Tản mạn về con trâu năm Tân Sửu 2021- Trịnh Công Lý (ST)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
TẢN MẠN VỀ CON TRÂU NĂM TÂN SỬU 2021
Theo truyền thống tư xưa, dân tộc Việt Nam cùng với một số dân tộc thuộc vài quốc gia khu vực Châu Á tính ngày, tháng, năm theo lịch âm. Tuổi của con người được gọi theo thập cang và thập nhi chi, tức là 10 cang và 12 con giáp, cứ 60 năm thì vòng tuần hoàn bắt đầu lại từ đầu là năm thứ 1. Thí dụ năm 2021 là năm Tân Sửu, thì 60 năm trước, năm 1961 chính là năm Tân Sửu.
Con trâu đứng hàng thứ 2 trong thập nhị chi và là con vật gần gũi nhất trong lao động sản xuất với con người. Ai ai cũng nhớ câu ca dao :
Hoặc câu:
Từ xưa, con trâu đã gắn bó với người nông dân và con trâu giúp cho người nông dân sản xuất lảm ăn và làm giàu. Cứ tính theo số trâu của gia đình nuôi sẽ biết hộ nông dân đó giàu hay nghèo. Ông cha ta thời xưa đều nói rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Con trâu gắn bó với con người, giúp con người làm ruộng, chở mạ, chở lúa từ ngày này qua ngày nọ, tháng mùa nước cũng như mùa khô. Làm lụng cực nhọc như vậy, nhưng thức ăn cho trâu cũng rất đơn giản, chỉ cỏ và rơm rạ mà thôi. Trâu rất dễ ăn và rất dễ nuôi.Khi mưa sòng, người nông dân chỉ cần giăng mùng cho trâu không bị muỗi cắn, nếu trời lạnh quá thì sưỡi ấm cho trâu bằng các loại xơ dừa, củi các loại cũng là để đuổi muỗi khi không có mùng giăng cho trâu. Trâu rất hiền lành và còn có trí nhớ dai, Ông bà có câu: “lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngỏ nắm đuôi trâu”, quả không sai. Trâu có thể tự tìm đường về nhà mà không cần người chăn dắt nữa.
Trâu Việt Nam có đặc tính chung là hiền lành, thân thiện nên được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500 kg. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân mình, bốn chân thẳng to, gân guốc. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Trâu có bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Trâu lúc 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu tiên. Thời gian mang thai của trâu là khoảng 10 tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng loại hình trâu. Trâu đẻ có mùa vụ. Một đời trâu cái thường sinh từ 5 đến 6 con nghé; nghé sơ sinh nặng từ 22 đến 25 kg.
Trâu rất khỏe, có tập tính sống theo bầy đàn. Trong thiên nhiên hoang đã, có những đàn trâu rừng lên đến hàng trăm con. Trâu đầu đàn, trâu đực biết bố trí bảo vệ trâu con trước những đàn thú dữ như sư tử, cọp, chó sói. Khi cần thiét, trâu cũng có thể tập hợp chống trả và giết cả cọp, sư tử. Nhưng thường là chúng chỉ tháo chạy là chính. Các video clip quay lại cảnh các đàn trâu rừng sống hoang dã ở các cánh rừng của vài nước Châu Á và Châu Phi. Số lượng trâu rừng ở Đông Nam Á và Tây Á chỉ còn vài ngàn con mà thôi, tập trung ở Ấn Đô, Nepal, Bhutan,Thái Lan và Campuchia. Trâu rừng cũng còn khá nhiều ở một số nước tại Trung Phi, Tây Phi, Nam và Đông châu Phi. Trâu rừng Châu Phi được xem là loài động vật hung dữ, chúng có thể chạy với vận tốc 50km đến 60km/giờ. Chúng cũng húc và giết không 200 người mỗi năm.Trâu rừng Cape vùng phía Nam châu Phi có con đực trưởng thành có thể nặng tới 910 kí, trong khi vùng Trung và Tây Châu Phi, có loại trâu lùn chỉ nặng khoảng gấn 300 kí mỗi con mà thôi.
Trâu được nhắc trong truyện Tây Du ký của tác giả Ngô Thừa Ân là Ngưu Mã Vương, là anh em kết nghĩa với Tôn Ngộ Không, tức là Tề Thiên Đại Thánh, bị Phật tổ Như Lai dùng pháp thuật nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn, chỉ ló ra được cái đầu. Sau đó, được Phật Bà Quan Âm giác ngộ, được Tam Tạng cứu và theoĐường Tăng đi thỉnh kinh và trở thành Phật với danh xưng “Đấu Chiến Thắng Phật”. Ngưu Ma Vương có người vợ chính, được gọi là Bà La Sát hay Thiết phiến Công chúa. Hai người có người con là Hồng Hài Nhi, sau này theo hầu Phật Bà Quan Âm. Truyện Tây Du ký theo bản dịch xưa hấp dẫn hơn các bản dịch sau này.
Trong kháng chiến, trâu được xem là phương tiện vận chuyển vũ khí, đạn dược. Khi cần, trâu cũng tham gia vận chuyển thương bệnh binh. Trong trận chiến đấu chống Pháp vùng Cần Thơ, ngay sau chiến thắng Tầm Vu IV ngày 19/4/1948, có 2 con trâu được bộ đội sử dụng để kéo khẩu pháo 105 ly chiến lợi phẩm từ trận địa đến rạch Láng Hầm, để đưa xuống ghe cà rom chuyển đi . Do sình lầy quá nhiều, dù cố gắng, có sự hỗ trợ của con người, khẩu pháo được kéo xuống ghe, nhưng 1 con đã chết tại chỗ, con còn lại, hôm sau cũng chết ngoài đồng.
Ngày nay, Lễ hội chọi trâu, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, được tổ chức hàng năm, ngày chính thức diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch. Đây là di sản cấp quốc gia được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 2013. Hàng năm, lễ hội được tổ chức với lễ nghi trang trọng, có rước kiệu thần, lọng che, phường bát âm. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước đến tham dự. Năm 2020, do dịch bệnh COVID-19 nên Lễ hội không được tổ chức. Ngoài ra, còn có lễ hội chọi trâu ở tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
Da trâu, nếu gọi theo tên thuốc là ngưu bì, được chế biến qua nhiều công đoạn khá phức tạp, để trở thành cao gọi là keo da trâu, tên thuốc là minh giao. Dược liệu này chứa các chất như canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc; có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo, trị phong thấp, chân tay đau nhức, tiểu són, động thai, rong huyết, thổ huyết.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, người nông dân làm ruộng có máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, nên các cánh đồng dẩn dần mất hẵn bóng dáng con trâu cùng các con cò đậu trên lưng trâu hay chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Trâu sau năm 1975, còn rất nhiều, chỉ tính riêng tính Sóc Trăng, năm 1992, thống kê có 23.022 con. Đến năm 2007, chỉ còn 2.619 con. Đến năm 2020, thì còn rất ít. Thạnh Trị nổi tiếng với khô thịt trâu, nhưng phải đi mua trâu ở các nơi về để chế biến, chứ không đủ nguồn cung tại chỗ.
Con trâu kéo cày, chở lúa, mục đồng thổi sáo trên lưng trâu . . ., hầu như tất cả chỉ còn trong dĩ vãng và ký ức của những người tuổi ngoài 40, 50 trở lên mà thôi./.
Theo truyền thống tư xưa, dân tộc Việt Nam cùng với một số dân tộc thuộc vài quốc gia khu vực Châu Á tính ngày, tháng, năm theo lịch âm. Tuổi của con người được gọi theo thập cang và thập nhi chi, tức là 10 cang và 12 con giáp, cứ 60 năm thì vòng tuần hoàn bắt đầu lại từ đầu là năm thứ 1. Thí dụ năm 2021 là năm Tân Sửu, thì 60 năm trước, năm 1961 chính là năm Tân Sửu.
Con trâu đứng hàng thứ 2 trong thập nhị chi và là con vật gần gũi nhất trong lao động sản xuất với con người. Ai ai cũng nhớ câu ca dao :
“Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ (vốn) nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ (vốn) nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Hoặc câu:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa (hoặc đi nằm)
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa (hoặc đi nằm)
Từ xưa, con trâu đã gắn bó với người nông dân và con trâu giúp cho người nông dân sản xuất lảm ăn và làm giàu. Cứ tính theo số trâu của gia đình nuôi sẽ biết hộ nông dân đó giàu hay nghèo. Ông cha ta thời xưa đều nói rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Con trâu gắn bó với con người, giúp con người làm ruộng, chở mạ, chở lúa từ ngày này qua ngày nọ, tháng mùa nước cũng như mùa khô. Làm lụng cực nhọc như vậy, nhưng thức ăn cho trâu cũng rất đơn giản, chỉ cỏ và rơm rạ mà thôi. Trâu rất dễ ăn và rất dễ nuôi.Khi mưa sòng, người nông dân chỉ cần giăng mùng cho trâu không bị muỗi cắn, nếu trời lạnh quá thì sưỡi ấm cho trâu bằng các loại xơ dừa, củi các loại cũng là để đuổi muỗi khi không có mùng giăng cho trâu. Trâu rất hiền lành và còn có trí nhớ dai, Ông bà có câu: “lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngỏ nắm đuôi trâu”, quả không sai. Trâu có thể tự tìm đường về nhà mà không cần người chăn dắt nữa.
Trâu Việt Nam có đặc tính chung là hiền lành, thân thiện nên được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500 kg. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân mình, bốn chân thẳng to, gân guốc. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Trâu có bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Trâu lúc 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu tiên. Thời gian mang thai của trâu là khoảng 10 tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng loại hình trâu. Trâu đẻ có mùa vụ. Một đời trâu cái thường sinh từ 5 đến 6 con nghé; nghé sơ sinh nặng từ 22 đến 25 kg.
Trâu rất khỏe, có tập tính sống theo bầy đàn. Trong thiên nhiên hoang đã, có những đàn trâu rừng lên đến hàng trăm con. Trâu đầu đàn, trâu đực biết bố trí bảo vệ trâu con trước những đàn thú dữ như sư tử, cọp, chó sói. Khi cần thiét, trâu cũng có thể tập hợp chống trả và giết cả cọp, sư tử. Nhưng thường là chúng chỉ tháo chạy là chính. Các video clip quay lại cảnh các đàn trâu rừng sống hoang dã ở các cánh rừng của vài nước Châu Á và Châu Phi. Số lượng trâu rừng ở Đông Nam Á và Tây Á chỉ còn vài ngàn con mà thôi, tập trung ở Ấn Đô, Nepal, Bhutan,Thái Lan và Campuchia. Trâu rừng cũng còn khá nhiều ở một số nước tại Trung Phi, Tây Phi, Nam và Đông châu Phi. Trâu rừng Châu Phi được xem là loài động vật hung dữ, chúng có thể chạy với vận tốc 50km đến 60km/giờ. Chúng cũng húc và giết không 200 người mỗi năm.Trâu rừng Cape vùng phía Nam châu Phi có con đực trưởng thành có thể nặng tới 910 kí, trong khi vùng Trung và Tây Châu Phi, có loại trâu lùn chỉ nặng khoảng gấn 300 kí mỗi con mà thôi.
*
* *
* *
Trâu được nhắc trong truyện Tây Du ký của tác giả Ngô Thừa Ân là Ngưu Mã Vương, là anh em kết nghĩa với Tôn Ngộ Không, tức là Tề Thiên Đại Thánh, bị Phật tổ Như Lai dùng pháp thuật nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn, chỉ ló ra được cái đầu. Sau đó, được Phật Bà Quan Âm giác ngộ, được Tam Tạng cứu và theoĐường Tăng đi thỉnh kinh và trở thành Phật với danh xưng “Đấu Chiến Thắng Phật”. Ngưu Ma Vương có người vợ chính, được gọi là Bà La Sát hay Thiết phiến Công chúa. Hai người có người con là Hồng Hài Nhi, sau này theo hầu Phật Bà Quan Âm. Truyện Tây Du ký theo bản dịch xưa hấp dẫn hơn các bản dịch sau này.
Trong kháng chiến, trâu được xem là phương tiện vận chuyển vũ khí, đạn dược. Khi cần, trâu cũng tham gia vận chuyển thương bệnh binh. Trong trận chiến đấu chống Pháp vùng Cần Thơ, ngay sau chiến thắng Tầm Vu IV ngày 19/4/1948, có 2 con trâu được bộ đội sử dụng để kéo khẩu pháo 105 ly chiến lợi phẩm từ trận địa đến rạch Láng Hầm, để đưa xuống ghe cà rom chuyển đi . Do sình lầy quá nhiều, dù cố gắng, có sự hỗ trợ của con người, khẩu pháo được kéo xuống ghe, nhưng 1 con đã chết tại chỗ, con còn lại, hôm sau cũng chết ngoài đồng.
Ngày nay, Lễ hội chọi trâu, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, được tổ chức hàng năm, ngày chính thức diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch. Đây là di sản cấp quốc gia được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 2013. Hàng năm, lễ hội được tổ chức với lễ nghi trang trọng, có rước kiệu thần, lọng che, phường bát âm. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước đến tham dự. Năm 2020, do dịch bệnh COVID-19 nên Lễ hội không được tổ chức. Ngoài ra, còn có lễ hội chọi trâu ở tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
*
* *
Trâu là một trong những vật nuôi cung cấp thực phẩm cho con người. Ngoài thịt trâu được chế biến thành nhiều món ăn, sừng trâu, da trâu còn là những vị thuốc quý, chữa nhiều bệnh cho con người.Sừng trâu có tên thuốc là ngưu giác hay thủy ngưu giác. được dùng làm thuốc. Dược liệu này có vị ngọt, đắng, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống co giật, tiêu sưng, mát huyết, giảm đau, giải độc, cầm máu. Sách Danh y biệt lục viết: “Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường”. Sách Đại Minh bản thảo viết: “Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao”. * *
Da trâu, nếu gọi theo tên thuốc là ngưu bì, được chế biến qua nhiều công đoạn khá phức tạp, để trở thành cao gọi là keo da trâu, tên thuốc là minh giao. Dược liệu này chứa các chất như canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc; có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo, trị phong thấp, chân tay đau nhức, tiểu són, động thai, rong huyết, thổ huyết.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, người nông dân làm ruộng có máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, nên các cánh đồng dẩn dần mất hẵn bóng dáng con trâu cùng các con cò đậu trên lưng trâu hay chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Trâu sau năm 1975, còn rất nhiều, chỉ tính riêng tính Sóc Trăng, năm 1992, thống kê có 23.022 con. Đến năm 2007, chỉ còn 2.619 con. Đến năm 2020, thì còn rất ít. Thạnh Trị nổi tiếng với khô thịt trâu, nhưng phải đi mua trâu ở các nơi về để chế biến, chứ không đủ nguồn cung tại chỗ.
Con trâu kéo cày, chở lúa, mục đồng thổi sáo trên lưng trâu . . ., hầu như tất cả chỉ còn trong dĩ vãng và ký ức của những người tuổi ngoài 40, 50 trở lên mà thôi./.
Trịnh Công Lý
0 Comment: