Bầy thiên nga vỗ cánh (kỳ 7)- Phan Nhật Bắc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
BẦY THIÊN NGA VỖ CÁNH
Tôi về lại Swan hill tiếp tục công việc hàng ngày thì có một tin chẳng vui đến, một bệnh nhân mổ appendix bị nhiễm trùng, không lành hơn ba tháng. Hồ sơ mổ do Dr John ký và tôi là người mổ. Lúc mổ chúng tôi có thử máu, ông thổ dân này có triệu chứng bệnh tiểu đường, sau lại không chịu đến bệnh xá tái khám, vết mổ không lành, không được vệ sinh nên bị nhiễm trùng nặng. Dr Williams lo ngại nhìn tôi:
- Mọi chuyện đã đến tai bà bộ trưởng y tế Tiểu bang Victoria. Chắc mày và Dr John sẽ ra toà. Tao vừa nói chuyện với ông giám đốc bệnh viện Swan hill, Dr John tắc trách khi để mày làm công việc này. Họ moi ra nhiều chuyện dưới này, có người báo cáo giấu mặt, mày chuẩn bị tinh thần.
Tôi thừ người ra hết muốn làm việc. Nhiều chuyện xảy ra với tôi cùng một lúc. Người thổ dân kiện bệnh xá đã cho nhân viên thực tập là tôi mổ ruột thừa cho ông ấy nên gây ra hậu quả, mặc dầu lỗi do ông. Chẳng cần biết về vấn đề y khoa phòng ngừa, họ đòi bồi thường, họ sẽ thắng chắc 100% vì tôi không có bằng hành nghề tại Úc.
Hai ngày sau tôi bị đình chỉ công việc chờ ngày ra tòa, chẳng ai cứu nổi tôi và Dr John. Dr Williams ôm tôi, ông rất thương tôi, bảo đừng lo để ông tìm cách.
- Mày về Bendigo gặp Dr John bàn luận việc ứng phó và tìm luật sư, để tao phone cho ông ấy ngay bây giờ
Ông Dr Williams phone cho Dr John nhưng không ai bắt máy. Tôi về nhà ngủ không được. Nửa đêm tôi viết thư để lại cho thằng Sam và Mark cùng đám môn sinh mà tôi rất thương, nói rõ lý do tôi ra đi không từ giã. Sau gần một năm học võ với tôi, thằng Sam và Mark đã khá nhiều, có thể tự dạy cho võ sinh, phần tôi sẽ lên đây thêm mỗi năm một lần để chấm thi lên đai. Tôi nhìn lần cuối chai nước mắm làm từ nguyên liệu seasol nằm trên khung cửa chưa một lần nếm thử rồi ghé Real eState Agency bỏ chìa khóa và số tiền thêm một tuần mướn nhà trong hộp thư, xong về Melbourne. Đời tôi lại có một khúc quanh mới từ đây!
Tôi ghé Bendigo lúc 10 giờ sáng, loay hoay mở bản đồ tìm nhà Dr John, đến nơi thì ông đi vắng. Căn nhà nhỏ xinh xắn trên con đường Kunast không có ai, không lẽ ông về Swan hill lo luật sư (?). Ngồi trước căn nhà một hồi thì cảnh sát đến vì có người báo có tên Chine ngồi canh me để ăn trộm. Tôi trình bày lý do và đưa bằng lái xe thì cảnh sát nói ông Dr đã đi nước ngoài cả tuần nay, có nhờ hàng xóm trông hộ nhà.
Tôi lái xe về Melbourne, không trở lại Murrawee. Một tháng sau tôi trở lại ra tòa cùng với Dr John và bị phạt hành chính, ông thổ dân chẳng được đồng ten nào vì ông có bệnh tiểu đường và ăn ở mất vệ sinh, một tuần ông mới tắm sông một lần và không chịu tái khám sau khi mổ.
Dr Williams khuyên tôi trở lại công việc. Giấy chứng nhận bằng cấp Oversea Master Nurse cũng đã gửi về bệnh xá, Dr Williams đưa tôi một cách trịnh trọng- nhưng thằng Chine là tôi cũng không mặn mà gì với nơi này. Tôi nói tôi muốn về Melbourne và hẹn mỗi năm sẽ lên đây thăm ông cùng Jenny, ông rất buồn nhưng tôn trọng quyết định của tôi. Tiền lương và ngày nghỉ được thanh toán đầy đủ, tôi có thể sống thoải mái vài tháng không cần trợ cấp.
Ghé lại thăm anh anh em thằng Sam và và võ sinh vài tiếng, chia tay tụi nhỏ rất rất bịn rịn, lòng tôi buồn vô cùng. Thời gian còn lại tôi ghé Newcastle thăm mấy đứa bạn và thằng Duck, nếu muốn làm cu li tại cảng BHB thì cứ nhào vô, công việc người bản xứ chê nặng nhọc nhưng lương khá hơn làm ở hãng ráp xe. Đi tìm mấy ông bạn cũng khó khăn, vài lần ôm cái điện thoại công cộng mới được các ông chiếu cố bắt máy vì bọn họ đều làm ca đêm ban ngày ngủ như chết. Tôi đến không thông báo trước nên không ai nghỉ làm để tiếp tôi, mấy ông đi làm mua về quăng cho thùng mì gói. Đêm trong căn nhà gỗ đang coi tivi thì màn hình bỗng nhiên tắt, có ai đó mở cửa đi vào và tiếng dội nước của toilet làm tôi nổi da gà. Không hiểu số tôi hạp với người âm hay sao đi đâu cũng bị ma nhát. Căn nhà bạn bè đi làm ca đêm hết, ở nhà với tôi chỉ có một ông tị nạn nửa chừng xuân ngủ ngáy như sấm. Sáng sớm buồn quá, tôi lang thang ngoài bến tàu, thấy một chiếc tàu cũ rỉ sét với lá cờ đỏ sao vàng trên ống khói. Đám thủy thủ lố nhố đứng trên boong tàu nhìn tôi bên trong hàng rào. Họ không được phép lên bờ, tôi cũng nhìn họ như những người xa lạ dù khoảng cách chỉ 20 mét. Chiếc tàu này sang Úc xin lúa mì nhưng vì không an toàn hàng hải nên bị kéo về đây để sửa, đến đêm họ nhổ neo trốn mất vì giá sửa đến mười mấy ngàn đô, lấy tiền đâu mà họ trả. Mấy ông Hải quan Úc không biết, hay biết nhưng làm thinh- chuyện này sau do một ông an ninh kể lại cho đám bạn tôi ở bến cảng. Thấy ở nơi này chẳng khá được. Buổi chiều buồn hiu hắt, cầm chai bia nhìn ra biển, từng con sóng bạc đầu nhấp nhô… thấy mình giống như ông tị nạn trong tấm hình nổi tiếng được báo chí Úc đăng: quần ống loe, đôi dép sa pô dày như chiếc ghe mang từ Việt Nam qua, nhứt y nhứt quởn đứng giữa giữa phố Richmond của Úc tu chai bia…, với chú thích bên dưới Sad Evacuees (người tỵ nạn buồn) làm xúc động người tị nạn Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Cuối tuần cả bọn kéo nhau đến cái bar lớn nhậu để ông Duck lên nhảy, ông cũng quậy tưng nhưng không bị bùa nhập nữa. Ông và con Linda vẫn đầm ấm. Ông vui miệng kể với tôi: - Con Linda nó biểu tao cạo lông cho nó giống như tóc Mr. T, mà tụi đàn bà Tây rậm như một đám cỏ vàng úa của cánh rừng nhiệt đới… Mấy ông bạn đánh cá của tôi bây giờ ai cũng có vợ Úc, nhiều ông đi bên vợ cao to như chú lùn đi bên Bạch Tuyết.
- Đức, kỳ này mày hết nhai ly rồi sao hay vậy?
- Tao không biết, chắc hết linh khi tao cặp với con Linda. Mấy hôm nay tao bị bón dữ quá nên đi bác sĩ Úc xin thuốc. Vừa uống xong chẳng thấy gì cả.
- Thì cũng từ mới công hiệu, thuốc tây chứ đâu phải thuốc tiên. Tôi nói
Khoảng 15 phút sau ông bạn vàng của tôi ói mửa tùm lum, tôi lật đật đưa cho cái xô. Thì ra ông bạn vàng của tôi uống nhầm viên thuốc nhét hậu môn:
- Mẹ, mày có ngu thì ngu vừa thôi, thuốc nhét đít mày đi nhét vào mồm.
- Tao có có biết đâu ? ông ông bác sĩ đưa toa, tao vào tiệm thuốc tây mua, tao tưởng thuốc xổ
- Sao mày không đọc kỷ?
- Mẹ nó viết chữ bác sĩ tao bó tay
- Thì bác sĩ nó viết như vậy nhưng cũng có ghi cách dùng đây nè: Do not drink, anal insertion only (không được uống, chỉ dùng đặt hậu môn). Mày ba chớp ba nháng, nhậu nhẹt gái gú riết thành vịt què, có ngày chết. Thôi mai tao về Melbourne, chắc không về Swan hill nữa.
- Mày để lại hai em gái đó cho ai ?uổng quá để tao
- Không đến mày đâu, nên tao thất tình nè.
Sau gần một tuần vui chơi với bạn bè tại Newcastle, tôi từ giã ông bạn hiền Duck về Sydney. Gần đến tết Kỷ Mùi năm 1979, một cộng đồng Việt đang thành hình và chợ tết cũng sắp tổ chức. Không khí tết xôn xao khắp các khu phố có người Việt và Tàu làm chủ. Nỗi buồn cũng vơi đi. Bánh tét, bánh chưng được gói bằng giấy bạc vì không tìm ra lá chuối ăn cũng tạm được, có còn hơn không! Đến giờ đón giao thừa người Việt tha hương kéo về đông nghịt cả góc phố, cũng có bàn thờ Quốc tổ Hùng Vương và bản đồ Việt Nam. Đến giờ hát hát Quốc ca mọi người cùng hát: Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi… lời ca vang lên trong uất nghẹn đầy nước mắt. Xong bài hát nước mắt tôi cũng nhạt nhòa tự bao giờ. Người Do Thái khi gặp nhau nói: Mai chúng ta về đất hứa, bây giờ chúng tôi gặp nhau cũng nói: mai chúng ta sẽ về lại quê hương...
Nấn ná lại vui ba ngày tết xong, tôi lái xe về Melbourne một mình. Trên con đường quốc lộ 31 nhiều xe Truck, họ chạy bạt mạng như mấy ông xe nhà binh bên nhà cho đúng giờ nên tôi rất sợ đám hung thần này. Lúc đó đường xá Úc không rộng lớn, hai xe đối nhau dễ lạc tay lái làm mình toi mạng. Khi quá mệt tôi dừng lại giữa rừng ngủ một chút. Con đường dài 800 cây số, tôi lái hơn 9 tiếng đồng hồ về đến Melbourne. Trời vừa sáng tôi tấp vào cây xăng đổ xăng xong làm một giấc đến 8 giờ.
Ở Melbourne tôi đi tìm việc làm khác không dính đến ngành y, nhưng khi xin việc tại công ty Ago farm machinery & Engineering, người nhận việc đọc hồ sơ kèm theo bằng Nurse duy nhất mà tôi có rồi bảo: nơi này đang cần một Master Nurse, công việc là khám bệnh, cấp cứu và thử xét nghiệm tiểu đường hàng năm cho hơn 500 công nhân, lương hậu hỉ, nếu tôi muốn họ sẽ trình giám đốc. Công việc nếu tôi chấp nhận thì còn nhàn hơn và không tiếp xúc nhiều với bệnh lây nhiễm. Tôi nói với họ cho tôi suy nghĩ, mai tôi đến nhưng rồi lơ luôn. Lúc đó tôi còn ham chơi, lại theo mấy ông bạn vào nhà máy ráp xe Toyota, ngày chúi đầu vào gầm xe, tối về ngủ như chết vì công việc lao động tay chân nhưng vui là được nói tiếng Việt, nhậu bù khú cuối tuần và dê gái thoải mái. Lúc này đàn bà VN từ các trại tị nạn sang rất nhiều đến bão hòa. Tấm bằng Maters Nurse tôi treo lên tường lâu lâu đứng nhìn chẳng có gì luyến tiếc. Tôi hài lòng với công việc tay chân và mơ một chuyến trở về miền đất hứa. Con tàu Exodus do chúng tôi mua từ bãi phế thải được sơn phết lại toàn bộ, công tác tổ chức cho chuyến hải hành tốn khá nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng chuyến trở về năm 1985 vì nhiều lý do bất thành, mất cả năm tôi đành về lại Úc. Đây là sự lầm lẫn lớn nhất của cuộc đời, sau này nghĩ lại tôi rất hối hận. Không thể trở lại ngành y vì không bệnh viện nào nhận do không có quá trình công tác liên tục, tôi phải làm lại từ đầu, ghi danh học một khóa sửa hộp số tự động. Với lòng đam mê máy móc tôi rất giỏi bắt bệnh cho các loại xe trang bị hộp số loại này. Rồi tôi mở một garage , garage của tôi trở nên nổi tiếng, công việc làm ăn khấm khá, tiền vào khá bộn. Tôi đâm ra rượu chè nhà hàng sau giờ làm việc, đầy nhóc bạn bè kiếm tiếng cười bên những chai rượu đắt tiền, gái gú tùm lum. Tôi trả lương hậu hỉ, bao cho thợ máy ăn nhậu thả giàn. Tôi hoang phí hết vào cuộc vui, không tiết kiệm tiền kiếm ra được.
Một hôm đang lụi cụi dưới cái pa-lăng sửa chữa hộp số cho một chiếc xe thì sau lưng tôi có một giọng khàn đục của một ông Tây. Tôi quay lại ngỡ ngàng, thì ra ông Paul và ông cũng ngỡ ngàng nhìn tôi. Mất một lúc lâu không ai nói với nhau câu nào. Ông Paul lên tiếng trước:
- Lee, tao không ngờ gặp lại mày. Xe tao bị hư hộp số không về được Swan hill mày sửa dùm tao được không? Nó chạy chỉ có hai số.
-Ok ông Paul, tôi làm ngay, nhưng đừng nói với ai là ông gặp tôi.
Tôi thay cho ông hộp số khác cho nhanh, lấy tiền tượng trưng. Để thợ ráp vào, tôi dắt ông ra nhà hàng Việt Nam gần đó ăn phở. Tôi không hỏi đến Jessica con gái ông và vợ ông, mọi chuyện đã là dĩ vãng nên chôn chặt cho yên, chỉ hỏi thăm anh ông Dr Williams khỏe không? Vì mấy năm rồi tôi không về Murrawee thăm.
- Tại sao mày không làm trong bệnh việnmà chọn cái nghề tay dính nhớt thế này?
- Ông còn nhớ tôi đã nói với ông tôi thích vọc máy máy hơn cầm ống chích lụi mông không ?
- Tao nhớ! mày còn hỏi lại tao câu hỏi đàn bà và cái chai khác nhau chỗ nào khi tao và mày sửa cái máy chiếc Cessna 150 tại nông trại nhà tao. Mày thông minh, đáp trúng câu tao hỏi là đàn bà và chiếc xe đạp khác nhau chỗ nào. Mày vợ con gì chưa?
- Chưa bố, con đã làm chuyến Exodus như Ari Ben Canaan để sau này thành thủ tướng Do Thái, bố nói nhớ không?
Ông Paul chợt nhớ và nói.
- Tao nhớ, nhưng lịch sử không lặp lại lần thứ hai cho tụi mày như dân Do Thái đâu.Thôi lấy vợ tạo lập cuộc sống mới đi. Mày đã lãng phí cơ hội quá nhiều.
Nhìn chiếc xe ông già vợ hụt Paul cựu đại úy pháo binh Úc khuất dạng cuối con đường Hopkins tôi quay vào. Chợt nhớ Jessica kinh khủng. Người thiếu nữ gốc Do Thái đã làm tôi chới với một thời gian giờ ra sao? Đây là câu trả lời
Về lại Swan hill tôi lang thang trên đường trước cửa shopping thì có tiếng gọi:
- Anh Lee!
Tôi quay lại nhìn thật kỹ ai gọi, thì ra Jessica giờ đã lớn tuổi đang nhìn tôi. Tôi ngẩn người mắt chợt nhòa lệ, người tôi yêu năm xưa hơn 40 năm tôi lánh mặt. Tôi nói:
- Xin lỗi bà tôi, không phải Lee, tôi là thằng Chin của Murrawee, bà lầm người.
- Anh còn giận em đến bây giờ sao? Anh có biết em khổ như thế nào không? Anh vẫn khỏe mạnh nhìn dáng anh em nhận ra ngay!
-Thôi! nhận ra anh như vầy là OK rồi Jessica. Dĩ vãng đừng cho nó sống lại.
- Mình có thể uống một ly nước nói chuyện được không? Jessica mời
Ánh mắt van lơn, vẫn ánh mắt ngày xưa tôi đắm chìm trong đó.
- OK em, anh còn dư giờ để về Melbourne. Chúng ta thoải mái nhưng bỏ qua chuyện cũ. Với anh quá khứ là một kỷ niệm, nhắc đến lòng ai cũng buồn
Tôi nhìn nàng, những vết chân chim trên khóe mắt nhoè lệ.
- Chồng em mất mấy năm nay. Em ra trường làm việc tại Royal Hospital Melbourne năm 1985. Tết âm lịch VN năm nào em cũng đi xem hy vọng gặp anh nhưng bặt tăm. Hàng chục ngàn người Việt tìm anh như mò kim đáy biển.
- Em tìm để làm gì Jessica?
- Để nói lên một lời xin lỗi. Em biết anh hàng năm vẫn về thăm bác em Dr Williams và Jenny nhưng anh lánh mặt, không thăm em và ba má. Em không có con, tất cả là không. Em về hưu không còn làm cho chính phủ và đang có phòng mạch tại đây Cha mẹ em họ có nhắc đến anh trước khi mất. Còn anh ?
- Anh vắng mặt tại Úc một thời gian trong năm em ra trường để làm một chuyến hành trình trên con thuyền Exodus như dân Do Thái về miền đất hứa. Nhưng lịch sử đã sang trang…
- Anh nói gì về Exodus em không hiểu?
- Chuyện Exodus về miền đất hứa của anh rất dài, có dịp thuận tiện anh sẽ kể cho em nghe. Anh vẫn là thằng Chin năm nào khi đến đây, đã có cháu nội trai và cháu gái vừa ra đời mấy tháng. Anh có nghe tin ba mẹ em mất nhưng không đến được, em thông cảm vì anh sợ chúng ta chạm mặt.
- Chúc mừng anh, và em rất mong gặp anh trong tình bạn. Anh thăm Jenny chưa?
- Rồi, mỗi năm đều đặn như một cái đồng hồ. Jenny không may mắn như em, theo đạo Bụt của anh mỗi người có một cái nghiệp tạm gọi là số phận.
- Anh là người đàn ông tuyệt vời. Jenny rất may mắn.
Jessica nhìn đồng hồ. Tôi biết nàng hết thời gian và phải trở lại phòng mạch nên đứng lên. Phía sân ga Swan hill tiếng còi tàu vang lên thúc giục. Jessica tiễn tôi ra ga trong nước mắt chảy dài. Trời cũng đang mưa và nàng chợt ôm tôi trong vòng tay.Tôi lên tàu. Từ ô cửa tôi nhìn ra dòng sông phụ lưu của con sông Murray. Một bầy thiên nga vỗ cánh bay về cuối chân trời…
(Xem lại kỳ 6)
KỲ 7 (HẾT):Tôi về lại Swan hill tiếp tục công việc hàng ngày thì có một tin chẳng vui đến, một bệnh nhân mổ appendix bị nhiễm trùng, không lành hơn ba tháng. Hồ sơ mổ do Dr John ký và tôi là người mổ. Lúc mổ chúng tôi có thử máu, ông thổ dân này có triệu chứng bệnh tiểu đường, sau lại không chịu đến bệnh xá tái khám, vết mổ không lành, không được vệ sinh nên bị nhiễm trùng nặng. Dr Williams lo ngại nhìn tôi:
- Mọi chuyện đã đến tai bà bộ trưởng y tế Tiểu bang Victoria. Chắc mày và Dr John sẽ ra toà. Tao vừa nói chuyện với ông giám đốc bệnh viện Swan hill, Dr John tắc trách khi để mày làm công việc này. Họ moi ra nhiều chuyện dưới này, có người báo cáo giấu mặt, mày chuẩn bị tinh thần.
Tôi thừ người ra hết muốn làm việc. Nhiều chuyện xảy ra với tôi cùng một lúc. Người thổ dân kiện bệnh xá đã cho nhân viên thực tập là tôi mổ ruột thừa cho ông ấy nên gây ra hậu quả, mặc dầu lỗi do ông. Chẳng cần biết về vấn đề y khoa phòng ngừa, họ đòi bồi thường, họ sẽ thắng chắc 100% vì tôi không có bằng hành nghề tại Úc.
Hai ngày sau tôi bị đình chỉ công việc chờ ngày ra tòa, chẳng ai cứu nổi tôi và Dr John. Dr Williams ôm tôi, ông rất thương tôi, bảo đừng lo để ông tìm cách.
- Mày về Bendigo gặp Dr John bàn luận việc ứng phó và tìm luật sư, để tao phone cho ông ấy ngay bây giờ
Ông Dr Williams phone cho Dr John nhưng không ai bắt máy. Tôi về nhà ngủ không được. Nửa đêm tôi viết thư để lại cho thằng Sam và Mark cùng đám môn sinh mà tôi rất thương, nói rõ lý do tôi ra đi không từ giã. Sau gần một năm học võ với tôi, thằng Sam và Mark đã khá nhiều, có thể tự dạy cho võ sinh, phần tôi sẽ lên đây thêm mỗi năm một lần để chấm thi lên đai. Tôi nhìn lần cuối chai nước mắm làm từ nguyên liệu seasol nằm trên khung cửa chưa một lần nếm thử rồi ghé Real eState Agency bỏ chìa khóa và số tiền thêm một tuần mướn nhà trong hộp thư, xong về Melbourne. Đời tôi lại có một khúc quanh mới từ đây!
Tôi ghé Bendigo lúc 10 giờ sáng, loay hoay mở bản đồ tìm nhà Dr John, đến nơi thì ông đi vắng. Căn nhà nhỏ xinh xắn trên con đường Kunast không có ai, không lẽ ông về Swan hill lo luật sư (?). Ngồi trước căn nhà một hồi thì cảnh sát đến vì có người báo có tên Chine ngồi canh me để ăn trộm. Tôi trình bày lý do và đưa bằng lái xe thì cảnh sát nói ông Dr đã đi nước ngoài cả tuần nay, có nhờ hàng xóm trông hộ nhà.
Tôi lái xe về Melbourne, không trở lại Murrawee. Một tháng sau tôi trở lại ra tòa cùng với Dr John và bị phạt hành chính, ông thổ dân chẳng được đồng ten nào vì ông có bệnh tiểu đường và ăn ở mất vệ sinh, một tuần ông mới tắm sông một lần và không chịu tái khám sau khi mổ.
Dr Williams khuyên tôi trở lại công việc. Giấy chứng nhận bằng cấp Oversea Master Nurse cũng đã gửi về bệnh xá, Dr Williams đưa tôi một cách trịnh trọng- nhưng thằng Chine là tôi cũng không mặn mà gì với nơi này. Tôi nói tôi muốn về Melbourne và hẹn mỗi năm sẽ lên đây thăm ông cùng Jenny, ông rất buồn nhưng tôn trọng quyết định của tôi. Tiền lương và ngày nghỉ được thanh toán đầy đủ, tôi có thể sống thoải mái vài tháng không cần trợ cấp.
Ghé lại thăm anh anh em thằng Sam và và võ sinh vài tiếng, chia tay tụi nhỏ rất rất bịn rịn, lòng tôi buồn vô cùng. Thời gian còn lại tôi ghé Newcastle thăm mấy đứa bạn và thằng Duck, nếu muốn làm cu li tại cảng BHB thì cứ nhào vô, công việc người bản xứ chê nặng nhọc nhưng lương khá hơn làm ở hãng ráp xe. Đi tìm mấy ông bạn cũng khó khăn, vài lần ôm cái điện thoại công cộng mới được các ông chiếu cố bắt máy vì bọn họ đều làm ca đêm ban ngày ngủ như chết. Tôi đến không thông báo trước nên không ai nghỉ làm để tiếp tôi, mấy ông đi làm mua về quăng cho thùng mì gói. Đêm trong căn nhà gỗ đang coi tivi thì màn hình bỗng nhiên tắt, có ai đó mở cửa đi vào và tiếng dội nước của toilet làm tôi nổi da gà. Không hiểu số tôi hạp với người âm hay sao đi đâu cũng bị ma nhát. Căn nhà bạn bè đi làm ca đêm hết, ở nhà với tôi chỉ có một ông tị nạn nửa chừng xuân ngủ ngáy như sấm. Sáng sớm buồn quá, tôi lang thang ngoài bến tàu, thấy một chiếc tàu cũ rỉ sét với lá cờ đỏ sao vàng trên ống khói. Đám thủy thủ lố nhố đứng trên boong tàu nhìn tôi bên trong hàng rào. Họ không được phép lên bờ, tôi cũng nhìn họ như những người xa lạ dù khoảng cách chỉ 20 mét. Chiếc tàu này sang Úc xin lúa mì nhưng vì không an toàn hàng hải nên bị kéo về đây để sửa, đến đêm họ nhổ neo trốn mất vì giá sửa đến mười mấy ngàn đô, lấy tiền đâu mà họ trả. Mấy ông Hải quan Úc không biết, hay biết nhưng làm thinh- chuyện này sau do một ông an ninh kể lại cho đám bạn tôi ở bến cảng. Thấy ở nơi này chẳng khá được. Buổi chiều buồn hiu hắt, cầm chai bia nhìn ra biển, từng con sóng bạc đầu nhấp nhô… thấy mình giống như ông tị nạn trong tấm hình nổi tiếng được báo chí Úc đăng: quần ống loe, đôi dép sa pô dày như chiếc ghe mang từ Việt Nam qua, nhứt y nhứt quởn đứng giữa giữa phố Richmond của Úc tu chai bia…, với chú thích bên dưới Sad Evacuees (người tỵ nạn buồn) làm xúc động người tị nạn Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Cuối tuần cả bọn kéo nhau đến cái bar lớn nhậu để ông Duck lên nhảy, ông cũng quậy tưng nhưng không bị bùa nhập nữa. Ông và con Linda vẫn đầm ấm. Ông vui miệng kể với tôi: - Con Linda nó biểu tao cạo lông cho nó giống như tóc Mr. T, mà tụi đàn bà Tây rậm như một đám cỏ vàng úa của cánh rừng nhiệt đới… Mấy ông bạn đánh cá của tôi bây giờ ai cũng có vợ Úc, nhiều ông đi bên vợ cao to như chú lùn đi bên Bạch Tuyết.
- Đức, kỳ này mày hết nhai ly rồi sao hay vậy?
- Tao không biết, chắc hết linh khi tao cặp với con Linda. Mấy hôm nay tao bị bón dữ quá nên đi bác sĩ Úc xin thuốc. Vừa uống xong chẳng thấy gì cả.
- Thì cũng từ mới công hiệu, thuốc tây chứ đâu phải thuốc tiên. Tôi nói
Khoảng 15 phút sau ông bạn vàng của tôi ói mửa tùm lum, tôi lật đật đưa cho cái xô. Thì ra ông bạn vàng của tôi uống nhầm viên thuốc nhét hậu môn:
- Mẹ, mày có ngu thì ngu vừa thôi, thuốc nhét đít mày đi nhét vào mồm.
- Tao có có biết đâu ? ông ông bác sĩ đưa toa, tao vào tiệm thuốc tây mua, tao tưởng thuốc xổ
- Sao mày không đọc kỷ?
- Mẹ nó viết chữ bác sĩ tao bó tay
- Thì bác sĩ nó viết như vậy nhưng cũng có ghi cách dùng đây nè: Do not drink, anal insertion only (không được uống, chỉ dùng đặt hậu môn). Mày ba chớp ba nháng, nhậu nhẹt gái gú riết thành vịt què, có ngày chết. Thôi mai tao về Melbourne, chắc không về Swan hill nữa.
- Mày để lại hai em gái đó cho ai ?uổng quá để tao
- Không đến mày đâu, nên tao thất tình nè.
Sau gần một tuần vui chơi với bạn bè tại Newcastle, tôi từ giã ông bạn hiền Duck về Sydney. Gần đến tết Kỷ Mùi năm 1979, một cộng đồng Việt đang thành hình và chợ tết cũng sắp tổ chức. Không khí tết xôn xao khắp các khu phố có người Việt và Tàu làm chủ. Nỗi buồn cũng vơi đi. Bánh tét, bánh chưng được gói bằng giấy bạc vì không tìm ra lá chuối ăn cũng tạm được, có còn hơn không! Đến giờ đón giao thừa người Việt tha hương kéo về đông nghịt cả góc phố, cũng có bàn thờ Quốc tổ Hùng Vương và bản đồ Việt Nam. Đến giờ hát hát Quốc ca mọi người cùng hát: Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi… lời ca vang lên trong uất nghẹn đầy nước mắt. Xong bài hát nước mắt tôi cũng nhạt nhòa tự bao giờ. Người Do Thái khi gặp nhau nói: Mai chúng ta về đất hứa, bây giờ chúng tôi gặp nhau cũng nói: mai chúng ta sẽ về lại quê hương...
Nấn ná lại vui ba ngày tết xong, tôi lái xe về Melbourne một mình. Trên con đường quốc lộ 31 nhiều xe Truck, họ chạy bạt mạng như mấy ông xe nhà binh bên nhà cho đúng giờ nên tôi rất sợ đám hung thần này. Lúc đó đường xá Úc không rộng lớn, hai xe đối nhau dễ lạc tay lái làm mình toi mạng. Khi quá mệt tôi dừng lại giữa rừng ngủ một chút. Con đường dài 800 cây số, tôi lái hơn 9 tiếng đồng hồ về đến Melbourne. Trời vừa sáng tôi tấp vào cây xăng đổ xăng xong làm một giấc đến 8 giờ.
Ở Melbourne tôi đi tìm việc làm khác không dính đến ngành y, nhưng khi xin việc tại công ty Ago farm machinery & Engineering, người nhận việc đọc hồ sơ kèm theo bằng Nurse duy nhất mà tôi có rồi bảo: nơi này đang cần một Master Nurse, công việc là khám bệnh, cấp cứu và thử xét nghiệm tiểu đường hàng năm cho hơn 500 công nhân, lương hậu hỉ, nếu tôi muốn họ sẽ trình giám đốc. Công việc nếu tôi chấp nhận thì còn nhàn hơn và không tiếp xúc nhiều với bệnh lây nhiễm. Tôi nói với họ cho tôi suy nghĩ, mai tôi đến nhưng rồi lơ luôn. Lúc đó tôi còn ham chơi, lại theo mấy ông bạn vào nhà máy ráp xe Toyota, ngày chúi đầu vào gầm xe, tối về ngủ như chết vì công việc lao động tay chân nhưng vui là được nói tiếng Việt, nhậu bù khú cuối tuần và dê gái thoải mái. Lúc này đàn bà VN từ các trại tị nạn sang rất nhiều đến bão hòa. Tấm bằng Maters Nurse tôi treo lên tường lâu lâu đứng nhìn chẳng có gì luyến tiếc. Tôi hài lòng với công việc tay chân và mơ một chuyến trở về miền đất hứa. Con tàu Exodus do chúng tôi mua từ bãi phế thải được sơn phết lại toàn bộ, công tác tổ chức cho chuyến hải hành tốn khá nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng chuyến trở về năm 1985 vì nhiều lý do bất thành, mất cả năm tôi đành về lại Úc. Đây là sự lầm lẫn lớn nhất của cuộc đời, sau này nghĩ lại tôi rất hối hận. Không thể trở lại ngành y vì không bệnh viện nào nhận do không có quá trình công tác liên tục, tôi phải làm lại từ đầu, ghi danh học một khóa sửa hộp số tự động. Với lòng đam mê máy móc tôi rất giỏi bắt bệnh cho các loại xe trang bị hộp số loại này. Rồi tôi mở một garage , garage của tôi trở nên nổi tiếng, công việc làm ăn khấm khá, tiền vào khá bộn. Tôi đâm ra rượu chè nhà hàng sau giờ làm việc, đầy nhóc bạn bè kiếm tiếng cười bên những chai rượu đắt tiền, gái gú tùm lum. Tôi trả lương hậu hỉ, bao cho thợ máy ăn nhậu thả giàn. Tôi hoang phí hết vào cuộc vui, không tiết kiệm tiền kiếm ra được.
Một hôm đang lụi cụi dưới cái pa-lăng sửa chữa hộp số cho một chiếc xe thì sau lưng tôi có một giọng khàn đục của một ông Tây. Tôi quay lại ngỡ ngàng, thì ra ông Paul và ông cũng ngỡ ngàng nhìn tôi. Mất một lúc lâu không ai nói với nhau câu nào. Ông Paul lên tiếng trước:
- Lee, tao không ngờ gặp lại mày. Xe tao bị hư hộp số không về được Swan hill mày sửa dùm tao được không? Nó chạy chỉ có hai số.
-Ok ông Paul, tôi làm ngay, nhưng đừng nói với ai là ông gặp tôi.
Tôi thay cho ông hộp số khác cho nhanh, lấy tiền tượng trưng. Để thợ ráp vào, tôi dắt ông ra nhà hàng Việt Nam gần đó ăn phở. Tôi không hỏi đến Jessica con gái ông và vợ ông, mọi chuyện đã là dĩ vãng nên chôn chặt cho yên, chỉ hỏi thăm anh ông Dr Williams khỏe không? Vì mấy năm rồi tôi không về Murrawee thăm.
- Tại sao mày không làm trong bệnh việnmà chọn cái nghề tay dính nhớt thế này?
- Ông còn nhớ tôi đã nói với ông tôi thích vọc máy máy hơn cầm ống chích lụi mông không ?
- Tao nhớ! mày còn hỏi lại tao câu hỏi đàn bà và cái chai khác nhau chỗ nào khi tao và mày sửa cái máy chiếc Cessna 150 tại nông trại nhà tao. Mày thông minh, đáp trúng câu tao hỏi là đàn bà và chiếc xe đạp khác nhau chỗ nào. Mày vợ con gì chưa?
- Chưa bố, con đã làm chuyến Exodus như Ari Ben Canaan để sau này thành thủ tướng Do Thái, bố nói nhớ không?
Ông Paul chợt nhớ và nói.
- Tao nhớ, nhưng lịch sử không lặp lại lần thứ hai cho tụi mày như dân Do Thái đâu.Thôi lấy vợ tạo lập cuộc sống mới đi. Mày đã lãng phí cơ hội quá nhiều.
Nhìn chiếc xe ông già vợ hụt Paul cựu đại úy pháo binh Úc khuất dạng cuối con đường Hopkins tôi quay vào. Chợt nhớ Jessica kinh khủng. Người thiếu nữ gốc Do Thái đã làm tôi chới với một thời gian giờ ra sao? Đây là câu trả lời
* *
*
Nhìn đồng hồ và biển báo trong xe còn 5 phút nữa đến ga Swan hill tôi trở về hiện tại. Bên ngoài sân ga Swan hill hiện dần. Tôi thằng Chin năm xưa dù không còn làm việc tại bệnh xá Murrawee nhưng hàng năm vẫn về để thăm Dr Williams, tôi xem ông như người cha. Lần nào đến cái Club uống bia thì ông chủ đều gọi Jenny nói có thằng Chine về thăm mày. Chúng tôi dành thời gian cho nhau đến lúc tôi có vợ vẫn đều đặn cho dù giông bão của cuộc đời. Tôi thăng trầm có lúc trắng tay ngủ trong xe. Hơn 40 năm, bệnh xá Murawee đã giải thể từ lâu, Dr Williams về hưu và đã mất. Tôi có số hưởng của trời cho mấy lần, trong tay tôi là tờ di chúc và cái bản đồ miếng đất nông trại kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tôi ghé viện dưỡng lão thăm Jenny, nàng đang bị bệnh tâm thần nhẹ nên cũng nhìn ra tôi. Nàng sống cô đơn, tài sản ông Dr Williams để lại không ai cai quản. Cái Club đã đổi chủ nhưng tấm hình bọn tôi và thằng Duck nhai ly vẫn còn treo trên vách. Đến văn phòng chuyển nhượng nhà đất người họ đạo đã chờ. Họ rất vui khi thấy tôi. Ký xong giấy tờ tôi ghé Murrawee đi một vòng trên xa lộ mới đẹp khang trang bằng taxi, phía xa xa trang trại của ông Paul và bà Do Thái Maria vẫn còn đó, và tôi giờ đã già. Tôi xuống taxi đi về căn hộ năm xưa, tất cả đã biến mất, chỉ còn lại mảnh đất trống ngổn ngang vật liệu xây dựng, họ đang xây một khu chung cư mới. Anh em thằng Sam và Mark cùng đám môn sinh của tôi vẫn còn nơi này, họ đã có vợ con và bám lấy nông trại, trở nên khá giả khi lúa mì và rượu vang Úc có giá trên thị trường.*
Về lại Swan hill tôi lang thang trên đường trước cửa shopping thì có tiếng gọi:
- Anh Lee!
Tôi quay lại nhìn thật kỹ ai gọi, thì ra Jessica giờ đã lớn tuổi đang nhìn tôi. Tôi ngẩn người mắt chợt nhòa lệ, người tôi yêu năm xưa hơn 40 năm tôi lánh mặt. Tôi nói:
- Xin lỗi bà tôi, không phải Lee, tôi là thằng Chin của Murrawee, bà lầm người.
- Anh còn giận em đến bây giờ sao? Anh có biết em khổ như thế nào không? Anh vẫn khỏe mạnh nhìn dáng anh em nhận ra ngay!
-Thôi! nhận ra anh như vầy là OK rồi Jessica. Dĩ vãng đừng cho nó sống lại.
- Mình có thể uống một ly nước nói chuyện được không? Jessica mời
Ánh mắt van lơn, vẫn ánh mắt ngày xưa tôi đắm chìm trong đó.
- OK em, anh còn dư giờ để về Melbourne. Chúng ta thoải mái nhưng bỏ qua chuyện cũ. Với anh quá khứ là một kỷ niệm, nhắc đến lòng ai cũng buồn
Tôi nhìn nàng, những vết chân chim trên khóe mắt nhoè lệ.
- Chồng em mất mấy năm nay. Em ra trường làm việc tại Royal Hospital Melbourne năm 1985. Tết âm lịch VN năm nào em cũng đi xem hy vọng gặp anh nhưng bặt tăm. Hàng chục ngàn người Việt tìm anh như mò kim đáy biển.
- Em tìm để làm gì Jessica?
- Để nói lên một lời xin lỗi. Em biết anh hàng năm vẫn về thăm bác em Dr Williams và Jenny nhưng anh lánh mặt, không thăm em và ba má. Em không có con, tất cả là không. Em về hưu không còn làm cho chính phủ và đang có phòng mạch tại đây Cha mẹ em họ có nhắc đến anh trước khi mất. Còn anh ?
- Anh vắng mặt tại Úc một thời gian trong năm em ra trường để làm một chuyến hành trình trên con thuyền Exodus như dân Do Thái về miền đất hứa. Nhưng lịch sử đã sang trang…
- Anh nói gì về Exodus em không hiểu?
- Chuyện Exodus về miền đất hứa của anh rất dài, có dịp thuận tiện anh sẽ kể cho em nghe. Anh vẫn là thằng Chin năm nào khi đến đây, đã có cháu nội trai và cháu gái vừa ra đời mấy tháng. Anh có nghe tin ba mẹ em mất nhưng không đến được, em thông cảm vì anh sợ chúng ta chạm mặt.
- Chúc mừng anh, và em rất mong gặp anh trong tình bạn. Anh thăm Jenny chưa?
- Rồi, mỗi năm đều đặn như một cái đồng hồ. Jenny không may mắn như em, theo đạo Bụt của anh mỗi người có một cái nghiệp tạm gọi là số phận.
- Anh là người đàn ông tuyệt vời. Jenny rất may mắn.
Jessica nhìn đồng hồ. Tôi biết nàng hết thời gian và phải trở lại phòng mạch nên đứng lên. Phía sân ga Swan hill tiếng còi tàu vang lên thúc giục. Jessica tiễn tôi ra ga trong nước mắt chảy dài. Trời cũng đang mưa và nàng chợt ôm tôi trong vòng tay.Tôi lên tàu. Từ ô cửa tôi nhìn ra dòng sông phụ lưu của con sông Murray. Một bầy thiên nga vỗ cánh bay về cuối chân trời…
Phan Nhật Bắc- Melbourne đầu thu 2021
0 Comment: