Những chú chó cứu cả một thị trấn- ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NHỮNG CHÚ CHÓ CỨU CẢ MỘT THỊ TRẤN
Câu chuyện về chó Balto, Togo và những chú chó kéo xe là một trong những giai thoại có sức ảnh hưởng nhất về loài chó đối với người dân Mỹ, đồng thời góp phần thay đổi cách nhìn của nhiều người đối với loài vật đáng yêu này, chó không chỉ là người bạn trung thành, chúng còn quả cảm, đáng tin cậy và đôi khi một chú chó có thể cứu mạng chúng ta.
Dịch bệnh ở Nome vào năm 1925
Nome là một thị trấn nhỏ ở vùng Tây Bắc Châu Mỹ (ngày nay là thành phố Nome thuộc bang Alaska của Hoa Kỳ), tai họa giáng xuống người dân ở đây khi dịch bệnh bạch hầu (diphtheria) bùng phát. Trẻ em mắc bệnh bạch hầu có tỉ lệ tử vong rất cao, trong khi serum (huyết thanh) chữa bệnh thì chưa được phổ biến vì mới được phát minh trước đó không lâu, còn vắc-xin thì còn đang trong thời gian nghiên cứu.
Thị trấn Nome những năm 1920, nơi xảy ra dịch bệnh chết người.
Bệnh bạch hầu có thể đặc biệt nguy hiểm với các cộng đồng bị cô lập như Nome, huyết thanh thường chỉ được lưu trữ ở những đô thị lớn. Nơi gần nhất có huyết thanh là thành phố Anchorage, cách Nome hơn 800 km. Mùa đông khắc nghiệt của Alaska khiến giao thông tê liệt, người ta lo ngại rằng trẻ em trong thị trấn sẽ chết hết.
Lúc này, hy vọng duy nhất của thị trấn Nome là đoàn xe chó kéo, vào phương tiện duy nhất có thể vượt qua thiên nhiên hoang dã của Alaska trong mùa tuyết rơi. Đoạn đường từ Anchorage đến Nome đi bằng xe chó kéo phải mất 1 tháng, thế nhưng những người bệnh chỉ có tối đa 2 tuần để sống sót. Để tăng tốc độ vận chuyển, người ta quyết định dùng nhiều đoàn xe luân phiên chuyển tiếp huyết thanh không ngừng nghỉ.
Bản đồ đường xe chó kéo mang huyết thanh tới Nome (màu xanh lá cây).
Những người chịu trách nhiệm là các thợ huấn luyện chó gồm Wild Bill Shannon, Leonhard Seppala - một người Mỹ gốc Na Uy, Charlie Olson, Gunnar Kaasen và một số người khác, số phận của Nome đặt lên vai những người này và chó kéo xe của họ. Lịch sử nước Mỹ ghi nhận sự kiện này là "Cuộc đua vĩ đại của lòng từ bi" (Great race of mercy) hoặc "Cuộc đua chuyển huyết thanh" (Serum run).
Những chú chó chạy đua với thời gian vì tính mạng con người
Chặng 1 (84km) : Wild Bill Shannon khởi đầu vất vả
Ngày 27 tháng 1 năm 1925, Wild Bill Shannon nhận huyết thanh được vận chuyển từ Nenana đến Anchorage bằng tàu hỏa, gói hàng chứa serum chỉ nặng khoảng 9 - 10 kg nhưng nó phải được vận chuyển rất cẩn thận. Shannon lên đường cùng với 11 chú chó kinh nghiệm của ông, được dẫn đầu bởi chó Blackie - một con Siberian Husky 5 tuổi mạnh mẽ và bản lĩnh, nó có ông nội là một con sói tuyết.
Bất chấp trời lạnh âm 50 độ C, Shannon và lũ chó lên đường, họ phải chịu rủi ro khi đi trên sông băng Yukon vì đường chính đã bị phá hủy vì đoàn xe ngựa đi qua trước đó. Mặc dù đã đề phòng trước nhưng Shannon bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt (hội chứng hypothermia). Shannon vượt qua nhiều tình huống nguy hiểm và nếu không có sự kinh nghiệm của chó Blackie thì cả đoàn đã tử nạn.
3 trong số 11 chú chó của Shannon bị kiệt sức và gục ngã, 1 chú chó khác tên Bear cũng chảy máu ở mồm và không thể tiếp tục hành trình. Shannon buộc phải bỏ chúng lại để theo đuổi sứ mệnh cao cả hơn. Khi đến đích ở Minto, mặt của Shannon bị hỏng 1 phần do bỏng lạnh. Sau đó ông đã quay lại để cứu 4 con chó bị thương nhưng chúng đều đã chết do viêm phổi, cả 4 được mang về để chôn cất đàng hoàng.
Chặng 2 (600 km): Những người bản địa và cuộc đua chặng ngắn
Bắt đầu từ ngày 28 tháng 1 đến 31 tháng 1 năm 1925, rất nhiều người Mỹ bản địa Alaskan đã chia nhau đi những chặng ngắn từ 30 - 50 km để hoàn tất quãng đường hơn 600 km, gần 2/3 cuộc hành trình đến Nome. Dan Green bắt đầu đoạn đường này suôn sẻ, thuốc giao đến tay Sam Joseph của bộ lạc Tatana bản địa Alaskan, anh này cùng 8 chú chó Alaskan Malamute tiếp tục vận chuyển thuốc xuyên rừng.
Ngày 29, gói hàng được giao cho Edgar Kalland rồi đến tay Harry Pitka, Harry điều khiển 7 chú chó đi suốt đêm dài để gặp Bill McCarty. McCarty cùng chó đầu đàn tên Prince vượt bão tuyết trong 1 giờ để giao hàng cho Edgar Nollner, anh ta và chó Dixie 8 tuổi tiếp tục chạy 40 km cuối cùng hoàn tất chặng đường của ngày 29.
Ngày 30, gói hàng được Charlie Evans chịu trách nhiệm, anh ta vượt qua núi Bishop, ở nhiệt độ âm 53 độ C cùng đàn chó kéo xe gồm 9 con, 2 trong số đó bị đông cứng khớp háng do quá lạnh. Serum được trao cho Jack Nicholai, một người đàn ông nhỏ con nhưng nổi tiếng có sức mạnh kinh người. Anh ta chạy bộ suốt đêm để giúp đàn chó kéo xe nhẹ hơn, đi nhanh hơn.
Cuối ngày 30, Victor Anagick và 11 chú chó của anh ta đi 55 km cuối cùng của chặng ngày 30 tháng 1 để gặp Henry Ivanoff, một người Eskimo, họ sắp giao số serum cho Leonard Seppala vào sáng ngày 31 để bắt đầu chặng thứ 3 và cũng là chặng nguy hiểm nhất của quãng đường. Lúc này serum chỉ còn cách đích đến Nome 321 km, nhưng ở Nome đã bắt đầu có 6 7 người chết vì bệnh bạch hầu...
Chặng 3: Seppala và Togo, chú chó có trái tim sư tử
Seppala và nhóm 6 chú chó Husky đã vượt qua chặng đường dài và nguy hiểm nhất cuộc đua. Togo là chú chó ngoài cùng bên trái.
Leonard Seppala, người kinh nghiệm nhất trong số những nhà huấn luyện chó được nhắc đến ở đây, ông ta đã 48 tuổi và chỉ có đàn chó 6 con được dẫn đầu bởi chó Togo và Scotty. Họ chịu trách nhiệm vượt qua quãng đường 146 km được cho là khó nhằn nhất.
Lúc này thời tiết lạnh âm 30 độ, đỡ lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ mà Shannon phải chịu trước đó nhưng trời tối và gió quật mạnh, Seppala phải vượt qua 20 dặm đường trên mặt nước đóng băng cực kỳ nguy hiểm, tuyết bắt đầu rơi dày, bão tuyết đã đến. Họ không thể dừng lại, vất cả những gì Seppala có thể tin tưởng lúc này là khả năng đánh hơi và định vị của Togo, nó giúp cả nhóm tiếp tục di chuyển trong bão tuyết.
Seppala và chó Togo, chú chó dũng cảm nhất cuộc đua.
Tạm nghỉ bên đường trong một cái lều tuyết của người Eskimo, Seppala cho lũ chó nghỉ ngơi và ăn, ông hâm nóng serum để chúng không hỏng. Rạng sáng ngày 1 tháng 2, đó là ngày Chủ Nhật, bão tuyết vẫn không bớt chút nào. Togo dũng cảm cứu cả nhóm khi xe kéo bị sụp xuống bên dưới lớp băng và nước lạnh, nó đã bơi qua những tảng băng trôi để kéo chủ mình lên. Cuối cùng, Seppala cũng tới được Golovin, ông trao lại serum cho Charlie Olson.
Seppala nhớ lại:
Tôi chưa bao giờ có một con chó tốt hơn Togo. Sức chịu đựng, lòng trung thành và trí thông minh của nó là không thể vượt qua. Togo là con chó cừ khôi nhất từng rong ruổi trên cung đường mòn Alaska.
Chặng 4: Chó Balto và thử thách cuối cùng trong bão tuyết và băng trôi
Trưa ngày 1, sau khi nhận hàng từ Seppala, Charlie Olson cùng đàn chó gồm 7 Alaskan Malamute được dẫn đầu bởi Jack đi từ Golovin đến Bluff. Gió giật mạnh khiến Charlie và đàn chó bị đánh dạt ra khỏi đường chạy, cơn giông sắp đến buộc Charlie phải dừng xe và đắp chăn cho lũ chó. Tuy nhiên, 2 trong số chúng bị đông cứng khớp háng. Charlie bất chấp và tiếp tục lên đường, họ tới Bluff vào lúc 7h30 tối để gặp Gunnar Kaasen đang chuẩn bị cho chặng cuối cùng.
Gunnar Kaasen - người dạy chó 42 tuổi chờ sẵn với đàn chó 13 con, được dẫn đầu bởi Balto - con chó được cho là chậm nhất trong đàn của Kaasen và thông thường ông không bao giờ dùng nó để đua hay dẫn đàn. Thế nhưng, lần này Kaasen đã chọn Balto để hoàn thành 90 km cuối cùng, thử thách vượt quá năng lực của con người đang chờ phía trước.
Gunnar Kaasen và chó Balto.
Bão tuyết dữ dội ập đến, nó sẽ chỉ tệ hơn mà thôi, Kaasen chấp nhận điều đó và ông buộc phải lên đường. Gió quá mạnh và tuyết mù trời làm Kaasen mất phương hướng, các dòng chảy của tuyết và băng trôi cộng với hiện tượng khúc xạ ánh sáng khiến ông không thể dùng những giác quan thông thường của con người để nhận định hướng đi nữa, thậm chí ông còn không thấy được đàn chó đang chạy phía trước mình vì mọi thứ đều trắng xóa.
Balto dẫn đầu đàn, nó có bộ lông đen nhưng 1 chân trắng đặc trưng.
Kaasen buộc phải hoàn toàn tin tưởng vào chó Balto, nó dẫn đầu, giữ cả nhóm 12 con chó khác di chuyển đúng hướng, Balto chậm nhưng chắc, nó đi đúng đường bằng giác quan nhạy bén, vượt qua những dòng sông băng đang trôi xuống từ đỉnh núi Topkok. Gió lớn làm xe kéo bị trượt, gói hàng chứa serum văng ra và bị tuyết vùi, Kaasen buộc phải tháo bỏ găng tay và dùng tay không mò mẫm trong tuyết tìm kiếm gói hàng (đây là cách duy nhất để cảm nhận được những xi lanh serum đang rơi ở đâu trong đống tuyết thông qua xúc giác).
Kaasen ẵm chó Balto.
Kaasen bị bỏng lạnh, một số con chó trong đàn đã gục ngã vì mệt mỏi, nhưng Balto tiếp tục kéo xe dẫn đầu và nó vẫn chưa kiệt sức. Cả nhóm tiếp tục đi nhờ khả năng đánh mùi của Balto, nó không được phép phạm sai lầm nào, chỉ cần đi chệch 1 chút, cả nhóm sẽ chết trong bão tuyết trước khi đến được Nome, họ phải tự cứu mình và vượt qua cơn bão này trước khi nghĩ đến việc cứu ai đó.
Balto dẫn nhóm ra khỏi cơn bão vào lúc 3 giờ sáng ngày 2 tháng 2, còn 40 km nữa là tới Nome. Trời quang mây tạnh, Kaasen quyết định tăng tốc về đích. Balton đặt chân lên đường lớn của Nome vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 2 tháng 2, không một xi lanh serum nào bị vỡ và chúng được chuẩn bị sẵn sàng để cứu người ngay chiều hôm đó.
Balto và các đồng đội đến Nome kịp lúc, chúng đã cứu thị trấn này.
Balto trở thành cái tên nổi tiếng, thành phố New York đã vinh danh nó cũng như những con chó khác bằng một bức tượng chó bằng đồng trong công viên trung tâm. Bức tượng được dựa theo hình dáng của Balto, nhưng được sơn theo màu của Togo.
Ban đầu, chỉ có Balto được nổi tiếng vì nó là chú chó về đích cuối cùng, tuy nhiên Seppala và những phóng viên điều tra đã đấu tranh để trả lại danh dự cho Togo và những chú chó khác, để chúng cùng được tri ân.
Tượng chó trong công viên trung tâm New York
tri ân những chú chó kéo xe dũng cảm đã hy sinh cứu lấy con người.
Toàn bộ chi tiết của cuộc đua vận chuyển serum đươc viết trong tác phẩm The Cruelest Miles: The Heroic Story of Dogs and Men in a Race Against an Epidemic (Những dặm đường tàn khốc: Câu chuyện anh hùng của chó và người trong cuộc đua chống lại dịch bệnh).
Cận cảnh Gunnar Kaasen và Balto.
Cùng nhau, các đội xe chó kéo và người huấn luyện của chúng đã đi quãng đường 674 dặm (1.085 km) trong 127 giờ 30 phút, được coi là một kỷ lục thế giới chưa ai có thể vượt qua, kỷ lục này được thực hiện ở nhiệt độ âm trong điều kiện khắc nghiệt gần như luôn có bão tuyết và đặc biệt là băng trôi và khúc xạ ánh sáng nguy hiểm trong trường hợp của Balto và Kaasen.
Balto được nhồi bông sau khi chết, trưng bày trong bảo tàng.
Balto qua đời vào năm 1933 ở tuổi 14, thi thể của nó được nhồi bông lưu giữ cho khách tham quan trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland ở bang Ohio. Balto và những đồng đội của nó được ghi nhận là khỏe mạnh và to hơn nhiều so với các hậu duệ của nó ngày nay. Ngày nay, chó Siberian Husky và Alaskan Malamute đa số được nuôi làm cảnh, chúng nhỏ con hơn, chậm chạp hơn tổ tiên của mình, số chó kéo xe mạnh mẽ khi xưa hiện tại chỉ còn số lượng rất ít ở vùng Alaska.
Nguồn: Cuộc đua định mệnh: những chú chó vượt bão tuyết cứu một thị trấn khỏi dịch bệnh chết người - https://spiderum.com
Câu chuyện về chó Balto, Togo và những chú chó kéo xe là một trong những giai thoại có sức ảnh hưởng nhất về loài chó đối với người dân Mỹ, đồng thời góp phần thay đổi cách nhìn của nhiều người đối với loài vật đáng yêu này, chó không chỉ là người bạn trung thành, chúng còn quả cảm, đáng tin cậy và đôi khi một chú chó có thể cứu mạng chúng ta.
Dịch bệnh ở Nome vào năm 1925
Nome là một thị trấn nhỏ ở vùng Tây Bắc Châu Mỹ (ngày nay là thành phố Nome thuộc bang Alaska của Hoa Kỳ), tai họa giáng xuống người dân ở đây khi dịch bệnh bạch hầu (diphtheria) bùng phát. Trẻ em mắc bệnh bạch hầu có tỉ lệ tử vong rất cao, trong khi serum (huyết thanh) chữa bệnh thì chưa được phổ biến vì mới được phát minh trước đó không lâu, còn vắc-xin thì còn đang trong thời gian nghiên cứu.
Thị trấn Nome những năm 1920, nơi xảy ra dịch bệnh chết người.
Bệnh bạch hầu có thể đặc biệt nguy hiểm với các cộng đồng bị cô lập như Nome, huyết thanh thường chỉ được lưu trữ ở những đô thị lớn. Nơi gần nhất có huyết thanh là thành phố Anchorage, cách Nome hơn 800 km. Mùa đông khắc nghiệt của Alaska khiến giao thông tê liệt, người ta lo ngại rằng trẻ em trong thị trấn sẽ chết hết.
Lúc này, hy vọng duy nhất của thị trấn Nome là đoàn xe chó kéo, vào phương tiện duy nhất có thể vượt qua thiên nhiên hoang dã của Alaska trong mùa tuyết rơi. Đoạn đường từ Anchorage đến Nome đi bằng xe chó kéo phải mất 1 tháng, thế nhưng những người bệnh chỉ có tối đa 2 tuần để sống sót. Để tăng tốc độ vận chuyển, người ta quyết định dùng nhiều đoàn xe luân phiên chuyển tiếp huyết thanh không ngừng nghỉ.
Bản đồ đường xe chó kéo mang huyết thanh tới Nome (màu xanh lá cây).
Những người chịu trách nhiệm là các thợ huấn luyện chó gồm Wild Bill Shannon, Leonhard Seppala - một người Mỹ gốc Na Uy, Charlie Olson, Gunnar Kaasen và một số người khác, số phận của Nome đặt lên vai những người này và chó kéo xe của họ. Lịch sử nước Mỹ ghi nhận sự kiện này là "Cuộc đua vĩ đại của lòng từ bi" (Great race of mercy) hoặc "Cuộc đua chuyển huyết thanh" (Serum run).
Những chú chó chạy đua với thời gian vì tính mạng con người
Chặng 1 (84km) : Wild Bill Shannon khởi đầu vất vả
Ngày 27 tháng 1 năm 1925, Wild Bill Shannon nhận huyết thanh được vận chuyển từ Nenana đến Anchorage bằng tàu hỏa, gói hàng chứa serum chỉ nặng khoảng 9 - 10 kg nhưng nó phải được vận chuyển rất cẩn thận. Shannon lên đường cùng với 11 chú chó kinh nghiệm của ông, được dẫn đầu bởi chó Blackie - một con Siberian Husky 5 tuổi mạnh mẽ và bản lĩnh, nó có ông nội là một con sói tuyết.
Bất chấp trời lạnh âm 50 độ C, Shannon và lũ chó lên đường, họ phải chịu rủi ro khi đi trên sông băng Yukon vì đường chính đã bị phá hủy vì đoàn xe ngựa đi qua trước đó. Mặc dù đã đề phòng trước nhưng Shannon bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt (hội chứng hypothermia). Shannon vượt qua nhiều tình huống nguy hiểm và nếu không có sự kinh nghiệm của chó Blackie thì cả đoàn đã tử nạn.
3 trong số 11 chú chó của Shannon bị kiệt sức và gục ngã, 1 chú chó khác tên Bear cũng chảy máu ở mồm và không thể tiếp tục hành trình. Shannon buộc phải bỏ chúng lại để theo đuổi sứ mệnh cao cả hơn. Khi đến đích ở Minto, mặt của Shannon bị hỏng 1 phần do bỏng lạnh. Sau đó ông đã quay lại để cứu 4 con chó bị thương nhưng chúng đều đã chết do viêm phổi, cả 4 được mang về để chôn cất đàng hoàng.
Chặng 2 (600 km): Những người bản địa và cuộc đua chặng ngắn
Bắt đầu từ ngày 28 tháng 1 đến 31 tháng 1 năm 1925, rất nhiều người Mỹ bản địa Alaskan đã chia nhau đi những chặng ngắn từ 30 - 50 km để hoàn tất quãng đường hơn 600 km, gần 2/3 cuộc hành trình đến Nome. Dan Green bắt đầu đoạn đường này suôn sẻ, thuốc giao đến tay Sam Joseph của bộ lạc Tatana bản địa Alaskan, anh này cùng 8 chú chó Alaskan Malamute tiếp tục vận chuyển thuốc xuyên rừng.
Ngày 29, gói hàng được giao cho Edgar Kalland rồi đến tay Harry Pitka, Harry điều khiển 7 chú chó đi suốt đêm dài để gặp Bill McCarty. McCarty cùng chó đầu đàn tên Prince vượt bão tuyết trong 1 giờ để giao hàng cho Edgar Nollner, anh ta và chó Dixie 8 tuổi tiếp tục chạy 40 km cuối cùng hoàn tất chặng đường của ngày 29.
Ngày 30, gói hàng được Charlie Evans chịu trách nhiệm, anh ta vượt qua núi Bishop, ở nhiệt độ âm 53 độ C cùng đàn chó kéo xe gồm 9 con, 2 trong số đó bị đông cứng khớp háng do quá lạnh. Serum được trao cho Jack Nicholai, một người đàn ông nhỏ con nhưng nổi tiếng có sức mạnh kinh người. Anh ta chạy bộ suốt đêm để giúp đàn chó kéo xe nhẹ hơn, đi nhanh hơn.
Cuối ngày 30, Victor Anagick và 11 chú chó của anh ta đi 55 km cuối cùng của chặng ngày 30 tháng 1 để gặp Henry Ivanoff, một người Eskimo, họ sắp giao số serum cho Leonard Seppala vào sáng ngày 31 để bắt đầu chặng thứ 3 và cũng là chặng nguy hiểm nhất của quãng đường. Lúc này serum chỉ còn cách đích đến Nome 321 km, nhưng ở Nome đã bắt đầu có 6 7 người chết vì bệnh bạch hầu...
Chặng 3: Seppala và Togo, chú chó có trái tim sư tử
Seppala và nhóm 6 chú chó Husky đã vượt qua chặng đường dài và nguy hiểm nhất cuộc đua. Togo là chú chó ngoài cùng bên trái.
Leonard Seppala, người kinh nghiệm nhất trong số những nhà huấn luyện chó được nhắc đến ở đây, ông ta đã 48 tuổi và chỉ có đàn chó 6 con được dẫn đầu bởi chó Togo và Scotty. Họ chịu trách nhiệm vượt qua quãng đường 146 km được cho là khó nhằn nhất.
Lúc này thời tiết lạnh âm 30 độ, đỡ lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ mà Shannon phải chịu trước đó nhưng trời tối và gió quật mạnh, Seppala phải vượt qua 20 dặm đường trên mặt nước đóng băng cực kỳ nguy hiểm, tuyết bắt đầu rơi dày, bão tuyết đã đến. Họ không thể dừng lại, vất cả những gì Seppala có thể tin tưởng lúc này là khả năng đánh hơi và định vị của Togo, nó giúp cả nhóm tiếp tục di chuyển trong bão tuyết.
Seppala và chó Togo, chú chó dũng cảm nhất cuộc đua.
Tạm nghỉ bên đường trong một cái lều tuyết của người Eskimo, Seppala cho lũ chó nghỉ ngơi và ăn, ông hâm nóng serum để chúng không hỏng. Rạng sáng ngày 1 tháng 2, đó là ngày Chủ Nhật, bão tuyết vẫn không bớt chút nào. Togo dũng cảm cứu cả nhóm khi xe kéo bị sụp xuống bên dưới lớp băng và nước lạnh, nó đã bơi qua những tảng băng trôi để kéo chủ mình lên. Cuối cùng, Seppala cũng tới được Golovin, ông trao lại serum cho Charlie Olson.
Seppala nhớ lại:
Tôi chưa bao giờ có một con chó tốt hơn Togo. Sức chịu đựng, lòng trung thành và trí thông minh của nó là không thể vượt qua. Togo là con chó cừ khôi nhất từng rong ruổi trên cung đường mòn Alaska.
Chặng 4: Chó Balto và thử thách cuối cùng trong bão tuyết và băng trôi
Trưa ngày 1, sau khi nhận hàng từ Seppala, Charlie Olson cùng đàn chó gồm 7 Alaskan Malamute được dẫn đầu bởi Jack đi từ Golovin đến Bluff. Gió giật mạnh khiến Charlie và đàn chó bị đánh dạt ra khỏi đường chạy, cơn giông sắp đến buộc Charlie phải dừng xe và đắp chăn cho lũ chó. Tuy nhiên, 2 trong số chúng bị đông cứng khớp háng. Charlie bất chấp và tiếp tục lên đường, họ tới Bluff vào lúc 7h30 tối để gặp Gunnar Kaasen đang chuẩn bị cho chặng cuối cùng.
Gunnar Kaasen - người dạy chó 42 tuổi chờ sẵn với đàn chó 13 con, được dẫn đầu bởi Balto - con chó được cho là chậm nhất trong đàn của Kaasen và thông thường ông không bao giờ dùng nó để đua hay dẫn đàn. Thế nhưng, lần này Kaasen đã chọn Balto để hoàn thành 90 km cuối cùng, thử thách vượt quá năng lực của con người đang chờ phía trước.
Gunnar Kaasen và chó Balto.
Bão tuyết dữ dội ập đến, nó sẽ chỉ tệ hơn mà thôi, Kaasen chấp nhận điều đó và ông buộc phải lên đường. Gió quá mạnh và tuyết mù trời làm Kaasen mất phương hướng, các dòng chảy của tuyết và băng trôi cộng với hiện tượng khúc xạ ánh sáng khiến ông không thể dùng những giác quan thông thường của con người để nhận định hướng đi nữa, thậm chí ông còn không thấy được đàn chó đang chạy phía trước mình vì mọi thứ đều trắng xóa.
Balto dẫn đầu đàn, nó có bộ lông đen nhưng 1 chân trắng đặc trưng.
Kaasen buộc phải hoàn toàn tin tưởng vào chó Balto, nó dẫn đầu, giữ cả nhóm 12 con chó khác di chuyển đúng hướng, Balto chậm nhưng chắc, nó đi đúng đường bằng giác quan nhạy bén, vượt qua những dòng sông băng đang trôi xuống từ đỉnh núi Topkok. Gió lớn làm xe kéo bị trượt, gói hàng chứa serum văng ra và bị tuyết vùi, Kaasen buộc phải tháo bỏ găng tay và dùng tay không mò mẫm trong tuyết tìm kiếm gói hàng (đây là cách duy nhất để cảm nhận được những xi lanh serum đang rơi ở đâu trong đống tuyết thông qua xúc giác).
Kaasen ẵm chó Balto.
Kaasen bị bỏng lạnh, một số con chó trong đàn đã gục ngã vì mệt mỏi, nhưng Balto tiếp tục kéo xe dẫn đầu và nó vẫn chưa kiệt sức. Cả nhóm tiếp tục đi nhờ khả năng đánh mùi của Balto, nó không được phép phạm sai lầm nào, chỉ cần đi chệch 1 chút, cả nhóm sẽ chết trong bão tuyết trước khi đến được Nome, họ phải tự cứu mình và vượt qua cơn bão này trước khi nghĩ đến việc cứu ai đó.
Balto dẫn nhóm ra khỏi cơn bão vào lúc 3 giờ sáng ngày 2 tháng 2, còn 40 km nữa là tới Nome. Trời quang mây tạnh, Kaasen quyết định tăng tốc về đích. Balton đặt chân lên đường lớn của Nome vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 2 tháng 2, không một xi lanh serum nào bị vỡ và chúng được chuẩn bị sẵn sàng để cứu người ngay chiều hôm đó.
Balto và các đồng đội đến Nome kịp lúc, chúng đã cứu thị trấn này.
Balto trở thành cái tên nổi tiếng, thành phố New York đã vinh danh nó cũng như những con chó khác bằng một bức tượng chó bằng đồng trong công viên trung tâm. Bức tượng được dựa theo hình dáng của Balto, nhưng được sơn theo màu của Togo.
Ban đầu, chỉ có Balto được nổi tiếng vì nó là chú chó về đích cuối cùng, tuy nhiên Seppala và những phóng viên điều tra đã đấu tranh để trả lại danh dự cho Togo và những chú chó khác, để chúng cùng được tri ân.
Tượng chó trong công viên trung tâm New York
tri ân những chú chó kéo xe dũng cảm đã hy sinh cứu lấy con người.
Toàn bộ chi tiết của cuộc đua vận chuyển serum đươc viết trong tác phẩm The Cruelest Miles: The Heroic Story of Dogs and Men in a Race Against an Epidemic (Những dặm đường tàn khốc: Câu chuyện anh hùng của chó và người trong cuộc đua chống lại dịch bệnh).
Cận cảnh Gunnar Kaasen và Balto.
Cùng nhau, các đội xe chó kéo và người huấn luyện của chúng đã đi quãng đường 674 dặm (1.085 km) trong 127 giờ 30 phút, được coi là một kỷ lục thế giới chưa ai có thể vượt qua, kỷ lục này được thực hiện ở nhiệt độ âm trong điều kiện khắc nghiệt gần như luôn có bão tuyết và đặc biệt là băng trôi và khúc xạ ánh sáng nguy hiểm trong trường hợp của Balto và Kaasen.
Balto được nhồi bông sau khi chết, trưng bày trong bảo tàng.
Balto qua đời vào năm 1933 ở tuổi 14, thi thể của nó được nhồi bông lưu giữ cho khách tham quan trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland ở bang Ohio. Balto và những đồng đội của nó được ghi nhận là khỏe mạnh và to hơn nhiều so với các hậu duệ của nó ngày nay. Ngày nay, chó Siberian Husky và Alaskan Malamute đa số được nuôi làm cảnh, chúng nhỏ con hơn, chậm chạp hơn tổ tiên của mình, số chó kéo xe mạnh mẽ khi xưa hiện tại chỉ còn số lượng rất ít ở vùng Alaska.
Nguồn: Cuộc đua định mệnh: những chú chó vượt bão tuyết cứu một thị trấn khỏi dịch bệnh chết người - https://spiderum.com
(ST sưu tầm. Tựa do PNvBB đặt lại)
0 Comment: