14 tình khúc mùa thu bất hủ- ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
14 tình khúc mùa thu bất hủ
‘Nhìn những mùa thu đi’, ‘Con thuyền không bến’ hay ‘Gửi gió cho mây ngàn bay’ đều là những tuyệt phẩm viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có thể khiến bao thế hệ người nghe vỡ òa cảm xúc.
1. “Gửi gió cho mây ngàn bay” ( Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
Đó là một mùa thu “lá vàng từng cánh rơi từng cánh” khiến tác giả “thấy hối tiếc nhiều” vì “thuyền đã sang bờ, đường về không lối”. Trong suốt cuộc đời, Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều nắm giữ vị trí quan trọng trong trái tim người yêu nhạc VN hơn nửa thế kỷ qua. Năm nay, khi Hà Nội tròn 1000 năm tuổi cũng vào mùa thu, giai điệu của Gửi gió cho mây ngàn bay một lần nữa lại vang lên như đem “mùa thu trần gian” năm nào trở về. Khánh Ly, Tuấn Ngọc hay Thu Hà đều là những nghệ sĩ thể thiện ca khúc này thành công.
2. “Thu cô liêu” ( Văn Cao)
Mùa thu với những con đường tràn ngập lá vàng rơi.
Là một trong ba tác phẩm viết về thu của cố nhạc sĩ Văn Cao, Thu cô liêu mang giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang khám phá vẻ đẹp của buổi chiều thu. Mùa thu là mùa đem tới những xúc cảm bâng khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh ca sĩ Hồng Nhung duyên dáng cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên gắn liền với nhạc phẩm Thu cô liêu trong suốt bao năm qua
3. “Mùa thu cho em” ( Ngô Thụy Miên)
Tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, lại vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong bài hát đã nhờ vẻ đẹp “má hồng”, “môi em thơm nồng” của mùa thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, đầy ắp yêu thương và hy vọng.
4. “Con thuyền không bến” ( Đặng Thế Phong)
Con thuyền không bến là một hình ảnh đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên dòng nước mênh mang trong một đêm thu chớm lạnh cùng “heo may”, “sương lam mờ chân mây”, “ánh trăng mờ chiếu”. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã diễn tả tâm trạng khắc khoải, nhung nhớ của những thanh niên trẻ trong thời chiến. Tình yêu của họ bơ vơ, lạc lõng cũng giống như con thuyền trôi bên con sông mùa thu, không biết đâu là bến bờ. Giọng hát khàn đục đặc trưng của nữ ca sĩ Khánh Ly đã thổi hồn và đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho nhạc phẩm Con thuyền không bến
Mùa thu với bao vẻ đẹp nên thơ của đất trời đã gieo cảm xúc khiến nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết nên những giai điệu làm say đắm lòng người. Lá đổ muôn chiều, Chuyển bến hay Tà áo xanh đều được coi là những kiệt tác của âm nhạc VN. Trong số những tác phẩm viết về mùa thu của Đoàn Chuẩn, không thể không nhắc tới Gửi gió cho mây ngàn bay. Một bức tranh sinh động về thu Hà Nội đã được cố nhạc sĩ gửi gắm trong từng nốt nhạc và ca từ đầy lãng mạn“... Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa...”
Đó là một mùa thu “lá vàng từng cánh rơi từng cánh” khiến tác giả “thấy hối tiếc nhiều” vì “thuyền đã sang bờ, đường về không lối”. Trong suốt cuộc đời, Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều nắm giữ vị trí quan trọng trong trái tim người yêu nhạc VN hơn nửa thế kỷ qua. Năm nay, khi Hà Nội tròn 1000 năm tuổi cũng vào mùa thu, giai điệu của Gửi gió cho mây ngàn bay một lần nữa lại vang lên như đem “mùa thu trần gian” năm nào trở về. Khánh Ly, Tuấn Ngọc hay Thu Hà đều là những nghệ sĩ thể thiện ca khúc này thành công.
2. “Thu cô liêu” ( Văn Cao)
Dường như mùa thu có mối duyên nợ kỳ lạ với cố nhạc sĩ Văn Cao. Khi sinh thời, ônh từng tâm sự rằng: “Những kỷ niệm về mùa thu thì có quá nhiều trong cuộc đời, không chỉ mùa thu cách mạng mà còn cả mùa thu tình ái. Mùa thu gợi một cái gì đó về nam nữ, có lẽ là mùa cưới. Mùa cưới của chúng ta cũng lại vào mùa thu. Cái lành lạnh của mùa thu và những chiếc lá thay đổi màu cũng khiến tâm tính con người trở nên khác lạ”.“... Thu cô liêu, tịch liêu
Cô thôn chiều, ta yêu thu, yêu mùa thu
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa thi, một mùa thi
Lá xanh rơi rụng, buồn chi lá vàng...
Mùa thu với những con đường tràn ngập lá vàng rơi.
Là một trong ba tác phẩm viết về thu của cố nhạc sĩ Văn Cao, Thu cô liêu mang giai điệu êm đềm, dịu dàng giống như tâm hồn tươi trẻ của một cô thôn nữ đang khám phá vẻ đẹp của buổi chiều thu. Mùa thu là mùa đem tới những xúc cảm bâng khuâng, khơi gợi tình yêu giữa đôi lứa. Hình ảnh ca sĩ Hồng Nhung duyên dáng cất cao tiếng hát trong trẻo giữa một bãi cỏ lau đu đưa trong gió đã trở nên gắn liền với nhạc phẩm Thu cô liêu trong suốt bao năm qua
3. “Mùa thu cho em” ( Ngô Thụy Miên)
Khi mùa hè với cái nắng gay gắt qua đi, mùa thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường tràn ngập lá vàng rơi và cả khúc yêu thương của những trái tim “vương màu xanh mới”. Đó chính là lời nhắn nhủ mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong ca khúc Mùa thu cho em. Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng những năm 1970 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người nghe rằng mùa thu đã sang rồi.“... Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Mang ái ân, mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé...”
Tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, lại vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. Cô gái trong bài hát đã nhờ vẻ đẹp “má hồng”, “môi em thơm nồng” của mùa thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, đầy ắp yêu thương và hy vọng.
4. “Con thuyền không bến” ( Đặng Thế Phong)
Là một trong số ít ỏi ba ca khúc của nhạc sĩ bạc mệnh Đặng Thế Phong, Con thuyền không bến cho đến nay vẫn được xem là tác phẩm bất hủ nhất của tân nhạc VN. Từng giai điệu tê tái, não nề của ca khúc này đã để lại dấu ấn không thể phai nhòa trong tâm trí người yêu nhạc VN suốt gần 70 năm qua. Con thuyền không bến được Đặng Thế Phong sáng tác dành tặng riêng cho cô Tuyết - người yêu của ông khi đó. Trong một đêm trắng mùa thu trên sông Thương, chàng nhạc sĩ trẻ đã biến nỗi nhớ thương người yêu nơi xa thành một tuyệt phẩm.“... Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...”
Con thuyền không bến là một hình ảnh đậm chất thơ. Thuyền trôi lờ lững trên dòng nước mênh mang trong một đêm thu chớm lạnh cùng “heo may”, “sương lam mờ chân mây”, “ánh trăng mờ chiếu”. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã diễn tả tâm trạng khắc khoải, nhung nhớ của những thanh niên trẻ trong thời chiến. Tình yêu của họ bơ vơ, lạc lõng cũng giống như con thuyền trôi bên con sông mùa thu, không biết đâu là bến bờ. Giọng hát khàn đục đặc trưng của nữ ca sĩ Khánh Ly đã thổi hồn và đem đến sức sống mãnh liệt mãi trường tồn cùng thời gian cho nhạc phẩm Con thuyền không bến
Lâu lắm rồi mới có dịp nghe lại, cảm nhận lại cái chất trữ tình của mùa thu qua những tình khúc bất hủ. Mỗi tác giả, mỗi ca sỹ có một phong cách, một nét hay riêng, nhưng tôi vẫn thích nhất giọng hát Thái Thanh, một chất giọng mượt mà pha chút ma quái, cô liêu... như những mùa thu buồn xa xưa. Đêm vắng mà nghe Thái Thanh thì không còn gì tuyệt vời hơn...
ReplyDeletetôi cũng nghe nhiều ca sỉ hát Buồn tàn thu - nhưng có lẽ ca sỷ Thái Thánh là hay nhất và sau này chỉ có ca sỷ Ánh Tuyết có thể tạm so sánh với TT về bài đó , tuy nhiên muôn đời chất giọng của TT trong luyến láy , rớt chữ , diễn đạt giai điệu mượt mà của Buồn Tàn Thu một cách không còn thể nào tinh tế hơn - nghe TT hát ca khuc này trở nên rét mướt , lạnh lẻo và nổi buồn bất tận cho người phụ nũ VN -
ReplyDeleteCẢM ƠN Nhuỵ đã sưu tầm và sắp xép 14 bài tình ca bất hủ để cho bb nghe - nhưng mình xin có ý kiến cá nhân - hình như 14 bài hát trên nếu gọi là 14 bài tình ca bất tử thì theo mình chưa được hơp lý lắm - ví dụ bài thu CÔ LIẾU , mùa THU RU EM v ..v thì chưa thuyết phục lắm vì VĂN CAO còn bài Thiên Thai xứng đáng hơn , vì bài đó là một trong những tác phẩm âm nhạc của nhân loại được mã hóa để gởi vào VŨ TRỤ trên tinh thần thông điệp HOÀ BÌNH của cơ quan NASA mỷ - CHẮC có lẽ bài viết trên chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tác giả , chứ chưa phải là quan điểm của tổ chức có chuyên môn bình chọn nào cả
ReplyDeleteThiên Thai(Văn Cao)thì đúng là quá tuyệt vời
ReplyDeleteNhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn từng nhận xét về Thiên Thai: "cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca. Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới"
Có điều chủ đề tình khúc của trang này chỉ riêng về mùa thu, mà Thiên Thai thì không phải, nên không đưa vào thôi
ây vậy còn nhiều bài mùa thu lắm bác ạ
ReplyDeleteCa khúc về mùa thu thì có nhiều, chỉ riêng Đoàn Chuẩn đã có trên 10 bài(Lá đổ muôn chiều, Lá thư...), Phạm Duy (Mùa thu chết, Nước mắt mùa thu...), Cung Tiến(Thu vàng), Lam Phương (Thu sầu),Hoàng Trọng (Ngàn thu áo tím), Tùng Giang (Em đã quên mùa thu), Tuấn Khanh (Chiếc lá cuối cùng)...đều là những ca khúc hay.
ReplyDeleteTùy cảm nhận của mỗi người, thật ra không thể đặt vấn đề bài nào hay hơn bài nào, chỉ có thể nói rằng cái chất, cái hồn mùa thu qua 14 tình khúc trên được khắc họa rõ nét hơn, xuyên suốt hơn, con người, tình yêu quyện lẫn cùng không gian thu. Những bài khác mùa thu có khi chỉ là bối cảnh, là cái nền thấp thoáng để khắc họa cho chủ đề tình yêu mà thôi...
Nhà có chuyện : buồn, trời mưa tầm tả : buồn, ghé thăm trang web của bạn được nghe những bản nhạc mình cũng đã từng yêu thích.. thật sướng .. thu tây nguyên không có những con đường vàng lá như thu Hà nội, không chợt mưa chợt nắng như Sài gòn.
ReplyDeleteChỉ thấy giông bão và những ngày mưa không dứt .. thật buồn . Nhụy có biết bài hát hay nào về thu Tây nguyên post lên cho bạn bè nghe với..
Tây nguyên dường như không có mùa thu, không có bài hát nào về mùa thu. Chỉ có những cơn mưa triền miên, những hoài niệm của một thời thơ dại, kỷ niệm ngây ngô của mối tình đầu ... Sao mà nhớ đến nao lòng...
ReplyDeleteThu Hà nội trời se lạnh,nghe Buồn tàn thu thấy lòng nao nao.
ReplyDeleteCảnh Tây nguyên thật đẹp,hy vọng sẽ có dịp đến thăm dòng sông Đắk Bla hiền hòa quê hương bạn.