Cảm nhận khi đọc truyện ngắn Cô Sướng cưới vợ- Vũ Thị Hương Mai
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN "CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ"
Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.
Nhân vật Sướng được Đặng Xuân Xuyến ưu ái, giành nhiều sự quý mến. Tính khí khác thường của "cô" Sướng qua ngòi bút của Đặng Xuân Xuyến không hề phản cảm, gây cười mà đáo để duyên:
“Sướng thích được gọi là cô, là chị. Sướng khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Sướng này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Sướng ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Sướng là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Sướng là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Sướng không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Sướng là phận nữ nhi! Ừ thì Sướng thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Sướng thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Sướng? Thật đấy! Sướng vẫn là thằng đàn ông đích thực. Sướng vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Sướng cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Sướng là đàn bà con gái. Sướng ghét đấy. Sướng chửi cho đấy.”
Bạn đọc yêu nhân vật Sướng bởi bản chất thật thà, tốt nết của anh. Đằng sau sự đanh đá chua ngoa của Sướng là tấm lòng lương thiện, tử tế, sống nghĩa hiệp với người thân và bè bạn. Bị cụ Vân, bố đẻ của "dì Kiên", người bạn thân bị "bê đê nặng", "nhiếc móc" là "pha gái", chọc vào "điều cấm kỵ" khi coi Sướng là "con đàn bà" dù rất tức cụ Vân nhưng Sướng vẫn biết dừng lại ở đúng đạo nghĩa:
“Nghe câu “Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?” mặt Sướng tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Sướng chống hai tay vào hông. Sướng dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:
- Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Đừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Đây nói cho bố biết. Đây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.
Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Sướng, cụ Vân chột dạ:
- “Mẹ nó! Chạm phải vía “con dở ông dở thằng” này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.”. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Sướng, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Sướng phì cười, bĩu môi:
- Gớm! Đàn ông chưa? Ối dào! Đàn ông như bố, đây cũng dí thèm!”
Bị cụ Bống, là bố đẻ, đánh chửi, dù "nhiều oan ức" nhưng "cô" Sướng không cãi mà ngồi im cam chịu vì đạo làm con. Bị cụ Bống hiểu sai là "thằng đồng cô" (bê đê) và đe sẽ huỷ hôn giữa Sướng với Ngân nhưng lo cho tương lai của "dì Kiên", sợ nói ra sự thật chỉ Kiên ái mới là "đồng cô" thì Kiên ái sẽ khó lấy được vợ, sẽ khổ nửa đời về sau của bạn mình nên dù bị oan ức, bị cụ Bống chửi đánh... Sướng vẫn cắn răng chịu đựng. Nghĩa cử đó của Sướng thật đẹp, không phải ai cũng làm được.
Ngân là nhân vật được tác giả giành những lời ngợi ca, những khắc họa rất đẹp về nhan sắc và nhân cách:
“Ngân không mỏng mày hay hạt nhưng Ngân thùy mị, nết na. Ngân không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Ngân đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Ngân được người. Ngân được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Ngân mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Ngân sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.”
Không chỉ xinh đẹp, hiền thục, đảm đang mà Ngân còn được tác giả Đặng Xuân Xuyến mô tả là người phụ nữ mạnh mẽ trong tình yêu và dám sống với tình yêu đích thực của mình. Cái đêm Sướng biến thiếu nữ Ngân thành người đàn bà được tác giả Đặng Xuân Xuyến dàn dựng như một vụ "tai nạn" hi hữu, chủ yếu để đề cao chữ "trình tiết", đề cao phẩm hạnh của Ngân. Có thể vì quá quý mến em gái mình nên Đặng Xuân Xuyến mới dàn dựng như thế nhưng nếu là tôi, tôi sẽ để Ngân "dính bầu" như các trường hợp "ăn cơm trước kẻng" khác, thì sự mạnh mẽ trong tình yêu của Ngân mới thật.
Tóm lại, Đặng Xuân Xuyến đã giành cho nhân vật Ngân sự yêu mến và trân trọng đặc biệt. Người con gái ấy không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn là người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ với tình yêu.
Nhân vật cụ Bống xuất hiện cuối truyện và số chữ viết về cụ không nhiều nhưng Đặng Xuân Xuyến đã khắc hoạ thành công hình ảnh cụ Bống: một người ông, người cha yêu thương con, cháu hết mực; có những nghĩa cử cao đẹp, hơn hẳn người đời, biểu hiện ở hành động khi nghe tin con trai bị "đồng cô, không yêu được con gái" đã yêu cầu con trai huỷ hôn, đừng làm lỡ dở cuộc đời người con gái xinh đẹp, hiền thục của làng xã:
- “Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Ngân không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?”.
Phải là người có tấm lòng của Bồ Tát thì cụ Bống mới lo lắng cho Ngân, khuyên Ngân huỷ bỏ hôn nhân với Sướng vì:
- “Ngân này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Sướng nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Sướng nhà bác đi. ”.
Tóm lại, tôi thích truyện ngắn “CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ” của Đặng Xuân Xuyến bởi, như tác giả Nguyễn Bàng đã nhận xét: “Truyện viết dí dỏm, hài hước gợi nhiều trăn trở với người đọc. Truyện chạm vào trái tim người đọc bởi trong truyện đầy ắp tính nhân văn.”
----------------------------------
Chú thích: Trong bản thảo gởi đăng Phố núi và bạn bè của tác giả Đặng Xuân Xuyến, hai nhân vật chính có tên là Vương và Vấn. Quý bạn đọc có thể đọc nguyên văn truyện ngắn tại đây:
Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.
Nhân vật Sướng được Đặng Xuân Xuyến ưu ái, giành nhiều sự quý mến. Tính khí khác thường của "cô" Sướng qua ngòi bút của Đặng Xuân Xuyến không hề phản cảm, gây cười mà đáo để duyên:
“Sướng thích được gọi là cô, là chị. Sướng khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Sướng này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Sướng ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Sướng là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Sướng là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Sướng không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Sướng là phận nữ nhi! Ừ thì Sướng thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Sướng thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Sướng? Thật đấy! Sướng vẫn là thằng đàn ông đích thực. Sướng vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Sướng cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Sướng là đàn bà con gái. Sướng ghét đấy. Sướng chửi cho đấy.”
Bạn đọc yêu nhân vật Sướng bởi bản chất thật thà, tốt nết của anh. Đằng sau sự đanh đá chua ngoa của Sướng là tấm lòng lương thiện, tử tế, sống nghĩa hiệp với người thân và bè bạn. Bị cụ Vân, bố đẻ của "dì Kiên", người bạn thân bị "bê đê nặng", "nhiếc móc" là "pha gái", chọc vào "điều cấm kỵ" khi coi Sướng là "con đàn bà" dù rất tức cụ Vân nhưng Sướng vẫn biết dừng lại ở đúng đạo nghĩa:
“Nghe câu “Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?” mặt Sướng tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Sướng chống hai tay vào hông. Sướng dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:
- Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Đừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Đây nói cho bố biết. Đây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.
Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Sướng, cụ Vân chột dạ:
- “Mẹ nó! Chạm phải vía “con dở ông dở thằng” này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.”. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Sướng, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Sướng phì cười, bĩu môi:
- Gớm! Đàn ông chưa? Ối dào! Đàn ông như bố, đây cũng dí thèm!”
Bị cụ Bống, là bố đẻ, đánh chửi, dù "nhiều oan ức" nhưng "cô" Sướng không cãi mà ngồi im cam chịu vì đạo làm con. Bị cụ Bống hiểu sai là "thằng đồng cô" (bê đê) và đe sẽ huỷ hôn giữa Sướng với Ngân nhưng lo cho tương lai của "dì Kiên", sợ nói ra sự thật chỉ Kiên ái mới là "đồng cô" thì Kiên ái sẽ khó lấy được vợ, sẽ khổ nửa đời về sau của bạn mình nên dù bị oan ức, bị cụ Bống chửi đánh... Sướng vẫn cắn răng chịu đựng. Nghĩa cử đó của Sướng thật đẹp, không phải ai cũng làm được.
Ngân là nhân vật được tác giả giành những lời ngợi ca, những khắc họa rất đẹp về nhan sắc và nhân cách:
“Ngân không mỏng mày hay hạt nhưng Ngân thùy mị, nết na. Ngân không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Ngân đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Ngân được người. Ngân được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Ngân mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Ngân sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.”
Không chỉ xinh đẹp, hiền thục, đảm đang mà Ngân còn được tác giả Đặng Xuân Xuyến mô tả là người phụ nữ mạnh mẽ trong tình yêu và dám sống với tình yêu đích thực của mình. Cái đêm Sướng biến thiếu nữ Ngân thành người đàn bà được tác giả Đặng Xuân Xuyến dàn dựng như một vụ "tai nạn" hi hữu, chủ yếu để đề cao chữ "trình tiết", đề cao phẩm hạnh của Ngân. Có thể vì quá quý mến em gái mình nên Đặng Xuân Xuyến mới dàn dựng như thế nhưng nếu là tôi, tôi sẽ để Ngân "dính bầu" như các trường hợp "ăn cơm trước kẻng" khác, thì sự mạnh mẽ trong tình yêu của Ngân mới thật.
Tóm lại, Đặng Xuân Xuyến đã giành cho nhân vật Ngân sự yêu mến và trân trọng đặc biệt. Người con gái ấy không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn là người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ với tình yêu.
Nhân vật cụ Bống xuất hiện cuối truyện và số chữ viết về cụ không nhiều nhưng Đặng Xuân Xuyến đã khắc hoạ thành công hình ảnh cụ Bống: một người ông, người cha yêu thương con, cháu hết mực; có những nghĩa cử cao đẹp, hơn hẳn người đời, biểu hiện ở hành động khi nghe tin con trai bị "đồng cô, không yêu được con gái" đã yêu cầu con trai huỷ hôn, đừng làm lỡ dở cuộc đời người con gái xinh đẹp, hiền thục của làng xã:
- “Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Ngân không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?”.
Phải là người có tấm lòng của Bồ Tát thì cụ Bống mới lo lắng cho Ngân, khuyên Ngân huỷ bỏ hôn nhân với Sướng vì:
- “Ngân này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Sướng nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Sướng nhà bác đi. ”.
Tóm lại, tôi thích truyện ngắn “CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ” của Đặng Xuân Xuyến bởi, như tác giả Nguyễn Bàng đã nhận xét: “Truyện viết dí dỏm, hài hước gợi nhiều trăn trở với người đọc. Truyện chạm vào trái tim người đọc bởi trong truyện đầy ắp tính nhân văn.”
----------------------------------
Chú thích: Trong bản thảo gởi đăng Phố núi và bạn bè của tác giả Đặng Xuân Xuyến, hai nhân vật chính có tên là Vương và Vấn. Quý bạn đọc có thể đọc nguyên văn truyện ngắn tại đây:
0 Comment: