ngầm là người Tàu chỉ ở trong phạm vi mấy con dường hẻm. Họ an phận làm ăn với dịch vụ nhà hàng và cờ bạc lậu, nhưng họ lại không thích người Tàu đến từ VN, chẳng biết vì sao ?
Gần giao thừa tiếng trống dồn dập vang lên, thùng cắt thùng… thùng cắt thùng… làm bọn tôi háo hức. Người Tàu tràn về càng đông, con đường nhỏ dường như quá tải. Con gái Tàu đẹp quá tụi tôi đứng ngắm mê mãi, có những nàng lái xe BMW rất đẹp bị bao vây giữa dòng người. Họ sung sướng, thanh lịch trắng trẻo; còn tụi tôi thì đen thui quê mùa ngáo như những chú Mán về thành .12 giờ đúng tiếng pháo từ các nhà hàng Tàu và đầu phố nổ rộ, mùi khói pháo và những xác pháo tung đỏ rực khắp ngã đường. Bọn choai choai Úc và Tàu nhảy lên vui mừng náo nhiệt cả một góc phố. Đám dân tỵ nạn chúng tôi hoà vào trộn lẫn với người Tàu đi theo đoàn lân múa leo cột ngậm tiền. Tôi chợt nhớ những mùa xuân qua đi nơi quê hương, lòng chợt chùng xuống muốn khóc .
- Anh buồn nhớ nhà hả?
- Ừ buồn quá, nhớ Việt Nam ghê
- Em cũng vậy thôi hết múa lân tụi mình về kiếm chút hơi men cho quên đời
Một cái Tết Kỷ Mùi quá nhiều kỷ niệm. Tôi xa quê hương đã 3 năm, ba năm vật đổi sao dời lòng người tứ tán…
Sáng mùng 3 Tết dậy tôi mở cửa gọi mấy ông danh ca hẹn tối hành quân qua trại tạm cư thứ hai Midway hostel có khu chiếu phim lộ thiên, leo lên cây coi phim không tiếng và không tốn tiền. Nhiều khi chiếu cả phim người lớn, tụi tôi rất khoái. Sáng bảnh mắt mà trên sàn bốn năm ông còn ngủ vùi với một đống lon đồ hộp thức ăn của chó, ông nào ông nấy nồng nặc mùi bia
- Trời tụi mày nuôi chó hả? tôi la lên
- Dạ đâu có anh
Tôi chỉ vào đống vỏ hộp thức ăn chó: - thì đồ cho chó ăn đầy ra đó kìa
- Dạ thịt chó đóng hộp mà, ngon lắm tụi em mua về xào hôm qua.
Nghe xong tôi muốn độn thổ. “Dog food” in chình ình ra đó mà mấy ông thần danh ca nầy không biết. Thật chán mớ đời . Tôi lấy lon còn lại mở nắp ra ngửi thử, nó thơm thiệt, toàn tim gan heo gà hèn gì mấy ông nầy nhậu sảng khoái.
- Từ sau đừng ăn bậy nữa nghe, tụi Úc nó cười cho thúi óc.
Cả bọn thức dậy, ngơ ngác một hồi mới hiểu ra. - Đêm nay tụi mày theo anh qua Midway xem phim leo cây, đứa nào đi thì đăng ký. Cả bọn nhao lên, nhìn mấy khuôn mặt bắt đầu có da có thịt và nhả phèn của đám danh ca tôi vui lây
Thế là một cái tết qua đi nhạt nhoà, thời gian tới con đường trước mắt sẽ ra sao? Dòng đời đưa đẩy về đâu?
(Hồi ức Phan Nhật Bắc)
Ngày 18 tháng 12 năm 1978, tôi đặt chân đến Úc sau hơn 11 tháng làm chúa đảo ở Indonesia. Dừng lại Sydney chuyển tiếp đến thành phố một ngày có bốn mùa là Melbourne, chuyến bay Quantas khổng lồ 747 chở một nhóm 100 người lên khu vực thượng hạng trên chóp mũi. Tôi mang đôi dép hai màu chiếc đực chiếc cái đi bơ vơ giữa đám đông người Việt gốc Tàu đầy va ly sang trọng. Hành trang là một cái túi sách cũ mèm do ông Cha người Hoà lan tặng tôi, trong đó có giấy tờ và vài lá thư nhà tôi mang theo như vật gia bảo. Sau một tiếng bay phi cơ đáp xuống Melbourne, trời thật lạnh. Tôi co ro dưới chân máy máy bay không áo lạnh tê tái, đôi môi run lập cập. Người nhân viên sở Di trú Úc thấy vậy chạy đi kiếm cho tôi một cái áo lạnh mới tinh. Tôi gật đầu cám ơn bằng tiếng Anh: You are true refugee, ông quay lại nói với tôi rồi đưa mắt nhìn đám người Tàu sang trọng chung cảnh ngộ.
Ảnh tác giả (xuân 1979) |
Giáng sinh đến ông cha Tây đem một chiếc xe bus thật lớn đến đậu trước sân bắt loa kêu gọi ai có đạo đi nhà thờ xem lễ. Mọi người ùa ra xe, ông cha không ngờ con chiên nhiều quá, cái bọn độc thân mà cũng mộ đạo mới lạ. Bọn Tây độc thân hiếm khi tụi nó bén mảng đến nhà thờ. Ông vui quá chạy vô văn phòng nhờ gọi thêm một chiếc xe lớn hơn. Ông có biết đâu đám dân ly hương nầy buồn quá không có đạo cũng nhào lên xe để đi cho biết, miễn xe chạy lòng vòng đâu cũng được. Mấy thằng ôn dịch độc thân nghe nói đi nhà thờ gái Tây choai choai nó kết thanh niên cho hôn thả cửa- giáng sinh mà, lại càng khoái chí. Đến nhà thờ tụi tôi tỏa ra không vào giáo đường, ông cha hớt hãi sợ tụi tôi chân ướt chân ráo lạc loài đi qua xóm đèn đỏ cách đó một cây số thì đọa địa ngục a tỳ. Gặp tôi ông cười toe:
- Can you speak English? tôi gật đầu. Mày gọi tụi nó vào nhà thờ làm lễ dùm tao, đến giờ rồi. Tôi đi kiếm từng ông năn nỉ. - Em đâu có biết xem lễ. Trời em đâu có đạo nhảy lên xe đi cho vui thôi mà… Tôi bảo: cứ vào Amen đại đi có gì anh lo, tụi mày mới đến mà mà xạo như vậy không tốt, làm vậy ổng buồn… Tôi gom được hơn 20 mươi ông xồn xồn lạc vợ ở Viêt Nam và mấy ông dân thanh niên dân danh ca (đánh cá) vào nhập thánh đường. Nhìn mấy ông cha lim dim, nghe thánh kinh bằng tiếng Anh như vịt nghe sấm. Tôi mắc cười bụm miệng không được, chạy ra ngoài dựa lưng vào vách cười vô tội vạ .
Xong lễ bọn gái Úc nhào ra, mấy anh tỵ nạn tay ôm tay hốt loạn cào cào. Đám danh ca và mấy anh già nửa chừng xuân được dịp cứ nhè gái tơ mà hun tới tấp. Tụi gái Úc la chí choé. Ông cha ra thấy kêu tôi tới nói: lựa mấy con bé đúng tuổi 18 mà hun, tụi teen age chừa ra mày hiểu không? coi chừng police nó còng đầu tụi mầy cả đám. À, what is your name, hôm sáng giờ tao quên hỏi tên mày. Tên tao là Lê. -Bruce Lee ? Ông cha cười tươi nét mặt: - mày biết kung fu không? Tôi gật đầu. Ngoài kia mấy anh tỵ nạn bị tù túng lâu ngày trổ tài dê tay ra dấu, miệng OK búa xua. Tôi lại gần cảnh báo:
- Kiếm mấy con già mà dê, đừng dê con nít tù coi chừng cả đám
- Trời con nào con nấy to chàm vàm biết bao nhiêu tuổi mà chọn???
- Ông cha nhà thờ mới khuyến cáo với tao đây là Úc chứ không phải Việt Nam. Thôi đã chưa đi dạo một chút rồi về.
Đám danh ca cùng mấy anh già còn tiếc nuối tiu nghỉu đi theo tôi, nhưng mấy con bé choai choai Úc lại thích mấy chàng danh ca nên theo. Tụi nó kháo với nhau mấy thằng Vietnamese tỵ nạn là Anh hùng (?!) nên có cảm tình nồng nhiệt. Có một anh danh ca người đảo Phú Quý cua được một em gái có cặp nhủ hoa như núi Thái Sơn. Tôi và cả đám danh ca đều bái phục anh chàng: viết chữ Việt chưa thông, thậm chí không biết nhất là một, mặt đầy mụn cá, nói chuyện bằng tay mà cua được con Maria người Úc. Cuộc vui nào cũng tàn, tất cả tập trung lên xe về . Trên đường về ông cha dụ khị:
- Bruce Lee mày thông dịch dùm tao, hôm nay cha rất vui khi lần đầu tiên đón con chiên không có đạo. Mấy người có đạo ít quá, tuần sau cha đến đón đi mừng New year, luôn tiện rửa tội vô họ đạo của tao tụi bây chịu không ? -
Tôi dịch lại, cả đám lặng thinh, đăm chiêu -tôi đành nói với ông:
- Họ cần suy nghĩ, thưa cha
- Được được, chuyện quan trọng mà, Chúa sẽ chúng giám
Về đến nơi tạm trú thì nhào đầu vô ngủ quên trời đất. Tôi không biết chừng nào Tết VN, sáng ra nhà ăn tập thể tôi tìm mấy ông Việt gốc Tàu hỏi:
- Nị có biết chừng nào tết Việt Nam không?
- Ngộ không biết, để ngộ hỏi ông già coi dzồi cho biết .
Đến hẹn mừng New year, khoảng 7 giờ chiều, ông cha đem hai chiếc xe bus đến. Thấy tôi lớ ngớ bên ngoài văn phòng, ông mừng cười tươi: - Bruce Lee, mày thông báo giúp có cha đến chở đi mừng năm mới, xe đang chờ. Tôi đi thông báo thì cả đám danh ca và mấy ông xồn xồn trốn biệt chỉ có mấy mạng đi ra. Ông cha vui bao nhiêu giờ thất vọng bấy nhiêu, gom lại được khoảng 40 chục người trong cả một trại tạm cư gần 300 mạng. Ông tiu nghỉu ra xe với tôi, tôi đi cho bớt nỗi cô đơn và cũng muốn xuống phố đêm nay với sự náo nhiệt như thế nào. Thành phố lên đèn, xe đi qua chiếc cầu Westgate dài và đẹp, nhìn xuống con sông bề ngang khoảng 100 mét mà chiếc cầu dài ước một cây số thì phải. Khoảng khắc giao thừa sắp đến, thời gian như lắng đọng. Mọi người đông nghịt, chiếc xe bus vào vị trí dưới chân cầu. Tất cả ngồi trên xe chờ bắn pháo bông
Tiếng nổ đùng đùng vang lên, từng chùm ánh sáng tung ra như những đóa hoa. Tôi chưa từng thấy bao giờ, tôi tiếc cho mấy ông xồn xồn và mấy anh chàng danh ca bỏ lỡ cơ hội xem màn pháo bông đêm giao thừa. Sau màn bắn pháo bông tôi về nhà thờ quỳ dưới chân Chúa làm dấu thánh giá rất thiện nghệ. Ông Cha khỏi cần tôi rửa tội để vào đạo, sau khi nhét miếng bánh thánh vào miệng tôi và chút rượu lễ ông gật đầu hài lòng. Anh danh ca người Phú Quý chịu phép rửa tội vào đạo vì đang mê cô bé Úc, tôi thầm nghĩ thằng nầy không khéo nó chết ngộp với hai cái núi của con Maria không chừng.
Tôi mày mò tần số đài phát thanh tiếng Việt mỗi tuần một giờ, sau khi ông Cha trịnh trọng cho tôi cái radio giống cái radio ấp chiến lược hồi bên Việt Nam. Nó kêu rột rẹt, tôi chạy ra ngoài móc thêm cái ănten bằng móc áo kẽm thì ok. Tiếng phát thanh bằng tiếng mẹ đẻ làm tôi mừng quýnh. Cả bọn bu vào Đây là đài phát thanh sắc tộc 3 AE ban tiếng Việt kính chào đồng hương. Xong đến bài Sài gòn giã biệt, giọng Khánh Ly vang lên làm chúng tôi khóc nức nở như cha chết. Tất cả chìm trong tiếng hát lời ca não nề, của buổi sáng chủ nhật đầu năm 1979.
Ông cha đứng sau lưng đám tụi tôi tự bao giờ, nhìn bọn người ly hương nước mắt lưng tròng ông cũng muốn khóc nói: - Cha mẹ tao cũng dân tỵ nạn Poland, tao thông cảm những mất mát của bọn mày, thôi nín tao có quà đây .
Người Tàu hôm trước gặp tôi trước cửa nhà ăn thông báo cho tôi biết còn 2 tuần nữa là tết Việt Nam và bảo: Nị nói với mọi người mình thuê xe bus đi China town xem múa lân, mỗi người 5$ nhé. Sẵn đợt lãnh cái checque trợ cấp đầu tiên 40 dollars cho mỗi ông độc thân, chúng tôi đi bộ xuống William-stown vác mỗi ông một thùng bia rồi đi bộ về khoảng 6 cây số. Tiền lúc đó có giá, xăng và bia rẻ. Trên đường về mấy ông Úc thấy lạ nên dừng xe chở giúp cả đám về trại tạm cư xong nhập bọn nhậu luôn, say bí tỉ bỏ chiếc xe già nua nằm ven đường. Hai ông Úc rặt nói tiếng Anh léo nhéo giọng miền quên tôi nghe không hiểu gì hết.
Còn dư 20$ sau khi phung phí vào bia, tôi đồng ý kêu gọi đóng 5$ để thuê xe bus đi xem múa lân. Nhưng có ông ngày xưa cũng là lính có đứa em bên nầy nói mình có thể đi xe điện chùa không tốn tiền, đừng đóng tiền uổng. Tôi thấy có lý. Nghe nói đi xe điện chùa ai cũng khoái .
Cả đám háo hức diện đồ nhà thờ cho, ông cựu lính dẫn đường độ 30 chục mạng danh ca và mấy anh xồn xồn lạc vợ mất con lúc vượt biên áo quần bảnh choẹ, tóc tai dài tém gọn, cả bọn đi hàng một như lính hành quân ra trạm xe điện. Không có nhà ga cả đám ngồi chồm hổm giống như một đàn khỉ vì tụi Tây nó không ngồi chồm hổm. Chiếc xe điện ông già lái xe quen thuộc dừng lại cho cả đám lên không bao hỏi vé. Ông biết cái đám trên răng dưới củ từ có tiền đâu mua vé nên cũng im lặng cho các quan lên xe, ông kêu bằng sir đàng hoàng không có chút miệt thị. Thực ra ông biết trong số chúng tôi có người cũng từng là Quan một, quan hai, lớn nhất tới quan năm là Thiếu tá Liêm. Ông cũng từng bị bắt đi lính qua Việt Nam đóng tại núi Đất
- Mấy sir đâu vậy ?
- Chinese New year, sir -tôi thay mặt nhóm trả lời.
Tiếng bánh sắt nghiến trên đường đưa một trung đội Việt Nam xuống phố, đi tìm China town. Đổ bộ xuống xe điện, ông quan 2 dẫn chúng tôi đi ào như đánh trận, đi hoài cả tiếng đồng hồ chưa đến nơi
- Anh biết đường không mà đi như ma đuổi nãy giờ chưa tới ?
- Tôi không biết, trời tối không định hướng được-
Ông ta móc túi lấy ra tấm bản đồ phát cho khách đi xe lửa. -Trời ạ, bản đồ nầy chỉ dẫn cách đi xe công cộng ông ơi. Ông ngớ người ra. Thôi đi tìm cảnh sát rồi hỏi. Ông cảnh sát phát hoảng khi thấy 30 chục ông mít tỵ nạn nhào lại, tôi trấn an: - Tụi tao muốn đi China Town coi New year. Ông OK, OK, chờ tao chút. Rồi ông chận chiếc xe bus lẻ loi không có hành khách thường đi tuyến này mỗi ngày, dồn chúng tôi lên.
Cái cổng tên China town nhỏ xíu và con đường đi vào một chiều chưng lồng đèn đỏ chói, hàng quán người Tàu nhộn nhịp. Mùi thịt quay, mùi xá xíu cộng mùi nhang tỏa ra như một nồi tả pí lù . Người Tàu họ đến Úc cách đây hơn trăm năm khi mỏ vàng ở Barallat cần lao động . Một số trong họ định cư tại đây, cộng đồng họ đoàn kết keo sơn giống như Chợ lớn ở Việt Nam. Họ không bung ra mặt tiền như dân bản địa, dường như có một thỏa thuận ngầm là người Tàu chỉ ở trong phạm vi mấy con dường hẻm. Họ an phận làm ăn với dịch vụ nhà hàng và cờ bạc lậu, nhưng họ lại không thích người Tàu đến từ VN, chẳng biết vì sao ?
Gần giao thừa tiếng trống dồn dập vang lên, thùng cắt thùng… thùng cắt thùng… làm bọn tôi háo hức. Người Tàu tràn về càng đông, con đường nhỏ dường như quá tải. Con gái Tàu đẹp quá tụi tôi đứng ngắm mê mãi, có những nàng lái xe BMW rất đẹp bị bao vây giữa dòng người. Họ sung sướng, thanh lịch trắng trẻo; còn tụi tôi thì đen thui quê mùa ngáo như những chú Mán về thành .12 giờ đúng tiếng pháo từ các nhà hàng Tàu và đầu phố nổ rộ, mùi khói pháo và những xác pháo tung đỏ rực khắp ngã đường. Bọn choai choai Úc và Tàu nhảy lên vui mừng náo nhiệt cả một góc phố. Đám dân tỵ nạn chúng tôi hoà vào trộn lẫn với người Tàu đi theo đoàn lân múa leo cột ngậm tiền. Tôi chợt nhớ những mùa xuân qua đi nơi quê hương, lòng chợt chùng xuống muốn khóc .
- Anh buồn nhớ nhà hả?
- Ừ buồn quá, nhớ Việt Nam ghê
- Em cũng vậy thôi hết múa lân tụi mình về kiếm chút hơi men cho quên đời
Một cái Tết Kỷ Mùi quá nhiều kỷ niệm. Tôi xa quê hương đã 3 năm, ba năm vật đổi sao dời lòng người tứ tán…
Sáng mùng 3 Tết dậy tôi mở cửa gọi mấy ông danh ca hẹn tối hành quân qua trại tạm cư thứ hai Midway hostel có khu chiếu phim lộ thiên, leo lên cây coi phim không tiếng và không tốn tiền. Nhiều khi chiếu cả phim người lớn, tụi tôi rất khoái. Sáng bảnh mắt mà trên sàn bốn năm ông còn ngủ vùi với một đống lon đồ hộp thức ăn của chó, ông nào ông nấy nồng nặc mùi bia
- Trời tụi mày nuôi chó hả? tôi la lên
- Dạ đâu có anh
Tôi chỉ vào đống vỏ hộp thức ăn chó: - thì đồ cho chó ăn đầy ra đó kìa
- Dạ thịt chó đóng hộp mà, ngon lắm tụi em mua về xào hôm qua.
Nghe xong tôi muốn độn thổ. “Dog food” in chình ình ra đó mà mấy ông thần danh ca nầy không biết. Thật chán mớ đời . Tôi lấy lon còn lại mở nắp ra ngửi thử, nó thơm thiệt, toàn tim gan heo gà hèn gì mấy ông nầy nhậu sảng khoái.
- Từ sau đừng ăn bậy nữa nghe, tụi Úc nó cười cho thúi óc.
Cả bọn thức dậy, ngơ ngác một hồi mới hiểu ra. - Đêm nay tụi mày theo anh qua Midway xem phim leo cây, đứa nào đi thì đăng ký. Cả bọn nhao lên, nhìn mấy khuôn mặt bắt đầu có da có thịt và nhả phèn của đám danh ca tôi vui lây
Thế là một cái tết qua đi nhạt nhoà, thời gian tới con đường trước mắt sẽ ra sao? Dòng đời đưa đẩy về đâu?
Rượu sầu đêm nay sao chóng cạn
Bạn bè đâu? Hỏi gió gió bay đi
Hỏi trăng thì trăng lặng
Hỏi em giờ biết hỏi nơi đâu?
Ta khóc ngất giữa cõi đời phiêu lạc
Rót về đâu để cạn một Hồ trường
Melbourne Xuân 2020
Phan Nhật Bắc
Phan Nhật Bắc
0 Comment: