Cô bé hàng rong Phố núi- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CÔ BÉ HÀNG RONG PHỐ NÚI
Câu chuyện của 10 năm trước nay lại nhắc như mới hôm nào. Chiều 6/9/2011, quán bánh canh số 32 đường Cù Chính Lan, phường Diên Hồng, TP. Pleiku (Gia Lai) bỗng trở nên đông vui hơn mọi ngày, khi có sự xuất hiện của cô ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Phi Nhung. Người dân phố núi vốn là một fan hâm mộ lại cảm thấy gần gũi chuyện trò khi đang “nạp năng lượng” tại đây.
Chuyến về thăm phố núi lần này của Phi Nhung là việc đầu tiên là thăm bà con, sau đó thăm thầy-cô giáo cũ, thăm ngôi trường ngày xưa mình học lớp tiểu học tại Trường Diên Hồng 1 (nay là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku), sau đó dạo quanh thành phố Pleiku bằng xe máy và mời người thân ăn bánh canh. Thông thường, Nhung dậy rất muộn nhưng mỗi khi về Pleiku lại thức dậy rất sớm để ngắm sương mù Phố núi….
Anh Minh Vỹ bồi hồi nhớ lại: “Trong lần trở về hát tại lễ khai mạc vòng chung kết bóng đá U21 Quốc gia-Báo Thanh Niên năm 2011 diễn ra ở Sân vận động Pleiku, trước hàng ngàn khán giả Phố núi. Phi Nhung đã rất xúc động hát tặng người hâm mộ Gia Lai như lời tri ân quê nhà và bất cứ lúc nào tôi cũng đau đáu nhớ về Phố núi thân thương của mình". (Minh Vỹ/ Báo Gia Lai)
Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung, pháp danh Tịnh Bình. Sinh ngày 10 /04/ 1969, tại Pleiku. Ngày mất 28/9/2021 tại Sài Gòn . Về với cõi Phật vọn vẹn vài dòng như thế!
Thi sĩ Đỗ Văn Trọn kể lại một lần tôi đến thăm dì của Phi Nhung, con đường đất đỏ trơn trợt, mùa mưa đất bám vào còn cao hơn đế giày. Phi Nhung vòng tay chào tôi: "Thưa chú…". Tôi linh cảm ở cô bé có gì khác thường… Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số dân di cư sống ở đây. Họ sống bằng nghề nông, trồng hoa quả và rau rừng. Đó là một khu di dân đa phần người Bắc rất sùng đạo có một nhà thờ lớn
Phi Nhung kiếm sống bằng nhiều nghề, từ việc bán trà nóng trong khu Chợ Mới, thêu thùa may vá, cơ cực tảo tần sớm hôm. Nhiều người lớn tuổi dân thị xã Pleiku quen mặt “Con bé mũi tây” bưng một cái rổ, có dây đeo ở cổ, bán hàng rong quanh ngã ba Diệp Kính thường lai vãng phía trước cổng nhà thờ Thăng Thiên... "Ngưỡng mộ" là hai từ khi nhắc đến Phi Nhung. Hình ảnh tuổi thơ "cô bé hàng rong" tuổi thơ nghèo khổ của Phi Nhung được người quen biết kể lại khiến người nghe thương cảm.
Năm 10 tuổi, Phi Nhung rời Pleiku về Cam Ranh sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhưng chỉ được vài năm thì mẹ Phi Nhung mất, để lại 5 người con cùng mẹ khác cha. Trách nhiệm nặng nề trên đôi vai tuổi thơ Phi Nhung trở về lại Pleiku để cùng ông bà ngoại và mấy dì nuôi dưỡng các em. ...
Trong chương trình “Ký ức vui vẻ”, cô từng tiết lộ vì là con lai nên thời đi học thường xuyên bị bắt nạt, hàng xóm xầm xì. Cứ tối đến có một cô bé mũi tây, khoảng 8-9 tuổi bưng cái rổ bán hàng rong. Những đứa trẻ bán hàng hay truy đuổi bắt nạt và miệt thị chỉ vì Phi Nhung là con lai. Bản thân cô chỉ được theo học đến hết lớp 6, sau đó làm nghề may kiếm sống….
Có lần cô bé "mũi Tây” bị mấy đứa trẻ tranh khách bán hàng đuổi đánh, chính mẹ tôi đến can ngăn. Rồi có lần tôi ra chỗ mẹ bán bún hỏi mẹ sao không thấy "bé mũi Tây" đâu. Mẹ nói, nghe đâu mẹ bé mất, cô bé về quê ngoại dưới Bình Định rồi”. Ông Hồ Thảo nhớ lại
Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai. Ở Mỹ cô có thời gian rất khó khăn do học vấn thấp, cô chọn làm những việc dọn dẹp khách sạn, ban đêm tranh thủ thời gian may vá thuê. Sau đó, cô đi làm công nhân trong các nhà máy.
Từ nhỏ, Phi Nhung đã thích nghe cải lương, dân ca và ước ao trở thành ca sĩ. Cơ duyên, Phi Nhung gặp ca sĩ hải ngoại Trizzie Phương Trinh và được ca sĩ này giúp đỡ. Nhận thấy Phi Nhung có khả năng ca hát, Trizzie Phương Trinh chủ động khuyên Phi Nhung sang California thực hiện ước mơ. Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh gửi gắm cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa - Florida đến Quận Cam để bước vào sân khấu nghệ thuật.
Gặp lại Phi Nhung thi sĩ Đỗ Văn Trọn không thể mường tượng cô bé ngày nào ở Đức An – Pleiku Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt. …". Và ông đã mời Phi Nhung trình diễn trong nhiều sô….
Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, chạm vào trái tim người nghe. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại đến ngày hôm nay.
Năm 2002, ca sĩ Phi Nhung về nước và chính thức được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam. Cũng như nhiều ca sĩ khác, chuyến trở về của Phi Nhung cũng gây xôn xao làng âm nhạc hải ngoại.
Gần 20 năm, nhạc Việt chứng kiến nhiều sự thăng trầm của các dòng nhạc. Hết thời hiphop bùng nổ thì rock lên ngôi, rồi nhạc điện tử, âm nhạc giao thoa, rap… nhưng những "câu hát tình quê" vẫn như một nhánh riêng biệt nuôi sống nghệ sĩ. Cho đến khi các ca sĩ trẻ trong nước chợt nhận ra dòng nhạc quê hương thì vị trí của Phi Nhung đã quá vững chắc với những: Bông điên điển, Áo mới Cà Mau, Phải lòng con gái Bến Tre, Sầu tím thiệp hồng, Trách ai vô tình, Phận mồ côi, Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang… và danh hiệu "Nữ hoàng băng đĩa" với số album bán được thuộc tốp đầu danh sách nghệ sĩ trong nước lẫn hải ngoại… Dường như, Phi Nhung đã hát bằng cả ký ức buồn đau nhất của đời mình, giọng hát ấy đi vào lòng khán thính giả như một dấu ấn rất riêng, đẹp mà sâu lắng, day dứt. Nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết riêng tặng Phi Nhung ca khúc “Thị trấn mù sương” như một sự đồng cảm với những thiệt thòi, gian truân trong cuộc đời nữ ca sĩ.
Có người bảo thành công của Phi Nhung giống như cách cuộc đời bù đắp lại cho tuổi thơ bất hạnh của chị. Có lẽ, nhưng điều đó cũng không hẳn, Dường như bất cứ ai có dịp tiếp xúc với Phi Nhung đều có thể kể lại một câu chuyện về sự chân thành của cô và chính cô đã nhường cơ hội chích vaccin của mình cho người khác.
Về Sài Gòn, đến tiệm cơm chay của Phi Nhung mở ở khu Tân Định. Tôi hiểu rõ hơn, những em nhỏ làm việc ở đây rất kính mến Phi Nhung. Nữ ca sĩ nhận nuôi 23 đứa trẻ mồ côi. Em nào cũng có hoàn cảnh đáng thương, được Phi Nhung đưa về làm việc - đi học, sống với nhau trong một mái ấm gia đình. Một số sống cùng nhà với cô, số còn lại sống ở chùa Pháp Lạc (Bình Phước). Ngoài một sự nghiệp âm nhạc ghi nhiều dấu ấn với khán giả, Phi Nhung còn được biết đến là Sao nữ có nhiều hoạt động thiện nguyện nhất Showbiz Việt. Ngoài 23 trẻ mồ côi, cô còn là mẹ nuôi mẹ đỡ đầu của nhiều tài năng ca hát nhí có hoàn cảnh khó khăn như: Hồ Văn Cường, Tuyết Nhung, Thiêng Ngân...
Nhà thơ Đỗ Văn Trọn từ Mỹ đã viết:
Phi Nhung!
Thắp nén hương lòng gửi đến em, thắp cho nỗi niềm bỏ lại. Lòng anh rưng rưng một nỗi buồn, kỷ niệm về theo những con dốc cao thấp của Phố Núi, nơi mà chúng ta đã sinh ra.
Trở lại với Pleiku, trở lại với ký ức thời tuổi dại. Đến những mái nhà ấp ủ yêu thương mà em đã tạo dựng. Anh sẽ rất nhớ Phi Nhung.
Anh ngậm ngùi tiễn biệt một tình thân, tiễn biệt Phi Nhung - Đôi mắt buồn Pleiku.
Nhà thơ CHÂU LY người hâm mộ ca sĩ Phi Nhung đã viết:
Tạm biệt Phi Nhung! Phố núi rưng rưng nhớ về đứa con xa ngàn, tiếng hát em còn vang mãi ngàn sau.
Câu chuyện của 10 năm trước nay lại nhắc như mới hôm nào. Chiều 6/9/2011, quán bánh canh số 32 đường Cù Chính Lan, phường Diên Hồng, TP. Pleiku (Gia Lai) bỗng trở nên đông vui hơn mọi ngày, khi có sự xuất hiện của cô ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Phi Nhung. Người dân phố núi vốn là một fan hâm mộ lại cảm thấy gần gũi chuyện trò khi đang “nạp năng lượng” tại đây.
Chuyến về thăm phố núi lần này của Phi Nhung là việc đầu tiên là thăm bà con, sau đó thăm thầy-cô giáo cũ, thăm ngôi trường ngày xưa mình học lớp tiểu học tại Trường Diên Hồng 1 (nay là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku), sau đó dạo quanh thành phố Pleiku bằng xe máy và mời người thân ăn bánh canh. Thông thường, Nhung dậy rất muộn nhưng mỗi khi về Pleiku lại thức dậy rất sớm để ngắm sương mù Phố núi….
Anh Minh Vỹ bồi hồi nhớ lại: “Trong lần trở về hát tại lễ khai mạc vòng chung kết bóng đá U21 Quốc gia-Báo Thanh Niên năm 2011 diễn ra ở Sân vận động Pleiku, trước hàng ngàn khán giả Phố núi. Phi Nhung đã rất xúc động hát tặng người hâm mộ Gia Lai như lời tri ân quê nhà và bất cứ lúc nào tôi cũng đau đáu nhớ về Phố núi thân thương của mình". (Minh Vỹ/ Báo Gia Lai)
Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung, pháp danh Tịnh Bình. Sinh ngày 10 /04/ 1969, tại Pleiku. Ngày mất 28/9/2021 tại Sài Gòn . Về với cõi Phật vọn vẹn vài dòng như thế!
Thi sĩ Đỗ Văn Trọn kể lại một lần tôi đến thăm dì của Phi Nhung, con đường đất đỏ trơn trợt, mùa mưa đất bám vào còn cao hơn đế giày. Phi Nhung vòng tay chào tôi: "Thưa chú…". Tôi linh cảm ở cô bé có gì khác thường… Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số dân di cư sống ở đây. Họ sống bằng nghề nông, trồng hoa quả và rau rừng. Đó là một khu di dân đa phần người Bắc rất sùng đạo có một nhà thờ lớn
Phi Nhung kiếm sống bằng nhiều nghề, từ việc bán trà nóng trong khu Chợ Mới, thêu thùa may vá, cơ cực tảo tần sớm hôm. Nhiều người lớn tuổi dân thị xã Pleiku quen mặt “Con bé mũi tây” bưng một cái rổ, có dây đeo ở cổ, bán hàng rong quanh ngã ba Diệp Kính thường lai vãng phía trước cổng nhà thờ Thăng Thiên... "Ngưỡng mộ" là hai từ khi nhắc đến Phi Nhung. Hình ảnh tuổi thơ "cô bé hàng rong" tuổi thơ nghèo khổ của Phi Nhung được người quen biết kể lại khiến người nghe thương cảm.
Năm 10 tuổi, Phi Nhung rời Pleiku về Cam Ranh sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhưng chỉ được vài năm thì mẹ Phi Nhung mất, để lại 5 người con cùng mẹ khác cha. Trách nhiệm nặng nề trên đôi vai tuổi thơ Phi Nhung trở về lại Pleiku để cùng ông bà ngoại và mấy dì nuôi dưỡng các em. ...
Trong chương trình “Ký ức vui vẻ”, cô từng tiết lộ vì là con lai nên thời đi học thường xuyên bị bắt nạt, hàng xóm xầm xì. Cứ tối đến có một cô bé mũi tây, khoảng 8-9 tuổi bưng cái rổ bán hàng rong. Những đứa trẻ bán hàng hay truy đuổi bắt nạt và miệt thị chỉ vì Phi Nhung là con lai. Bản thân cô chỉ được theo học đến hết lớp 6, sau đó làm nghề may kiếm sống….
Có lần cô bé "mũi Tây” bị mấy đứa trẻ tranh khách bán hàng đuổi đánh, chính mẹ tôi đến can ngăn. Rồi có lần tôi ra chỗ mẹ bán bún hỏi mẹ sao không thấy "bé mũi Tây" đâu. Mẹ nói, nghe đâu mẹ bé mất, cô bé về quê ngoại dưới Bình Định rồi”. Ông Hồ Thảo nhớ lại
Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai. Ở Mỹ cô có thời gian rất khó khăn do học vấn thấp, cô chọn làm những việc dọn dẹp khách sạn, ban đêm tranh thủ thời gian may vá thuê. Sau đó, cô đi làm công nhân trong các nhà máy.
Từ nhỏ, Phi Nhung đã thích nghe cải lương, dân ca và ước ao trở thành ca sĩ. Cơ duyên, Phi Nhung gặp ca sĩ hải ngoại Trizzie Phương Trinh và được ca sĩ này giúp đỡ. Nhận thấy Phi Nhung có khả năng ca hát, Trizzie Phương Trinh chủ động khuyên Phi Nhung sang California thực hiện ước mơ. Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh gửi gắm cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa - Florida đến Quận Cam để bước vào sân khấu nghệ thuật.
Gặp lại Phi Nhung thi sĩ Đỗ Văn Trọn không thể mường tượng cô bé ngày nào ở Đức An – Pleiku Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt. …". Và ông đã mời Phi Nhung trình diễn trong nhiều sô….
Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, chạm vào trái tim người nghe. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại đến ngày hôm nay.
Năm 2002, ca sĩ Phi Nhung về nước và chính thức được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam. Cũng như nhiều ca sĩ khác, chuyến trở về của Phi Nhung cũng gây xôn xao làng âm nhạc hải ngoại.
Gần 20 năm, nhạc Việt chứng kiến nhiều sự thăng trầm của các dòng nhạc. Hết thời hiphop bùng nổ thì rock lên ngôi, rồi nhạc điện tử, âm nhạc giao thoa, rap… nhưng những "câu hát tình quê" vẫn như một nhánh riêng biệt nuôi sống nghệ sĩ. Cho đến khi các ca sĩ trẻ trong nước chợt nhận ra dòng nhạc quê hương thì vị trí của Phi Nhung đã quá vững chắc với những: Bông điên điển, Áo mới Cà Mau, Phải lòng con gái Bến Tre, Sầu tím thiệp hồng, Trách ai vô tình, Phận mồ côi, Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang… và danh hiệu "Nữ hoàng băng đĩa" với số album bán được thuộc tốp đầu danh sách nghệ sĩ trong nước lẫn hải ngoại… Dường như, Phi Nhung đã hát bằng cả ký ức buồn đau nhất của đời mình, giọng hát ấy đi vào lòng khán thính giả như một dấu ấn rất riêng, đẹp mà sâu lắng, day dứt. Nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết riêng tặng Phi Nhung ca khúc “Thị trấn mù sương” như một sự đồng cảm với những thiệt thòi, gian truân trong cuộc đời nữ ca sĩ.
Có người bảo thành công của Phi Nhung giống như cách cuộc đời bù đắp lại cho tuổi thơ bất hạnh của chị. Có lẽ, nhưng điều đó cũng không hẳn, Dường như bất cứ ai có dịp tiếp xúc với Phi Nhung đều có thể kể lại một câu chuyện về sự chân thành của cô và chính cô đã nhường cơ hội chích vaccin của mình cho người khác.
Về Sài Gòn, đến tiệm cơm chay của Phi Nhung mở ở khu Tân Định. Tôi hiểu rõ hơn, những em nhỏ làm việc ở đây rất kính mến Phi Nhung. Nữ ca sĩ nhận nuôi 23 đứa trẻ mồ côi. Em nào cũng có hoàn cảnh đáng thương, được Phi Nhung đưa về làm việc - đi học, sống với nhau trong một mái ấm gia đình. Một số sống cùng nhà với cô, số còn lại sống ở chùa Pháp Lạc (Bình Phước). Ngoài một sự nghiệp âm nhạc ghi nhiều dấu ấn với khán giả, Phi Nhung còn được biết đến là Sao nữ có nhiều hoạt động thiện nguyện nhất Showbiz Việt. Ngoài 23 trẻ mồ côi, cô còn là mẹ nuôi mẹ đỡ đầu của nhiều tài năng ca hát nhí có hoàn cảnh khó khăn như: Hồ Văn Cường, Tuyết Nhung, Thiêng Ngân...
Nhà thơ Đỗ Văn Trọn từ Mỹ đã viết:
Phi Nhung!
Thắp nén hương lòng gửi đến em, thắp cho nỗi niềm bỏ lại. Lòng anh rưng rưng một nỗi buồn, kỷ niệm về theo những con dốc cao thấp của Phố Núi, nơi mà chúng ta đã sinh ra.
Trở lại với Pleiku, trở lại với ký ức thời tuổi dại. Đến những mái nhà ấp ủ yêu thương mà em đã tạo dựng. Anh sẽ rất nhớ Phi Nhung.
Anh ngậm ngùi tiễn biệt một tình thân, tiễn biệt Phi Nhung - Đôi mắt buồn Pleiku.
Nhà thơ CHÂU LY người hâm mộ ca sĩ Phi Nhung đã viết:
THƯƠNG mà GIẬN
(Tiếc nhớ Phi Nhung)
THƯƠNG em giấc ngủ thiện lành
Nghĩ mà GIẬN ...cuộc chiến tranh dật dờ
Lạc loài từ buổi ban sơ
Đời trao chi bấy hững hờ thế gian!
THƯƠNG em xa biệt xóm làng,
Nghĩ mà GIẬN... cuộc tình tang trở về
Quê nhà lắm nỗi trầm mê
Chia sao cho hết bộn bề lòng đau?
THƯƠNG em nắng dãi mưa dầu
Nghĩ mà Giận... con cúm Tàu ác nhơn
Chung trời, chung giọt mù sương
Chị ôm muôn nỗi tủi hờn cho em...
CHÂU LY /5/10/2021
(Tiếc nhớ Phi Nhung)
THƯƠNG em giấc ngủ thiện lành
Nghĩ mà GIẬN ...cuộc chiến tranh dật dờ
Lạc loài từ buổi ban sơ
Đời trao chi bấy hững hờ thế gian!
THƯƠNG em xa biệt xóm làng,
Nghĩ mà GIẬN... cuộc tình tang trở về
Quê nhà lắm nỗi trầm mê
Chia sao cho hết bộn bề lòng đau?
THƯƠNG em nắng dãi mưa dầu
Nghĩ mà Giận... con cúm Tàu ác nhơn
Chung trời, chung giọt mù sương
Chị ôm muôn nỗi tủi hờn cho em...
CHÂU LY /5/10/2021
Tạm biệt Phi Nhung! Phố núi rưng rưng nhớ về đứa con xa ngàn, tiếng hát em còn vang mãi ngàn sau.
Trần Việt- Nguồn tổng hợp
0 Comment: