Dạy trẻ biết quan tâm tới người khác- Vũ Thị Hương Mai
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
DẠY TRẺ BIẾT QUAN TÂM TỚI NGƯỜI KHÁC
Dạy con trẻ quan tâm đến người khác ngay từ khi con còn nhỏ. Bởi ở tuổi nhỏ, trẻ thường ích kỷ, nếu thấy mẹ bế trẻ khác cũng ghen tị, thấy trẻ khác có nhiều đồ chơi thì cũng muốn được như vậy. Ngay cả khi trẻ nô đùa ầm ĩ mà cha mẹ thì cần phải yên tĩnh làm việc. Tất cả những điều đó trẻ chưa hề ý thức là mình đang làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng khi vào tuổi tiểu học, sự ý thức và nhận biết của trẻ cao hơn, cha mẹ nên chú ý dạy bảo, trẻ có thể dần xây dựng cho mình thói quen tốt biết quan tâm, để ý đến người khác.
Đầu tiên, bạn nên lấy những ví dụ điển hình trong cuộc sống để giáo dục trẻ, làm cho trẻ hiểu được cần phải quan tâm đến người khác thì người khác cũng mới quan tâm đến mình. Làm cho trẻ hiểu quan tâm tới người khác là một hành động tốt, thể hiện là người có văn hóa, có giáo dục. Muốn cho con thấy điều đó thì ngay bản thân cha mẹ phải là người gương mẫu. Nếu khi con học bài thì bố mẹ không nên làm ảnh hưởng đến con như mở đài to, xem ti vi hoặc nói chuyện ồn ào. Như vậy trẻ cũng sẽ ý thức được, mình không được làm ảnh hưởng đến cha mẹ khi cha mẹ đang cần yên tĩnh tập trung suy nghĩ để làm việc. Giáo dục ý thức biết quan tâm đến người khác cho con trẻ không cần phải ở đâu xa xôi, mà ngay từ trong mối quan hệ gia đình, mọi người yêu thương nhau, hòa thuận, luôn quan tâm đến nhau thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác. Nếu trẻ sống thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm của người thân thì trẻ khi lớn lên cũng không biết và không muốn quan tâm đến ai cả. Cha mẹ cần uốn nắn cho trẻ ngay từ nhỏ, uốn nắn từ những việc nhỏ nhất, liên tục để mắt đến sự hình thành thói quen quan tâm đến người khác của trẻ. Các bậc cha mẹ không nên chỉ dùng những lời giáo huấn cho trẻ, mà nên lấy hành động của mình để giáo dục trẻ là chính, như vậy mới có ảnh hưởng tốt với trẻ.
Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội ngoại khóa như làm công tác từ thiện ở lớp, ở trường, ở khu phố; tham gia dọn vệ sinh tập thể; đóng góp quỹ giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật… Nhưng việc đó giúp trẻ ý thức nhanh nhất về sự quan tâm đến người khác có ý nghĩa như thế nào. Biết quan tâm đến người khác là một phẩm chất nhưng nó không phải có sẵn và không phải ai cũng có. Có được điều đó là do sự giáo dục và tự ý thức của bản thân là chính. Cha mẹ cũng nên góp ý, phê bình nếu khi trẻ có biểu hiện thờ ơ, lạnh lùng khi người khác cần sự quan tâm, và cũng nên dành cho trẻ lời khen đúng lúc khi trẻ làm được một việc tốt.
Dạy con trẻ quan tâm đến người khác ngay từ khi con còn nhỏ. Bởi ở tuổi nhỏ, trẻ thường ích kỷ, nếu thấy mẹ bế trẻ khác cũng ghen tị, thấy trẻ khác có nhiều đồ chơi thì cũng muốn được như vậy. Ngay cả khi trẻ nô đùa ầm ĩ mà cha mẹ thì cần phải yên tĩnh làm việc. Tất cả những điều đó trẻ chưa hề ý thức là mình đang làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng khi vào tuổi tiểu học, sự ý thức và nhận biết của trẻ cao hơn, cha mẹ nên chú ý dạy bảo, trẻ có thể dần xây dựng cho mình thói quen tốt biết quan tâm, để ý đến người khác.
Đầu tiên, bạn nên lấy những ví dụ điển hình trong cuộc sống để giáo dục trẻ, làm cho trẻ hiểu được cần phải quan tâm đến người khác thì người khác cũng mới quan tâm đến mình. Làm cho trẻ hiểu quan tâm tới người khác là một hành động tốt, thể hiện là người có văn hóa, có giáo dục. Muốn cho con thấy điều đó thì ngay bản thân cha mẹ phải là người gương mẫu. Nếu khi con học bài thì bố mẹ không nên làm ảnh hưởng đến con như mở đài to, xem ti vi hoặc nói chuyện ồn ào. Như vậy trẻ cũng sẽ ý thức được, mình không được làm ảnh hưởng đến cha mẹ khi cha mẹ đang cần yên tĩnh tập trung suy nghĩ để làm việc. Giáo dục ý thức biết quan tâm đến người khác cho con trẻ không cần phải ở đâu xa xôi, mà ngay từ trong mối quan hệ gia đình, mọi người yêu thương nhau, hòa thuận, luôn quan tâm đến nhau thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác. Nếu trẻ sống thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm của người thân thì trẻ khi lớn lên cũng không biết và không muốn quan tâm đến ai cả. Cha mẹ cần uốn nắn cho trẻ ngay từ nhỏ, uốn nắn từ những việc nhỏ nhất, liên tục để mắt đến sự hình thành thói quen quan tâm đến người khác của trẻ. Các bậc cha mẹ không nên chỉ dùng những lời giáo huấn cho trẻ, mà nên lấy hành động của mình để giáo dục trẻ là chính, như vậy mới có ảnh hưởng tốt với trẻ.
Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội ngoại khóa như làm công tác từ thiện ở lớp, ở trường, ở khu phố; tham gia dọn vệ sinh tập thể; đóng góp quỹ giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật… Nhưng việc đó giúp trẻ ý thức nhanh nhất về sự quan tâm đến người khác có ý nghĩa như thế nào. Biết quan tâm đến người khác là một phẩm chất nhưng nó không phải có sẵn và không phải ai cũng có. Có được điều đó là do sự giáo dục và tự ý thức của bản thân là chính. Cha mẹ cũng nên góp ý, phê bình nếu khi trẻ có biểu hiện thờ ơ, lạnh lùng khi người khác cần sự quan tâm, và cũng nên dành cho trẻ lời khen đúng lúc khi trẻ làm được một việc tốt.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319 Long Biên - Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319 Long Biên - Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
0 Comment: