Đọc sách "Mưu lược giành chiến thắng"- Nguyễn Hữu Dy
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Đọc sách: MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG
Trong 6 tác phẩm mà Đặng Xuân Xuyến đã cho ra mắt bạn đọc, tôi rất tâm đắc cuốn MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG.
Trong 6 tác phẩm mà Đặng Xuân Xuyến đã cho ra mắt bạn đọc, tôi rất tâm đắc cuốn MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG.
Tác giả là một doanh nhân trẻ, năng động và tháo vát, có đầu óc về “cái nhìn chiến lược”. Nhưng cái quý là anh không giấu diếm những kinh nghiệm, những suy nghĩ được đúc kết từ công việc của mình. Tác giả đã cởi mở những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để chia sẻ với những ai đã, đang và sẽ bước vào lĩnh vực này.
Mục đích của cuốn sách rất rõ ràng, ngay từ lời nói đầu, tác giả đã viết: “Tôi viết cuốn sách này không ngoài mục đích: Cùng trao đổi với bạn về một số vấn đề mà người viết cho là rất đơn gian nhưng lại thật cần cho bất kỳ nhà doanh nghiệp trẻ nào muốn giành chiến thắng trong cuộc chạy đua tới đích cuối cùng giữa các doanh nghiệp....”, và nếu người đọc trân trọng, coi đây là những bài học cho mình thì đó cũng là niềm vui của tác giả: “...Bạn sẽ tìm được một vài điều bổ ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Thế là đủ! Thế là những trăn trở, nghĩ suy của người viết không uổng!”
Từ ý tưởng ấy, đi vào từng phần, bạn đọc sẽ thấy được cái hay trong cách đặt vấn đề, cái sâu sắc trong cách phân tích, cái bao quát trong cách nhìn nhận của tác giả. Ngay từ câu chuyện mở đầu trong mục đầu tiên Chọn nghề cho kỹ cũng đã là sự bắt đầu cho sự phân tích các vấn đề về sau. Những lời khuyến nghị ở đây rất đơn giản nhưng lại rất bổ ích và lý thú. Tác giả nói “Đừng bắt chước người” là hàm ý nói rằng có bắt chước thì phải “bắt chước một cách sáng tạo”, “biến cái hay của người thành cái sáng tạo của mình” thật linh hoạt, tùy cơ ứng biến, không giáo điều rập khuôn. Muốn thành công rất cần sự say mê với nghề nghiệp của mình.
Có những điều tác giả đặt ra, lúc đầu ta tư tưởng như là nghịch lý, là vô lý, nhưng ngẫm kỹ, ta sẽ thấy đó là logic như Kiếm tiền thì dễ, tiêu tiền mới khó, và không chỉ với kinh doanh mà trong cuộc sống thì Tiền không phải là tất cả. Ở đây, tác giả đã bộc bạch qua trang viết những suy nghĩ rất chân thực của mình. Đọc, ta vỡ ra những điều mà người chưa kinh doanh không nghĩ đến: “Kinh doanh, thực chất là nghệ thuật củng cố niềm tin với khách hàng.”
Một mục nữa khá hay: “Mượn gió đưa thuyền”. Từ câu chuyện Tam Quốc nói về đấu trí giữa các chính khách, tác giả liên hệ tới việc kinh doanh đầy linh hoạt và thông minh của vị giám đốc nhà máy dệt Song Hải (Tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc). Rồi từ chuyện này, anh dẫn dụ, phân tích sự thành đạt của tập đoàn kinh doanh Nissan nổi tiếng của Nhật Bản với chiến lược toàn cầu. Từ đó, sẽ rút ra được những kết luận bổ ích cho bạn đọc.
Tác giả đã phân tích vai trò chủ đạo hết thảy mọi thành bại trong kinh doanh: CON NGƯỜI! Cụ thể là phải đầu tư vào chất xám của con người phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từ việc lớn đến việc nhỏ, từ các vấn đề cao xa đến những sự việc bình thường, thậm chí có vẻ như là nhỏ nhặt... tác giả đã dẫn giải khá lý thú, làm cho người đọc thoải mái và thu nhận được nhiều điều bổ ích.
Ở mục cuối: “45 điều với bạn”, tác giả đã đưa ra 45 khuyến nghị rất cụ thể và thiết thực. Tất cả 45 vấn đề được viết rất ngắn gọn, dễ hiểu trong 196 trang sách nhưng giá trị lại không hề nhỏ, nếu người đọc vận dụng được cho mình trong từng công việc cụ thể.
Thiết nghĩ, có thể coi đây là một cuốn sổ tay rất cần thiết cho các bạn trẻ bước vào lập nghiệp.
Mục đích của cuốn sách rất rõ ràng, ngay từ lời nói đầu, tác giả đã viết: “Tôi viết cuốn sách này không ngoài mục đích: Cùng trao đổi với bạn về một số vấn đề mà người viết cho là rất đơn gian nhưng lại thật cần cho bất kỳ nhà doanh nghiệp trẻ nào muốn giành chiến thắng trong cuộc chạy đua tới đích cuối cùng giữa các doanh nghiệp....”, và nếu người đọc trân trọng, coi đây là những bài học cho mình thì đó cũng là niềm vui của tác giả: “...Bạn sẽ tìm được một vài điều bổ ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Thế là đủ! Thế là những trăn trở, nghĩ suy của người viết không uổng!”
Từ ý tưởng ấy, đi vào từng phần, bạn đọc sẽ thấy được cái hay trong cách đặt vấn đề, cái sâu sắc trong cách phân tích, cái bao quát trong cách nhìn nhận của tác giả. Ngay từ câu chuyện mở đầu trong mục đầu tiên Chọn nghề cho kỹ cũng đã là sự bắt đầu cho sự phân tích các vấn đề về sau. Những lời khuyến nghị ở đây rất đơn giản nhưng lại rất bổ ích và lý thú. Tác giả nói “Đừng bắt chước người” là hàm ý nói rằng có bắt chước thì phải “bắt chước một cách sáng tạo”, “biến cái hay của người thành cái sáng tạo của mình” thật linh hoạt, tùy cơ ứng biến, không giáo điều rập khuôn. Muốn thành công rất cần sự say mê với nghề nghiệp của mình.
Có những điều tác giả đặt ra, lúc đầu ta tư tưởng như là nghịch lý, là vô lý, nhưng ngẫm kỹ, ta sẽ thấy đó là logic như Kiếm tiền thì dễ, tiêu tiền mới khó, và không chỉ với kinh doanh mà trong cuộc sống thì Tiền không phải là tất cả. Ở đây, tác giả đã bộc bạch qua trang viết những suy nghĩ rất chân thực của mình. Đọc, ta vỡ ra những điều mà người chưa kinh doanh không nghĩ đến: “Kinh doanh, thực chất là nghệ thuật củng cố niềm tin với khách hàng.”
Một mục nữa khá hay: “Mượn gió đưa thuyền”. Từ câu chuyện Tam Quốc nói về đấu trí giữa các chính khách, tác giả liên hệ tới việc kinh doanh đầy linh hoạt và thông minh của vị giám đốc nhà máy dệt Song Hải (Tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc). Rồi từ chuyện này, anh dẫn dụ, phân tích sự thành đạt của tập đoàn kinh doanh Nissan nổi tiếng của Nhật Bản với chiến lược toàn cầu. Từ đó, sẽ rút ra được những kết luận bổ ích cho bạn đọc.
Tác giả đã phân tích vai trò chủ đạo hết thảy mọi thành bại trong kinh doanh: CON NGƯỜI! Cụ thể là phải đầu tư vào chất xám của con người phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từ việc lớn đến việc nhỏ, từ các vấn đề cao xa đến những sự việc bình thường, thậm chí có vẻ như là nhỏ nhặt... tác giả đã dẫn giải khá lý thú, làm cho người đọc thoải mái và thu nhận được nhiều điều bổ ích.
Ở mục cuối: “45 điều với bạn”, tác giả đã đưa ra 45 khuyến nghị rất cụ thể và thiết thực. Tất cả 45 vấn đề được viết rất ngắn gọn, dễ hiểu trong 196 trang sách nhưng giá trị lại không hề nhỏ, nếu người đọc vận dụng được cho mình trong từng công việc cụ thể.
Thiết nghĩ, có thể coi đây là một cuốn sổ tay rất cần thiết cho các bạn trẻ bước vào lập nghiệp.
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1998
NGUYỄN HỮU DY
(Giảng viên Trường Đại học Giao Thông Vận Tải)
NGUYỄN HỮU DY
(Giảng viên Trường Đại học Giao Thông Vận Tải)
0 Comment: