Vai trò của các giáo sĩ trong công cuộc phát kiến miền Kon Tum- Hồ Thành Tâm
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁO SĨ
TRONG CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN MIỀN KON TUM
Lời giới thiệu:
Quí vị và các bạn thân mến,
Sau khi bài viết: THÀNH PHỐ KON TUM CẦN CÓ MỘT CON ĐƯỜNG MANG TÊN "NGUYỄN DO" được đăng trên các trang mạng Giáo phận Kontum; Giáo phận Qui Nhơn; Đồng hương Kontum và nhiều trang khác...; và cũng đã được gởi đến cơ quan báo đài ở Kontum- đã nhận được sự đồng cảm đồng tình của hầu hết các thành phần dân chúng Kontum về một vấn đề lịch sử gắn với đạo lý dân tộc, nhân Kontum kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (1913-2013).
Mới đây thông qua một người bạn, tôi có nhận được bài viết "Vai trò của các giáo sĩ trong công cuộc phát kiến miền Kon Tum" của Thạc sĩ Hồ Thành Tâm, từ Đại học Quốc gia Hà Nội (được biết ThS. Hồ Thành Tâm hiện là giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội). Như vậy, vấn đề đã được giới sử học quan tâm. Đây thật sự là một tín hiệu mừng!
Nhận thấy bài viết có tính chuyên môn và khách quan, với sự nhiệt tình và trách nhiệm...Chắc chắn xuất phát từ tình yêu của tác giả đối với đất nước Việt Nam nói chung, và với quê hương Kontum nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả
VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁO SĨ
TRONG CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN MIỀN KON TUM
Đã tròn một thế kỷ, từ khi tỉnh Kon Tum được thành lập. So với các địa phương khác, Kon Tum vẫn là một “vùng đất trẻ” trên khu vực Tây Nguyên. Có lẽ vì thế, nên mặc dù hiện tại Kon Tum vẫn chưa đuổi kịp nhiều địa phương khác về trình độ phát triển, nhưng sức trẻ của vùng đất giàu tiềm năng này – cả tự nhiên lẫn nhân văn – vẫn ẩn chứa những động lượng to lớn, đợi khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết – cả chính sách lẫn con người – sẽ bừng lên như núi rừng sau mưa để bắt kịp các thành viên khác trong đại gia đình 63 tỉnh thành cả nước.
Năm 2013, tỉnh Kon Tum hân hoan đón chào một mùa xuân mới, với những hoạt động trọng thể chào mừng thành phố thân yêu tròn trăm tuổi, niềm tự hào riêng của cộng đồng các dân tộc anh em vùng cực bắc Tây Nguyên. Trong thành quả trăm năm ấy, càng trân trọng công lao của các thế hệ “khai sơn phá thạch”, các bậc tiền bối đã đặt những nhát cuốc đầu tiên cày xới vùng Kon Tum trở nên màu mỡ hôm nay. Đó là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo, những người đầu tiên đã “loan báo Tin mừng” trên vùng đất cao nguyên hồi nửa cuối thế kỷ XIX.
1. Phát kiến Kon Tum – công lao đầu tiên của các giáo sĩ.
Cho đến thế kỷ XIX, vùng Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng vẫn còn khá “bí hiểm” trong nhận thức của người đương thời [1]. Mặc dù các khối cư dân ở đây từ rất sớm đã thiết lập những mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực xung quanh (Champa, Ai Lao, Đại Việt), thế nhưng, ngoài một vài ghi chép ít ỏi có thể tìm thấy trong các bộ sử (Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí…), người ta hầu như không biết gì thêm về diễn trình lịch sử, văn hóa… của vùng đất này. Tây Nguyên, như vậy, gần như đứng bên lề của lịch sử – một “châu Mỹ tiền Colomb” [2]!
Kể từ phần tư thứ hai của thế kỷ XIX, chính sách triều Nguyễn đối với công cuộc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây dần trở nên siết chặt hơn. Thay vì giữ một thái độ ôn hòa như Gia Long, các vị vua về sau, đặc biệt là Thiệu Trị và Tự Đức, đã ban hành nhiều chỉ dụ để hạn chế, cấm đoán và đàn áp các giáo sĩ người Pháp, kẻ mà các ông xem là phục vụ âm mưu xâm lược của Tây phương nấp sau tấm áo choàng nhà dòng, và cả các giáo dân người Việt. Kế đó, khi phong trào Cần Vương (1885-1897) bùng nổ, các giáo sĩ cũng bị đặt vào tầm ngắm của các thủ lĩnh nghĩa quân. Công cuộc truyền giáo không những bị thách thức ghê gớm mà chính bản thân các giáo sĩ cũng bị đe dọa tính mạng. Chính điều này buộc các giáo sĩ, trong khi tìm cách bảo toàn mạng sống, đồng thời nhằm duy trì và phát triển công cuộc truyền giáo, phải tìm nơi tạm lánh sự truy nã của triều đình. Tây Nguyên được nghĩ đến, như một nơi lý tưởng cho các mục đích trên.
Các nỗ lực đầu tiên nhằm mở đường lên miền Thượng diễn ra từ năm 1842 do hai vị thừa sai tiên phong là Miche và Duclos theo ngả đường Phú Yên, nhưng bất thành [3]. Một số cuộc thăm dò từ Quảng Ngãi và Quảng Nam cũng chịu chung số phận. Những lái buôn người Kinh thường xuyên lui tới các làng Thượng để trao đổi hàng hóa chính là mối nguy hiểm đối với các vị thừa sai. Pháp luật nhà Nguyễn trong khi đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với sự giao thương giữa người Kinh với người Thượng, thì cũng khép vào tội chết những giáo sĩ tìm cách xâm nhập lên Tây Nguyên, như trường hợp hai vị Miche và Duclos kể trên [4]. Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XIX, cánh cửa Tây Nguyên vẫn chưa được mở.
Phải đến 6 năm sau, 1848, khi vị tu sĩ người “An nam” Nguyễn Do (Thầy Sáu Do) tốt nghiệp khóa đào tạo tôn giáo tại Pinang về gặp giám mục Cuénot tại Gò Thị (Quy Nhơn) thì cánh cửa này mới mở ra. Trong vai đầy tớ cho một người lái buôn tên Quyền, vị Phó tế Nguyễn Do đã khai thông con đường từ An Sơn (An Khê) lên xứ Thượng và trở thành người Kinh đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Kon Tum vào năm 1851.
Ở đây, chúng tôi muốn làm rõ thêm đôi nét về hoạt động và hành trình của Nguyễn Do từ 1848 đến 1851.
Thứ nhất, Thầy Sáu Do gia nhập vào đoàn tùy tùng của ông Quyền vào thời điểm nào và làm những chuyến buôn bán ở xứ Thượng vào lúc nào? Chúng ta đều biết khí hậu Tây Nguyên chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa (khoảng tháng 5-10) và mùa khô (tháng 11-4) [5]. Hoạt động đi lại trao đổi buôn bán của các thương nhân người Kinh tại xứ Thượng do vậy cũng tuân theo nhịp điệu thời tiết. Hồi ký của linh mục P. Dourisboure cho ta biết “đầy tớ” Do xin vào giúp việc cho ông Quyền vào năm 1848 để rồi “sau một thời gian ngắn”, hài lòng với những biểu hiện của người giúp việc mới, vị lái buôn này đã “thăng bậc” cho Do làm đầu bếp. Trong vai trò đầu bếp, “đến kỳ trao đổi hàng hóa với các bộ lạc Thượng, Thầy Sáu Do, vai mang gùi chứa đựng nồi niêu chén bát, tháp tùng theo ông chủ lái buôn của mình, từ làng nầy đến làng khác” [6]. Như vậy, chuyến buôn bán đầu tiên của ông Quyền lên xứ Thượng kể từ khi có Nguyễn Do là đầu mùa khô năm 1849, nghĩa là Nguyễn Do đã xin vào làm công cho ông Quyền từ khoảng cuối mùa mưa 1848.
Sau 6 tháng trong vai đầu bếp ấy, Thầy Sáu Do đã nắm vững địa hình, đường đi lối lại trên miền Thượng và học được một ít tiếng Bahnar, bèn trở về báo cáo với Giám mục Cuénot ở Gò Thị để xúc tiến công việc. Được sự tán thành của Cuénot, Thầy Sáu Do đã cùng cha Combes quay lại xứ Thượng vào đầu mùa mưa 1849. Đây là thời điểm thích hợp bởi lúc này mùa buôn bán với miền Thượng đã kết thúc, các giáo sĩ có thể tránh bị các thương nhân phát hiện – điều đã khiến hai vị thừa sai Miche và Duclos gặp nạn trước đó. Tuy nhiên, lần này đoàn chưa lường hết được những khó khăn ghê gớm do mùa mưa Tây Nguyên gây ra nên buộc phải quay về giữa chừng, đợi thời cơ khác [7].
Thứ hai, địa điểm xa nhất mà Thầy Sáu Do, trong vai đầu bếp, đã đặt chân đến là nơi nào? Theo mô tả của Dourisboure, các đoàn thương lái người Kinh, sau khi đóng thuế môn bài, được tự do đi lại giữa các làng Thượng trên Tây Nguyên để trao đổi hàng hóa, trừ việc định cư tại đây [8]. Tuy thế, vẫn còn những khu vực quá xa mà các đoàn buôn chưa đặt chân đến, kể cả anh đầu bếp Do. Làng Kon Phar chính là cột mốc của khu vực đó [9]. Kon Phar cách Kon Kơlang một ngày đường đi bộ [10]. Kon Kơlang, theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân, nay thuộc xã Hà Tây, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai [11]. Như vậy, có thể chỉ ra một cách tương đối, vị trí xa nhất thầy Sáu Do đến được trong vai đầu bếp là vùng núi Hàm Rồng, hay vùng phía nam huyện Đak Đoa hiện nay.
TRONG CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN MIỀN KON TUM
Lời giới thiệu:
Quí vị và các bạn thân mến,
Sau khi bài viết: THÀNH PHỐ KON TUM CẦN CÓ MỘT CON ĐƯỜNG MANG TÊN "NGUYỄN DO" được đăng trên các trang mạng Giáo phận Kontum; Giáo phận Qui Nhơn; Đồng hương Kontum và nhiều trang khác...; và cũng đã được gởi đến cơ quan báo đài ở Kontum- đã nhận được sự đồng cảm đồng tình của hầu hết các thành phần dân chúng Kontum về một vấn đề lịch sử gắn với đạo lý dân tộc, nhân Kontum kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (1913-2013).
Mới đây thông qua một người bạn, tôi có nhận được bài viết "Vai trò của các giáo sĩ trong công cuộc phát kiến miền Kon Tum" của Thạc sĩ Hồ Thành Tâm, từ Đại học Quốc gia Hà Nội (được biết ThS. Hồ Thành Tâm hiện là giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội). Như vậy, vấn đề đã được giới sử học quan tâm. Đây thật sự là một tín hiệu mừng!
Nhận thấy bài viết có tính chuyên môn và khách quan, với sự nhiệt tình và trách nhiệm...Chắc chắn xuất phát từ tình yêu của tác giả đối với đất nước Việt Nam nói chung, và với quê hương Kontum nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả
(Lê Minh Sơn _ blog: Kon Tum Quê hương tôi)
----------------------------------------------------------------VAI TRÒ CỦA CÁC GIÁO SĨ
TRONG CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN MIỀN KON TUM
(ThS. Hồ Thành Tâm - Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đã tròn một thế kỷ, từ khi tỉnh Kon Tum được thành lập. So với các địa phương khác, Kon Tum vẫn là một “vùng đất trẻ” trên khu vực Tây Nguyên. Có lẽ vì thế, nên mặc dù hiện tại Kon Tum vẫn chưa đuổi kịp nhiều địa phương khác về trình độ phát triển, nhưng sức trẻ của vùng đất giàu tiềm năng này – cả tự nhiên lẫn nhân văn – vẫn ẩn chứa những động lượng to lớn, đợi khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết – cả chính sách lẫn con người – sẽ bừng lên như núi rừng sau mưa để bắt kịp các thành viên khác trong đại gia đình 63 tỉnh thành cả nước.
Năm 2013, tỉnh Kon Tum hân hoan đón chào một mùa xuân mới, với những hoạt động trọng thể chào mừng thành phố thân yêu tròn trăm tuổi, niềm tự hào riêng của cộng đồng các dân tộc anh em vùng cực bắc Tây Nguyên. Trong thành quả trăm năm ấy, càng trân trọng công lao của các thế hệ “khai sơn phá thạch”, các bậc tiền bối đã đặt những nhát cuốc đầu tiên cày xới vùng Kon Tum trở nên màu mỡ hôm nay. Đó là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo, những người đầu tiên đã “loan báo Tin mừng” trên vùng đất cao nguyên hồi nửa cuối thế kỷ XIX.
1. Phát kiến Kon Tum – công lao đầu tiên của các giáo sĩ.
Cho đến thế kỷ XIX, vùng Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng vẫn còn khá “bí hiểm” trong nhận thức của người đương thời [1]. Mặc dù các khối cư dân ở đây từ rất sớm đã thiết lập những mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực xung quanh (Champa, Ai Lao, Đại Việt), thế nhưng, ngoài một vài ghi chép ít ỏi có thể tìm thấy trong các bộ sử (Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí…), người ta hầu như không biết gì thêm về diễn trình lịch sử, văn hóa… của vùng đất này. Tây Nguyên, như vậy, gần như đứng bên lề của lịch sử – một “châu Mỹ tiền Colomb” [2]!
Kể từ phần tư thứ hai của thế kỷ XIX, chính sách triều Nguyễn đối với công cuộc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây dần trở nên siết chặt hơn. Thay vì giữ một thái độ ôn hòa như Gia Long, các vị vua về sau, đặc biệt là Thiệu Trị và Tự Đức, đã ban hành nhiều chỉ dụ để hạn chế, cấm đoán và đàn áp các giáo sĩ người Pháp, kẻ mà các ông xem là phục vụ âm mưu xâm lược của Tây phương nấp sau tấm áo choàng nhà dòng, và cả các giáo dân người Việt. Kế đó, khi phong trào Cần Vương (1885-1897) bùng nổ, các giáo sĩ cũng bị đặt vào tầm ngắm của các thủ lĩnh nghĩa quân. Công cuộc truyền giáo không những bị thách thức ghê gớm mà chính bản thân các giáo sĩ cũng bị đe dọa tính mạng. Chính điều này buộc các giáo sĩ, trong khi tìm cách bảo toàn mạng sống, đồng thời nhằm duy trì và phát triển công cuộc truyền giáo, phải tìm nơi tạm lánh sự truy nã của triều đình. Tây Nguyên được nghĩ đến, như một nơi lý tưởng cho các mục đích trên.
Các nỗ lực đầu tiên nhằm mở đường lên miền Thượng diễn ra từ năm 1842 do hai vị thừa sai tiên phong là Miche và Duclos theo ngả đường Phú Yên, nhưng bất thành [3]. Một số cuộc thăm dò từ Quảng Ngãi và Quảng Nam cũng chịu chung số phận. Những lái buôn người Kinh thường xuyên lui tới các làng Thượng để trao đổi hàng hóa chính là mối nguy hiểm đối với các vị thừa sai. Pháp luật nhà Nguyễn trong khi đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với sự giao thương giữa người Kinh với người Thượng, thì cũng khép vào tội chết những giáo sĩ tìm cách xâm nhập lên Tây Nguyên, như trường hợp hai vị Miche và Duclos kể trên [4]. Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XIX, cánh cửa Tây Nguyên vẫn chưa được mở.
Phải đến 6 năm sau, 1848, khi vị tu sĩ người “An nam” Nguyễn Do (Thầy Sáu Do) tốt nghiệp khóa đào tạo tôn giáo tại Pinang về gặp giám mục Cuénot tại Gò Thị (Quy Nhơn) thì cánh cửa này mới mở ra. Trong vai đầy tớ cho một người lái buôn tên Quyền, vị Phó tế Nguyễn Do đã khai thông con đường từ An Sơn (An Khê) lên xứ Thượng và trở thành người Kinh đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Kon Tum vào năm 1851.
Ở đây, chúng tôi muốn làm rõ thêm đôi nét về hoạt động và hành trình của Nguyễn Do từ 1848 đến 1851.
Thứ nhất, Thầy Sáu Do gia nhập vào đoàn tùy tùng của ông Quyền vào thời điểm nào và làm những chuyến buôn bán ở xứ Thượng vào lúc nào? Chúng ta đều biết khí hậu Tây Nguyên chia ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa (khoảng tháng 5-10) và mùa khô (tháng 11-4) [5]. Hoạt động đi lại trao đổi buôn bán của các thương nhân người Kinh tại xứ Thượng do vậy cũng tuân theo nhịp điệu thời tiết. Hồi ký của linh mục P. Dourisboure cho ta biết “đầy tớ” Do xin vào giúp việc cho ông Quyền vào năm 1848 để rồi “sau một thời gian ngắn”, hài lòng với những biểu hiện của người giúp việc mới, vị lái buôn này đã “thăng bậc” cho Do làm đầu bếp. Trong vai trò đầu bếp, “đến kỳ trao đổi hàng hóa với các bộ lạc Thượng, Thầy Sáu Do, vai mang gùi chứa đựng nồi niêu chén bát, tháp tùng theo ông chủ lái buôn của mình, từ làng nầy đến làng khác” [6]. Như vậy, chuyến buôn bán đầu tiên của ông Quyền lên xứ Thượng kể từ khi có Nguyễn Do là đầu mùa khô năm 1849, nghĩa là Nguyễn Do đã xin vào làm công cho ông Quyền từ khoảng cuối mùa mưa 1848.
Sau 6 tháng trong vai đầu bếp ấy, Thầy Sáu Do đã nắm vững địa hình, đường đi lối lại trên miền Thượng và học được một ít tiếng Bahnar, bèn trở về báo cáo với Giám mục Cuénot ở Gò Thị để xúc tiến công việc. Được sự tán thành của Cuénot, Thầy Sáu Do đã cùng cha Combes quay lại xứ Thượng vào đầu mùa mưa 1849. Đây là thời điểm thích hợp bởi lúc này mùa buôn bán với miền Thượng đã kết thúc, các giáo sĩ có thể tránh bị các thương nhân phát hiện – điều đã khiến hai vị thừa sai Miche và Duclos gặp nạn trước đó. Tuy nhiên, lần này đoàn chưa lường hết được những khó khăn ghê gớm do mùa mưa Tây Nguyên gây ra nên buộc phải quay về giữa chừng, đợi thời cơ khác [7].
Thứ hai, địa điểm xa nhất mà Thầy Sáu Do, trong vai đầu bếp, đã đặt chân đến là nơi nào? Theo mô tả của Dourisboure, các đoàn thương lái người Kinh, sau khi đóng thuế môn bài, được tự do đi lại giữa các làng Thượng trên Tây Nguyên để trao đổi hàng hóa, trừ việc định cư tại đây [8]. Tuy thế, vẫn còn những khu vực quá xa mà các đoàn buôn chưa đặt chân đến, kể cả anh đầu bếp Do. Làng Kon Phar chính là cột mốc của khu vực đó [9]. Kon Phar cách Kon Kơlang một ngày đường đi bộ [10]. Kon Kơlang, theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân, nay thuộc xã Hà Tây, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai [11]. Như vậy, có thể chỉ ra một cách tương đối, vị trí xa nhất thầy Sáu Do đến được trong vai đầu bếp là vùng núi Hàm Rồng, hay vùng phía nam huyện Đak Đoa hiện nay.
Hoan nghênh Phố núi & Bạn bè tiếp tục về chủ đề này!
ReplyDeleteLịch sử cần sòng phẳng và ghi công những giáo sĩ tiên phong.
Kon Tum bây giờ có đặt tên đường cho ai chưa nhỉ?
@Anh Trần Hùng: vẫn chưa có gì Anh ạ. Trước đây bài viết: THÀNH PHỐ KON TUM CẦN CÓ MỘT CON ĐƯỜNG MANG TÊN "NGUYỄN DO" khi gởi đến đài PTTH Kontum đã không được phát-vì theo ý kiến của lãnh đạo: có yếu tố "nhạy cảm" ???
ReplyDeleteTiên sư chúng - đồ vô ơn - cái éo gì cũng nhạy cổm!
ReplyDeleteCái gì ra cái đó chứ, hắc hơi sổ mũi hoài thì Kon chỉ mãi là Tum.