Người chơi đàn ở ga trung tâm (P4)- Xichlo-LtBNN
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NGƯỜI CHƠI ĐÀN Ở GA TRUNG TÂM
Mùa đông đã dần trôi đi nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp trở về. Shahram nhận ra điều đó mỗi ngày khi ông ngồi chơi đàn, mà không, đúng ra là ông chỉ đánh đàn, bấm và gảy những nốt nhạc vô hồn theo một trật tự đã được sắp đặt, trong đường hầm đi bộ ga Trung tâm Sydney, dưới bức tranh tường u ám... Shahram cảm nhận mùa xuân về khi những đôi chân của khách bộ hành lướt qua trước mặt ông đã không còn được bao bọc kín mít trong những những chiếc quần dày, những đôi tất len dài, những đôi ủng lông nặng nề... thay vào đó là những chiếc váy nhẹ nhàng hơn, những chiếc quần short, quần lửng đã bắt đầu xuất hiện, khoe những đôi chân dài gợi cảm...
Ngày cũng dài dần ra, chút nắng hoàng hôn đã bắt đầu lưu luyến cái ngách nhỏ ở chân cầu thang xuống đường hầm tòa nhà Nữ Hoàng Victoria khi mỗi chiều ông trở về đó với cây đàn và gói thức ăn nhanh cho bữa tối. Đoạn cầu thang này khá vắng mặc dù cách đó chỉ vài mét là ngã tư QVB (Queen Victoria Building) một ngã tư đông đúc nhất Sydney, nơi xe cộ và khách bộ hành luôn nêm chặt.
Chiều nay, trong túi thức ăn của ông có thêm chai rượu Johnnie Walker, một điều khá kỳ lạ đối với một người gốc Ả Rập như Shahram.
Nắng đã gần tắt hẳn, Shahram trải tấm thảm Ba Tư lên nền đá, quỳ xuống và bắt đầu cầu nguyện.
Đúng lúc đó thì anh chàng sinh viên xuất hiện. Anh bước qua cánh cổng sắt nặng nề của đường hầm ngay trước khi nó được khóa lại, mỉm cười bước lại chỗ Shahram. Shahram cũng vừa cầu nguyện xong, ông vừa ngạc nhiên vừa vui mừng:
-Ô anh bạn trẻ, anh khỏe không? Thật đúng lúc ta vừa nghĩ đến anh. Ngồi xuống đây nào, ngồi xuống uống với ta một ly.
Anh chàng kia cũng ngạc nhiên không kém:
-Dạ cháu khỏe, bác có khỏe không? Uhmmm... cái chai này... cháu vẫn tưởng người Trung Đông không uống rượu bia!?
-Oh, thật là một sai lầm lớn. Đúng là người theo đạo Hồi không được uống rượu bia, và đạo Hồi xuất phát ở Trung Đông, nhưng không có nghĩa là tất cả những người Trung Đông đều theo đạo Hồi.
-Nhưng... cháu vừa thấy bác cầu nguyện theo nghi thức của đạo Hồi và bây giờ là khoảng thời gian của tháng Ramadan.
-Ta cầu nguyện với Thượng Đế của ta, còn ai gọi Ngài là Thiên Chúa hay Allah thì ta không quan tâm. Còn anh, anh theo đạo gì? Có cấm uống rượu không?
Anh sinh viên trả lời là anh không đặc biệt theo một tôn giáo nào, nên chuyện ăn uống cũng không có kiêng cữ gì đặc biệt, anh còn nói đùa là anh thậm chí còn có thể ăn cả thịt người, nếu cần thiết để sống còn!
Shahram cười sảng khoái:
-Uh uh đúng đó, ta ghét bọn ăn chay mà trong ruột chúng toàn là miểng chai dao cạo... Thôi mặc kệ chúng, hôm nay sinh nhật ta, ta đã tưởng mình phải một mình suốt đêm uống hết chai này. Nào, nâng ly mừng Shahram tròn 66 tuổi, vậy là ta còn đúng 600 năm nữa để tu luyện thành ma quỷ. Hahaha...
Anh sinh viên nâng ly uống một hớp rồi định hát "Happy Birthday to you", vừa mở miệng đã bị ông già xua tay chận lại:
-Thôi dẹp cái trò trẻ con ấy đi. Ta muốn nghe anh chơi bài Feste Lariane... bọn ma quỷ nước Ý thật xấu xa nhưng âm nhạc Ý thì thiệt hay, phải không?
Anh sinh viên đón lấy cây đàn từ tay ông già trao, và chơi đi chơi lại đoạn mở đầu của bản nhạc, càng lúc càng mạnh tay hơn, vừa chơi anh vừa hiệu chỉnh độ căng của dây đàn theo một cách thức bí ẩn nào đó mà Shahram không tài nào hiểu nổi. Khi dòng âm thanh đã trở nên mượt mà tròn trịa, anh đột ngột chuyển sang câu kết của bản nhạc và bật lên một tiếng chuông trong veo rồi ngừng hẳn lại, như lắng nghe tiếng chuông ấy ngân nga vang vọng ra khỏi cái ngách hầm chật hẹp, bay lên trên những vòm lá xanh non của mùa xuân, lên cao trên những vòm tháp của nhà thờ St Andrew và tản mác khắp hoàng hôn đang tắt...
Shahram nhìn dõi theo tiếng chuông ngân một cách vô thức, ông có vẻ ngơ ngác, tay vẫn lưng chừng ly rượu vừa uống xong chưa kịp đặt xuống... rồi những nếp nhăn trên mặt ông từ từ giãn ra khi anh chàng bắt đầu chơi lại từ đầu bản nhạc. Ông không còn nhìn thấy những ngón tay của cậu sinh viên đang lướt trên dây đàn nữa mà chỉ cảm giác có một dòng suối trong trẻo đang đổ về, từ từ trào dâng lên trong tâm hồn ông, dâng lên cao hơn, nâng nhẹ ông lên, cuốn ông trôi đi về những tháng ngày xa xưa lắm, khi ông còn là một kỹ sư mới ra trường, mới biết yêu lần đầu... những buổi hẹn hò hiếm hoi bên những dàn khoan dầu trong sa mạc Trung Cận Đông xa lắc mênh mông...
Hợp âm cuối cùng vừa rải xong, anh sinh viên khẽ khàng đặt cây đàn vào hộp và đẩy hộp khăn giấy về phía ông già...
Shahram lúc này mắt đỏ hoe những giọt nước mắt lấp lánh cảm xúc, ông khe khẽ chậm nước mắt, nói như nói với chính mình:
-Ta đã tập chơi và say mê bài nhạc này từ khi còn rất trẻ, và đã có lúc ta cũng đã phát ra được những giai điệu tuyệt vời như vậy...
Ông rót đầy hai ly rượu, nâng ly mời anh sinh viên nhưng ông lại không hề uống. Đặt ly xuống tấm thảm Ba Tư, ông đốt một điếu thuốc rồi vừa nhìn những làn khói xanh mỏng tỏa lên cao ông vừa kể chuyện ngày xưa...
- Truyện của Xichlo-LtBNN-
(xem lại P3)
P.4Mùa đông đã dần trôi đi nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp trở về. Shahram nhận ra điều đó mỗi ngày khi ông ngồi chơi đàn, mà không, đúng ra là ông chỉ đánh đàn, bấm và gảy những nốt nhạc vô hồn theo một trật tự đã được sắp đặt, trong đường hầm đi bộ ga Trung tâm Sydney, dưới bức tranh tường u ám... Shahram cảm nhận mùa xuân về khi những đôi chân của khách bộ hành lướt qua trước mặt ông đã không còn được bao bọc kín mít trong những những chiếc quần dày, những đôi tất len dài, những đôi ủng lông nặng nề... thay vào đó là những chiếc váy nhẹ nhàng hơn, những chiếc quần short, quần lửng đã bắt đầu xuất hiện, khoe những đôi chân dài gợi cảm...
Ngày cũng dài dần ra, chút nắng hoàng hôn đã bắt đầu lưu luyến cái ngách nhỏ ở chân cầu thang xuống đường hầm tòa nhà Nữ Hoàng Victoria khi mỗi chiều ông trở về đó với cây đàn và gói thức ăn nhanh cho bữa tối. Đoạn cầu thang này khá vắng mặc dù cách đó chỉ vài mét là ngã tư QVB (Queen Victoria Building) một ngã tư đông đúc nhất Sydney, nơi xe cộ và khách bộ hành luôn nêm chặt.
Chiều nay, trong túi thức ăn của ông có thêm chai rượu Johnnie Walker, một điều khá kỳ lạ đối với một người gốc Ả Rập như Shahram.
Nắng đã gần tắt hẳn, Shahram trải tấm thảm Ba Tư lên nền đá, quỳ xuống và bắt đầu cầu nguyện.
Đúng lúc đó thì anh chàng sinh viên xuất hiện. Anh bước qua cánh cổng sắt nặng nề của đường hầm ngay trước khi nó được khóa lại, mỉm cười bước lại chỗ Shahram. Shahram cũng vừa cầu nguyện xong, ông vừa ngạc nhiên vừa vui mừng:
-Ô anh bạn trẻ, anh khỏe không? Thật đúng lúc ta vừa nghĩ đến anh. Ngồi xuống đây nào, ngồi xuống uống với ta một ly.
Anh chàng kia cũng ngạc nhiên không kém:
-Dạ cháu khỏe, bác có khỏe không? Uhmmm... cái chai này... cháu vẫn tưởng người Trung Đông không uống rượu bia!?
-Oh, thật là một sai lầm lớn. Đúng là người theo đạo Hồi không được uống rượu bia, và đạo Hồi xuất phát ở Trung Đông, nhưng không có nghĩa là tất cả những người Trung Đông đều theo đạo Hồi.
-Nhưng... cháu vừa thấy bác cầu nguyện theo nghi thức của đạo Hồi và bây giờ là khoảng thời gian của tháng Ramadan.
-Ta cầu nguyện với Thượng Đế của ta, còn ai gọi Ngài là Thiên Chúa hay Allah thì ta không quan tâm. Còn anh, anh theo đạo gì? Có cấm uống rượu không?
Anh sinh viên trả lời là anh không đặc biệt theo một tôn giáo nào, nên chuyện ăn uống cũng không có kiêng cữ gì đặc biệt, anh còn nói đùa là anh thậm chí còn có thể ăn cả thịt người, nếu cần thiết để sống còn!
Shahram cười sảng khoái:
-Uh uh đúng đó, ta ghét bọn ăn chay mà trong ruột chúng toàn là miểng chai dao cạo... Thôi mặc kệ chúng, hôm nay sinh nhật ta, ta đã tưởng mình phải một mình suốt đêm uống hết chai này. Nào, nâng ly mừng Shahram tròn 66 tuổi, vậy là ta còn đúng 600 năm nữa để tu luyện thành ma quỷ. Hahaha...
Anh sinh viên nâng ly uống một hớp rồi định hát "Happy Birthday to you", vừa mở miệng đã bị ông già xua tay chận lại:
-Thôi dẹp cái trò trẻ con ấy đi. Ta muốn nghe anh chơi bài Feste Lariane... bọn ma quỷ nước Ý thật xấu xa nhưng âm nhạc Ý thì thiệt hay, phải không?
Anh sinh viên đón lấy cây đàn từ tay ông già trao, và chơi đi chơi lại đoạn mở đầu của bản nhạc, càng lúc càng mạnh tay hơn, vừa chơi anh vừa hiệu chỉnh độ căng của dây đàn theo một cách thức bí ẩn nào đó mà Shahram không tài nào hiểu nổi. Khi dòng âm thanh đã trở nên mượt mà tròn trịa, anh đột ngột chuyển sang câu kết của bản nhạc và bật lên một tiếng chuông trong veo rồi ngừng hẳn lại, như lắng nghe tiếng chuông ấy ngân nga vang vọng ra khỏi cái ngách hầm chật hẹp, bay lên trên những vòm lá xanh non của mùa xuân, lên cao trên những vòm tháp của nhà thờ St Andrew và tản mác khắp hoàng hôn đang tắt...
Shahram nhìn dõi theo tiếng chuông ngân một cách vô thức, ông có vẻ ngơ ngác, tay vẫn lưng chừng ly rượu vừa uống xong chưa kịp đặt xuống... rồi những nếp nhăn trên mặt ông từ từ giãn ra khi anh chàng bắt đầu chơi lại từ đầu bản nhạc. Ông không còn nhìn thấy những ngón tay của cậu sinh viên đang lướt trên dây đàn nữa mà chỉ cảm giác có một dòng suối trong trẻo đang đổ về, từ từ trào dâng lên trong tâm hồn ông, dâng lên cao hơn, nâng nhẹ ông lên, cuốn ông trôi đi về những tháng ngày xa xưa lắm, khi ông còn là một kỹ sư mới ra trường, mới biết yêu lần đầu... những buổi hẹn hò hiếm hoi bên những dàn khoan dầu trong sa mạc Trung Cận Đông xa lắc mênh mông...
Hợp âm cuối cùng vừa rải xong, anh sinh viên khẽ khàng đặt cây đàn vào hộp và đẩy hộp khăn giấy về phía ông già...
Shahram lúc này mắt đỏ hoe những giọt nước mắt lấp lánh cảm xúc, ông khe khẽ chậm nước mắt, nói như nói với chính mình:
-Ta đã tập chơi và say mê bài nhạc này từ khi còn rất trẻ, và đã có lúc ta cũng đã phát ra được những giai điệu tuyệt vời như vậy...
Ông rót đầy hai ly rượu, nâng ly mời anh sinh viên nhưng ông lại không hề uống. Đặt ly xuống tấm thảm Ba Tư, ông đốt một điếu thuốc rồi vừa nhìn những làn khói xanh mỏng tỏa lên cao ông vừa kể chuyện ngày xưa...
(xem tiếp phần 5)
Sydney, 2010
Xichlo-LtBNN
Xichlo-LtBNN
0 Comment: