Tản mạn về miền Tây- Minh Triết
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
TẢN MẠN VỀ MIỀN TÂY
Miền Tây nam bộ đặc trưng là vùng sông nước. Người dân chất phát, thật thà. Trai thì hiền lành, dễ mến. Gái thì dịu dàng, dễ thương. Thắng cảnh nơi đây là non nước hữu tình nên quyến rủ, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Những ngày cuối năm, chúng tôi có duyên được về mà bấy lâu nay chúng tôi mơ ước.
Đoạn đường từ Bình Dương dài khoảng hơn 350 km, qua những địa danh một thời chiến tranh ác liệt như Đức Hòa, Đức Huệ, Tuyên Nhơn, Mộc Hóa , Kiến Tường ... và những thị trấn của các tỉnh giáp giới Campuchea. Qua những con sông đã đi vào huyền thoại như Vàm Cỏ Đông, sông Tiền, sông Hậu. Cũng như hầu hết các con đường miền Tây thường thì song song với các kênh, rạch dài, thẳng tắp và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Từng cơn gió mát, chúng tôi say mê ngắm nhìn cảnh vật mà đến phà Chợ Vàm lúc nào không hay.
Bến phà Chợ Vàm, nối hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp ( thuộc huyện Phú Tân ). Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang. Nằm trên cù lao kết giữa sông Tiền, sông Hậu, hai con sông lớn nhất của miền tây nam bộ nên biển nước mênh mông, nhìn thấy choáng ngợp. Các dòng chính và nhánh của chúng tạo nên vùng châu thổ phù sa màu mỡ, những hải sản tươi ngon, làm giàu, phong phú cho người dân. Xe bon bon qua những địa danh nghe quen quen nhưng cũng xa lạ mà lần đầu tôi được biết. Đó là Tân Châu của tỉnh An Giang. Nơi đây có những thánh đường Hồi giáo lộng lẫy. trang nghiêm, có khu dệt thổ cẩm nổi tiếng từ lâu mà ai cũng biết, nhất là lãnh Mỹ A. Ngoài ra, du khách có dịp đến đều mua làm quà món bánh bò Thốt nốt hay lạp xưởng bò. Bên kia là thành phố Châu Đốc, một lần nữa phải qua bến phà Châu Giang, nối đôi bờ sông Hậu.
Chúng tôi về Tam Nông khi trời đã tối, được dạo thị trấn nhỏ bé cũng khá ồn ào,náo nhiệt trong tiếng nhạc, đèn mờ ảo, nhấp nháy ở những quán hải sản, karaoke.
Sáng ngủ dậy, các cháu đề nghị cho tham quan rừng Tràm chim. Chúng tôi chọn phương án đi bằng thuyền máy. Ngồi trên xuồng, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, cảnh quan thay đổi liên tục, đủ sắc màu đến ngỡ ngàng. Được cô hướng dẫn viên Tố Nguyên thuyết minh suốt quảng đường đi, cảm thấy quê hương mình đáng yêu quá. Hơn một giờ chỉ qua một phần rất nhỏ của rừng tràm. Tràm Chim, một thảm thực vật thật đa dạng. Nào là những loài chim, cá quý được ghi vào sách đỏ. Đặc biệt Sếu đầu đỏ... Sự hòa hợp, sinh động, lung linh đa sắc màu của những loài cỏ, cây hay các loài hoa làm ta thích thú, ngạc nhiên đến hoa cả mắt. Khi đi trên kênh, rạch ta sẽ thấy những loài chim ung dung, nhở nhơ tìm mồi, chúng rất dạn dĩ, hình như đã từng quen với con người. Thỉnh thoảng đàn cá đùa giỡn trước ghe. Ngoài ra, ta tận mắt thấy những cánh đồng sen trắng, sen hồng, lúa trời bạt ngàn v. v... hay loài hoa đặc trưng ở đây như hoa Hoàng đầu ấn, hoa nhĩ can tím.
Chúng tôi trở về nhà sau hai ngày trải nghiệm, được dùng những món hải sản, món ăn chỉ có ở miền Tây. Lần này được chiêm ngưỡng dòng Mê Kong tận đầu nguồn, giáp với Campuchea, chảy về Việt Nam được đổi tên sông Tiền, sông Hậu. Chúng tôi vẫn còn luyến tiếc, cảm thấy thú vị , một ấn tượng khó phai và hy vọng một dịp khác để khám phá nhiều hơn.
Miền Tây nam bộ đặc trưng là vùng sông nước. Người dân chất phát, thật thà. Trai thì hiền lành, dễ mến. Gái thì dịu dàng, dễ thương. Thắng cảnh nơi đây là non nước hữu tình nên quyến rủ, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Những ngày cuối năm, chúng tôi có duyên được về mà bấy lâu nay chúng tôi mơ ước.
Đoạn đường từ Bình Dương dài khoảng hơn 350 km, qua những địa danh một thời chiến tranh ác liệt như Đức Hòa, Đức Huệ, Tuyên Nhơn, Mộc Hóa , Kiến Tường ... và những thị trấn của các tỉnh giáp giới Campuchea. Qua những con sông đã đi vào huyền thoại như Vàm Cỏ Đông, sông Tiền, sông Hậu. Cũng như hầu hết các con đường miền Tây thường thì song song với các kênh, rạch dài, thẳng tắp và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Từng cơn gió mát, chúng tôi say mê ngắm nhìn cảnh vật mà đến phà Chợ Vàm lúc nào không hay.
Bến phà Chợ Vàm, nối hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp ( thuộc huyện Phú Tân ). Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang. Nằm trên cù lao kết giữa sông Tiền, sông Hậu, hai con sông lớn nhất của miền tây nam bộ nên biển nước mênh mông, nhìn thấy choáng ngợp. Các dòng chính và nhánh của chúng tạo nên vùng châu thổ phù sa màu mỡ, những hải sản tươi ngon, làm giàu, phong phú cho người dân. Xe bon bon qua những địa danh nghe quen quen nhưng cũng xa lạ mà lần đầu tôi được biết. Đó là Tân Châu của tỉnh An Giang. Nơi đây có những thánh đường Hồi giáo lộng lẫy. trang nghiêm, có khu dệt thổ cẩm nổi tiếng từ lâu mà ai cũng biết, nhất là lãnh Mỹ A. Ngoài ra, du khách có dịp đến đều mua làm quà món bánh bò Thốt nốt hay lạp xưởng bò. Bên kia là thành phố Châu Đốc, một lần nữa phải qua bến phà Châu Giang, nối đôi bờ sông Hậu.
Chúng tôi về Tam Nông khi trời đã tối, được dạo thị trấn nhỏ bé cũng khá ồn ào,náo nhiệt trong tiếng nhạc, đèn mờ ảo, nhấp nháy ở những quán hải sản, karaoke.
Sáng ngủ dậy, các cháu đề nghị cho tham quan rừng Tràm chim. Chúng tôi chọn phương án đi bằng thuyền máy. Ngồi trên xuồng, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, cảnh quan thay đổi liên tục, đủ sắc màu đến ngỡ ngàng. Được cô hướng dẫn viên Tố Nguyên thuyết minh suốt quảng đường đi, cảm thấy quê hương mình đáng yêu quá. Hơn một giờ chỉ qua một phần rất nhỏ của rừng tràm. Tràm Chim, một thảm thực vật thật đa dạng. Nào là những loài chim, cá quý được ghi vào sách đỏ. Đặc biệt Sếu đầu đỏ... Sự hòa hợp, sinh động, lung linh đa sắc màu của những loài cỏ, cây hay các loài hoa làm ta thích thú, ngạc nhiên đến hoa cả mắt. Khi đi trên kênh, rạch ta sẽ thấy những loài chim ung dung, nhở nhơ tìm mồi, chúng rất dạn dĩ, hình như đã từng quen với con người. Thỉnh thoảng đàn cá đùa giỡn trước ghe. Ngoài ra, ta tận mắt thấy những cánh đồng sen trắng, sen hồng, lúa trời bạt ngàn v. v... hay loài hoa đặc trưng ở đây như hoa Hoàng đầu ấn, hoa nhĩ can tím.
Chúng tôi trở về nhà sau hai ngày trải nghiệm, được dùng những món hải sản, món ăn chỉ có ở miền Tây. Lần này được chiêm ngưỡng dòng Mê Kong tận đầu nguồn, giáp với Campuchea, chảy về Việt Nam được đổi tên sông Tiền, sông Hậu. Chúng tôi vẫn còn luyến tiếc, cảm thấy thú vị , một ấn tượng khó phai và hy vọng một dịp khác để khám phá nhiều hơn.
Minh Triết
0 Comment: