Một thoáng Cổ lũy Cô thôn, Quảng Ngãi- Minh Triết
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
MỘT THOÁNG CỔ LŨY CÔ THÔN, QUẢNG NGÃI
Tôi về thăm quê ngoại ( vợ ) một ngày trước cơn bão số 5. Mưa từng đoạn theo đám mây trên đường đi. Lần này không theo con đường làng cũ, mà dọc theo đường mới mở bên sông Trà. Bên kia Núi Ấn, bãi biễn Mỹ Khê. Từng cơn gió mát, sóng nước lăn tăn, cảm thấy quê hương mình đáng yêu quá.
Quê ngoại tôi gắn bó với Cổ Lũy Cô Thôn từ bao đời nay. Đó là vùng đất nằm giữa hạ lưu sông Trà và sông Vệ. Vùng đất nổi tiếng, nối liền với địa danh núi Phú Thọ. Nơi đây sông núi kết hợp hài hòa, như bức tranh sơn thủy hữu tình đã để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người. Cổ Lũy Cô Thôn là dấu ấn thiên nhiên đẹp, vùng đất có bề dày lịch sử, chỉ nghe cái tên cũng cảm nhận bản chất dân dã, bình dị, hiền hòa của làng quê Việt. Vì vậy Cổ Lũy Cô Thôn được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1993. Cổ Lũy có hai thôn Nam và Bắc, ngăn cách bỡi sông Trà. Giờ đây có cây cầu hiện đại vừa mới khánh thành, tạo thuận lợi giao thông, càng hấp dẫn du khách đến tham quan. Cổ Lũy được bồi đắp phù sa hai sông nên cây dừa có thân cây cao, to, tàu lá xanh mượt mà, tỏa rợp khắp cả lối đi. Người dân ở đây sống phần lớn bằng nghề đánh bắt cá, đóng tàu thuyền khá qui mô, đặc biệt là nghề dệt chiếu cói.
Với phong cảnh tuyệt đẹp, nên thơ, vang bóng một thời của triều đại Chăm với trường thành đồ sộ, án ngữ cửa biển, thành quách cổ kính, nguy nga đã đi vào ca dao, là nguồn cảm xúc cho bao thi nhân mặc khách
hay
Trở về lần này, ngoại không còn nữa. Thắp nén nhang, tưởng nhớ đến bà, mơ màng khi ngoại còn .Ngoại thường nằm nơi chiếc võng kẽo kẹt đưa ở đầu hè. Hay ngồi bên cơi trầu , nhìn về phía xa xăm, mong các con cháu làm ăn chốn xa về thăm khi tuổi ngoại đà xế bóng.
Tạm biệt quê ngoại, trên đường về những cơn mưa năng hạt đuổi theo phía sau, thương miền trung quê mình thường có những cơn bão lũ. Tôi miên man, chạnh buồn về một phong cảnh hoang vắng, chỉ còn một vài di tích nhỏ đổ nát, đường lên núi càng nhỏ hẹp bỡi mồ mả, nhà cửa bao quanh. Dẫu sao, Cổ Lũy Cô Thôn đã in đậm trong tiềm thức của người dân Quảng Ngãi và trong lòng du khách đã hay chưa một lần đến thăm. Bởi:
" Ai về Cổ Lũy Cô Thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn tung tăng "
Nước sông Trà Khúc sóng dồn tung tăng "
Tôi về thăm quê ngoại ( vợ ) một ngày trước cơn bão số 5. Mưa từng đoạn theo đám mây trên đường đi. Lần này không theo con đường làng cũ, mà dọc theo đường mới mở bên sông Trà. Bên kia Núi Ấn, bãi biễn Mỹ Khê. Từng cơn gió mát, sóng nước lăn tăn, cảm thấy quê hương mình đáng yêu quá.
Xuôi theo dòng về miền Phú Thọ
Lãng đãng trời mây Cổ Lũy Cô Thôn
Dừa xanh soi hình trên sóng nước
Mơ màng về một thuở xa xưa
Lãng đãng trời mây Cổ Lũy Cô Thôn
Dừa xanh soi hình trên sóng nước
Mơ màng về một thuở xa xưa
Quê ngoại tôi gắn bó với Cổ Lũy Cô Thôn từ bao đời nay. Đó là vùng đất nằm giữa hạ lưu sông Trà và sông Vệ. Vùng đất nổi tiếng, nối liền với địa danh núi Phú Thọ. Nơi đây sông núi kết hợp hài hòa, như bức tranh sơn thủy hữu tình đã để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người. Cổ Lũy Cô Thôn là dấu ấn thiên nhiên đẹp, vùng đất có bề dày lịch sử, chỉ nghe cái tên cũng cảm nhận bản chất dân dã, bình dị, hiền hòa của làng quê Việt. Vì vậy Cổ Lũy Cô Thôn được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1993. Cổ Lũy có hai thôn Nam và Bắc, ngăn cách bỡi sông Trà. Giờ đây có cây cầu hiện đại vừa mới khánh thành, tạo thuận lợi giao thông, càng hấp dẫn du khách đến tham quan. Cổ Lũy được bồi đắp phù sa hai sông nên cây dừa có thân cây cao, to, tàu lá xanh mượt mà, tỏa rợp khắp cả lối đi. Người dân ở đây sống phần lớn bằng nghề đánh bắt cá, đóng tàu thuyền khá qui mô, đặc biệt là nghề dệt chiếu cói.
" Ai về Cổ Lũy xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng"
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng"
Với phong cảnh tuyệt đẹp, nên thơ, vang bóng một thời của triều đại Chăm với trường thành đồ sộ, án ngữ cửa biển, thành quách cổ kính, nguy nga đã đi vào ca dao, là nguồn cảm xúc cho bao thi nhân mặc khách
" Đá xây quanh quấn theo bờ biển
Người ở cheo leo dưới cửa lồi ."
( Nguyễn Cư Trinh )
Người ở cheo leo dưới cửa lồi ."
( Nguyễn Cư Trinh )
hay
" Cô thôn trúc lạnh - sương nhòa khói
Cổ lũy thành trơ - gió thoảng nền "
( Phạm Thiên Thư )
Cổ lũy thành trơ - gió thoảng nền "
( Phạm Thiên Thư )
Trở về lần này, ngoại không còn nữa. Thắp nén nhang, tưởng nhớ đến bà, mơ màng khi ngoại còn .Ngoại thường nằm nơi chiếc võng kẽo kẹt đưa ở đầu hè. Hay ngồi bên cơi trầu , nhìn về phía xa xăm, mong các con cháu làm ăn chốn xa về thăm khi tuổi ngoại đà xế bóng.
Tạm biệt quê ngoại, trên đường về những cơn mưa năng hạt đuổi theo phía sau, thương miền trung quê mình thường có những cơn bão lũ. Tôi miên man, chạnh buồn về một phong cảnh hoang vắng, chỉ còn một vài di tích nhỏ đổ nát, đường lên núi càng nhỏ hẹp bỡi mồ mả, nhà cửa bao quanh. Dẫu sao, Cổ Lũy Cô Thôn đã in đậm trong tiềm thức của người dân Quảng Ngãi và trong lòng du khách đã hay chưa một lần đến thăm. Bởi:
" Cô thôn Cổ lũy " hư mà thực
Dù chỉ nghe qua cũng chạnh niềm "
( Phạm Thiên Thư )
Dù chỉ nghe qua cũng chạnh niềm "
( Phạm Thiên Thư )
Minh Triết
0 Comment: