Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

KONTUM- Thủy điện bức tử sông Đắk Bla- ST

KONTUM- Thủy điện bức tử sông Đắk Bla

    LD:  Bài viết này đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 03.04.2013 (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/541019/thuy-dien-buc-tu-song-dak-bla.html), mới tình cờ đọc được, để rồi vô cùng bức xúc, phải kềm chế lắm mới không trở thành Chí Phèo ...

   Các nhà khoa học đang rất lo lắng khi thủy điện thượng Kon Tum tích nước và chuyển dòng xong thì hạ lưu sông Đắk Snghé cũng như sông Đắk Bla (tỉnh Kon Tum) chỉ còn là những vết tích của dĩ vãng...

Sơ đồ đập trên sông Đắk Snghé sang sông Trà Khúc khiến sông Đắk Bla cạn kiệt -
Đồ họa: Như Khanh

     Thủy điện thượng Kon Tum do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư đang thi công đập ngăn sông Đắk Snghé ở khu vực thượng nguồn. Đây là nhánh sông chính nằm trọn trong cao nguyên Kon Tum, chảy từ độ cao hơn 1.700m về phía hạ lưu, cung cấp nguồn nước cho huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum. Nhìn trên bản đồ, từ vị trí xây đập của thủy điện ngăn sông Đắk Snghé đến đoạn hợp lưu với sông Đắk Pone (thị trấn Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy) trải dài 35-40km. Hai nhánh sông này hợp thành sông Đắk Bla chảy qua TP Kon Tum. Hoạt động của thủy điện thượng Kon Tum đang có nguy cơ biến sông Đắk Bla trở thành một con sông chết.

Chuyển dòng

     Đập ngăn sông Đắk Snghé phục vụ cho thủy điện thượng Kon Tum hoàn thành sẽ tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ, có thể trữ đến 145 triệu m3 nước. Khi tích nước đạt đến mực nước dâng bình thường, diện tích mặt hồ trải rộng khoảng 7km2. Khác với nhiều thủy điện khác, thủy điện thượng Kon Tum được thiết kế theo kiểu không trả nước về chính con sông cung cấp nguồn cho nó (sông Đắk Snghé), toàn bộ lượng nước được đổ hết về lưu vực sông Trà Khúc thuộc Quảng Ngãi. Để làm điều này, dự án đang khoét núi xây một đường hầm dài khoảng 17km để dẫn nước đến nơi phát điện. Lòng hầm rộng mênh mông, những chiếc xe ben, xe ủi... chui ra chui vào thoải mái. Theo tính toán, cứ trong một giây sẽ có gần 30m3 nước chảy qua nhà máy (tức khoảng 108.000m3 trong một giờ) để chạy hai tổ máy phát điện công suất 220MW.

     Việc không trả nước cho sông Đắk Snghé là điều gây lo ngại ngay khi thủy điện thượng Kon Tum còn đang trong giai đoạn xây dựng. Câu hỏi đặt ra là rồi đây khu vực đoạn hạ lưu sông Đắk Snghé sẽ ra sao? Sông Đắk Snghé là nơi cung cấp 60% lượng nước cho sông Đắk Bla, sông Đắk Snghé cạn kiệt đồng nghĩa với việc sông Đắk Bla cũng sẽ mất nhiều nước.

     Nói về việc chuyển nước này, ông Nguyễn Thanh Cao - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum (nguyên bí thư tỉnh ủy) - cho biết lúc tiến hành xem xét dự án, có nêu ra phương án trả nước về hạ lưu sông Đắk Snghé sau khi phát điện, nhưng theo phương án này thì công suất phát điện sẽ thấp nên không được chọn. Thay vào đó, phương án xây hầm, chuyển nước về sông Trà Khúc mới có thể nâng công suất phát điện do chênh lệch độ cao giữa khu vực hồ chứa và khu vực xả nước sau nhà máy thủy điện thượng Kon Tum gần 1.000m.

Một nửa lượng nước bị mất

     Khi phối hợp nghiên cứu bước đầu về tác động của thủy điện thượng Kon Tum, cả Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, Viện Tư vấn phát triển (CODE, một đơn vị nghiên cứu độc lập) đều đưa ra các đánh giá về những tác động bất lợi đối với khả năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cho khu vực hạ lưu... Với thiết kế của nhà máy thủy điện thượng Kon Tum, lượng nước sử dụng phát điện xấp xỉ 30m3/giây, gần gấp đôi lượng nước trung bình năm và gần gấp ba lần lượng nước trung bình nhỏ nhất vào mùa kiệt ở sông Đắk Snghé, dẫn đến khúc sông dài 30-35km về phía hạ lưu của sông này sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.

     Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khẳng định sau đập trên sông Đắk Snghé có một con suối nhỏ đổ vào sông, bổ sung nguồn nước cho sông nên vẫn đảm bảo đủ nước cho khu vực. Nhưng các nhà khoa học của CODE lại cho rằng thực tế con suối thường bị cạn kiệt vào mùa khô, nếu có nước cũng sẽ bị thẩm thấu và bốc hơi gần hết do không còn dòng chảy từ thượng nguồn. CODE vẫn khẳng định thủy điện thượng Kon Tum tích nước và chuyển dòng với quy mô như thiết kế thì khu vực hạ lưu sẽ đứng trước nguy cơ gây cạn kiệt dòng chảy vào mùa khô, tác động trực tiếp đến hai huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum.

     Đáng lo nhất là đối với thành phố Kon Tum. Ông Nguyễn Thanh Cao cho biết qua các tính toán cho thấy khi thủy điện tích nước, lượng nước của sông Đắk Bla chảy qua thành phố sẽ mất khoảng 50-60%. Nguồn nước duy nhất cho TP Kon Tum là sông Đắk Bla, với dự báo lượng nước sẽ mất hơn một nửa khi hồ thủy điện tích nước thì sẽ khó lòng nâng công suất cấp nước cho TP. Ngay như bây giờ - thủy điện chưa tích nước, có lúc thành phố Kon Tum đã gặp khó khăn về nguồn nước cấp cho nhà máy nước sinh hoạt vào mùa khô.

     Theo ông Lương Công Lũy - trưởng ban quản lý dự án thủy điện VSH (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) - thủy điện thượng Kon Tum được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt trả nước về sông Đắk Snghé sau khi đắp đập tích nước là 0,9m3/giây. Công ty thiết kế van xả 3m3/giây, nhưng xả bao nhiêu thì phải chờ các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum quyết định. Cho dù xả nước về sông Đắk Snghé với mức cao nhất là 3m3/giây, các nhà khoa học vẫn cho rằng mức này còn quá thấp so với vốn liếng của con sông này ở hiện tại.
( QUỐC THANH - THÁI BÁ DŨNG- ST sưu tầm )

Lạm bàn:

     1.Trên hệ thống sông ĐăkBla và Sê San có một loạt nhà máy thủy điện theo bậc thang ( Ya Ly, Sê san 3, 3A, Sê san 4, 4A,...) đều dùng chung nguồn nước sông Đăk Bla. Nếu thủy điện thượng Kon Tum lấy mất 50% nguồn nước thì tổng sản lượng điện ở các nhà máy trên bị mất có khi còn nhiều lần hơn sản lượng do thủy điện thượng Kon Tum tạo ra. Không biết người ta có tính toán đến điều đó không?

     2.Không một con sông nào  khi chặn dòng không ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, huống chi là chuyển cả nguồn nước đi nơi khác. Vài năm gần đây- nhất làvào mùa khô, chưa có cái thủy điện "bức tử" nói trên thì sông Đăk Bla và các dòng suối ở Kon Tum cũng đã cạn kiệt bất thường, ai nấy đều thấy rỏ. Hết tàn phá rừng, khai hoang bừa bãi... đến xây dựng thủy điện vô tội vạ, cuối cùng thì môi trường thiên nhiên và người dân- các thế hệ con cháu là lãnh đủ hậu quả!


     3. Đọc xong bài báo có thể nhận ra ngay rằng lãnh đạo tỉnh Kon Tum không phải không biết, nhưng không hề có động thái quyết liệt để ngăn chặn dự án này. Phải chăng vì tư duy nhận thức và trình độ khoa học có hạn, hay vì các dự án lớn nói chung đều có phí bôi trơn trong quá trình thực hiện? 

       Những vấn đề nêu ra dường như không có lời giải...

Các bài viết liên quan:

-Sông Ba đòi thủy điện trả nước
-Hệ lụy từ thủy điện Thượng Kon Tum: Mất rừng, cạn suối
-Lo ngại thủy điện Thượng Kon Tum
-Làng... chơi ngông, dân đi xe hơi ở Kon Tum
-Thủy điện Thượng Kon Tum làm ngược quy trình
-Thủy điện Thượng Kon Tum chẳng tính đến quy hoạch rừng
-Nỗi lo thủy điện miền Trung - Tây Nguyên. Bài 1: Sông khô, người khát
-Thủy điện Tây Nguyên và hệ lụy - Bài 2: Sông khô, dân khát
-Lại kêu cứu vì thủy điện
-Ai tiếp tay cho thủy điện “giết” sông?

--------------------------------------------------------------------------------

COMMENTS G+/FB:

22 Comments:
  1. người KT10/4/13

    Thật không thể hiểu nổi các nhà lãnh đạo KT suy nghĩ kiểu gì nữa, tài nguyên rừng thì phá sạch trụi, cổ thụ hàng trăm năm không biết giữ, giờ lại đi bức tử sông Đăk Bla,... Cứ đà này KT rồi sẽ ra sao?

    ReplyDelete
  2. Minh Nguyễn Đình10/4/13

    Đọc xong - thấy giật mình ! nếu một ngày nào đó mà dòng sông Đăkbla bị bức tử , thì CS của mình và của tất cả người dân quê mình sẽ ra sao đây ? quả thật người dân mình quá hiền và quá thờ ơ trước những vấn đề lớn của xã hội , cũng tại thông tin bị bưng bít , lợi nhuận làm ra từ thủy điện chắc là khủng . Nên chi họ bất chấp tất cả , đất nước này đang vắt cạn tài nguyên của tổ tiên ông bà để lại . Không biết sau này con cháu mình sẽ sống ra sao đây ????

    ReplyDelete
  3. Yohurt Le10/4/13

    Vi tien vi loi nhuan nguoi ta co the huy hoai moi truong song bat chap ta ca de di den dich cuoi cung la tien vo tui cang nhieu cang tot. Bo tay.

    ReplyDelete
  4. Anonymous10/4/13

    Lãnh đạo Kontum có được người nào là dân Kontum đâu? Nên chỉ giỏi tranh nhau quyền chức, kiếm chác, sống chết mặc bay...Mai mốt đầy túi về hưu rồi biến

    ReplyDelete
  5. Nguyen Anh10/4/13

    Dòng sông Đăkbla là nơi ghi dấu của tuổi thơ bọn mình,là một cảnh quan đẹp của thành phố,làm sao để cứu Sông đây?

    ReplyDelete
  6. Nguyen Bich Lan10/4/13

    Thủy điện ,! Lợi nhuận về sau này nhiều hay ít chúng ta chưa biết được , ,,, nhưng trước mắt lợi nhuận khủng nằm ở nhà đầu tư , dự án hủy điện khi làm dự toán được phóng lên gấp 2 hoặc 3 lần so với thực tế , ví dụ 1 M trong thực thế tốn kém khoảng 1 tỷ thì trong dự toán được làm thành 2tỷ , Ngân hàng cho vay 70% = 1,4 với lãi xuất rất ưu đãi ,,,,nhu vậy trước mắt dù nhân hàng có giải Ngân theo tiến độ thực hiện công trình thì nhà đầu tư vẫn bỏ túi chênh lệch một số tiền lớn ..vì vậy cho nên nhà đầu tư phải bất chấp tất cả để được chấp nhận và để được chấp nhận thì khoản phí Bôi Trơn cũng không phải nhỏ,,,,và khi phí bôi trơn không nhỏ thì bây giờ đến có biết hậu quả Mai sau có xấu như thế nào cũng ( há miệng mắt quai ) cho nên Lảnh đạo từ Trung ương đến địa phương,,,, ai cũng làm ngơ để cho con cháu chúng ta nhận lảnh hậu quả ,,,,,,,ôi viêtnam ,,,ôi Kon tum ,,dakbla ,,,thương yêu của tôi ,,,

    ReplyDelete
  7. Dân làng Hồ10/4/13

    KÍNH GỞI CÁC VỊ LÃNH ĐẠO TỈNH KON TUM:
    Bài học một số thủy điện đưa nước từ sông này sang sông khác như thủy điện Đăk Mi 4 chuyển nước từ sông Đăk Mi (nhánh của sông Vu Gia) sang sông Thu Bồn đã làm phát sinh tranh chấp nguồn nước căng thẳng giữa Đà nẵng và Quãng Nam; Lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Gia Lai đang phản ứng gay gắt đòi thủy điện An Khê - Ka Nak phải ngưng chuyển nước từ sông Ba sang sông Côn vì sông Ba đã khô kiệt giữa mùa mưa....chưa đủ để các vị lãnh đạo Kon Tum sáng mắt hay sao? Các vị có biết không? Hay biết mà làm ngơ vì tư lợi, vì đầu óc cục bộ địa phương?. Tôi đặt ra vấn đề này vì chắc chắn các vị toàn là dân gốc Bình Định, Quãng ngãi hay tự đâu đâu, có phải dân gốc Kon Tum đâu mà thật lòng gắn bó, thiết tha sống chết với Kon Tum? Dù sao thì mãnh đất này cũng là nơi cưu mang các vị, các vị đừng vô tình vô nghĩa quá.

    ReplyDelete
  8. Anonymous10/4/13

    Nếu tôi không lầm thì báo chí đã nói nhiều về hậu quả do chuyển dòng của cái thủy điện DawkMi và An Khê-Kanat. Đề nghị PN&BB sưu taapk thêm một số tài liệu liên quan để bạn đọc tham khảo

    ReplyDelete
  9. Minh Nguyễn Đình10/4/13

    chị Bích lan nhận xét quá ư là đúng ! tương lai đen tối còn hơn là cái tiền đồ của chị Dậu ha bà con ????????

    ReplyDelete
  10. Anonymous11/4/13

    Các cấp lãnh đạo luôn hô khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", vậy cái vụ này người dân KT có biết không?

    ReplyDelete
  11. Milo Bao Nghi11/4/13

    “Mặc dù dự án đã được Bộ TNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng trước nguy cơ khô cạn sông Đăk Snghé, UBND tỉnh đã thuê các đơn vị độc lập đánh giá lại tác động đến môi trường, dân sinh ở hạ du. Từ đó, tỉnh đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư thiết kế bổ sung ống xả để trả lại một ít nước cho sông Đăk Snghé”.

    Đọc đoạn "trả lại 1 ít nước" sao mà mỉa mai & ngu dốt quá!

    ReplyDelete
  12. Lê Minh Sơn11/4/13

    Đây là dự án thủy điện lớn nhất Kon Tum, có 2 tổ máy với tổng công suất 220 MW. Ngoài việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, công trình này còn bổ sung nguồn nước cho công trình đại thủy nông Thạch Nham (tỉnh Quảng Ngãi)". Tại sao nước sông Đăk Bla ngày càng cạn kiệt mà lại đem nước đầu nguồn bổ sung cho công trình đại thủy nông Thạch Nham (tỉnh Quảng Ngãi)???!!!Chẳng lẽ mấy vị có trách nhiệm ở KT hiện nay đều là người QNG hết hay sao???!!!

    ReplyDelete
  13. Anonymous12/4/13

    làm cái quái j vậy trời

    ReplyDelete
  14. Anonymous12/4/13

    Tóm lại là hết cái ngu này đến cái ngu khác, càng ngày càng ngu nặng

    ReplyDelete
  15. @ Nặc danh: không ngu như bạn tưởng đâu, họ biết cả đấy, nhưng mà...

    ReplyDelete
  16. Anonymous14/4/13

    Nguoi dan da thieu cai an,nay lai thieu nuoc uong , dan se song ra sao ?? Cung duong thi at co ngay ........ nhat la dan toc.

    ReplyDelete
  17. Anonymous14/4/13

    thằng PTH phó chủ tịch UBND tp Kon Tum, nó bán đứng bờ kè sông ĐắkBla, nay bán đứng dòng sông ĐăkBla là chuyện bình thường, nó có 30ha đất trồng cao su, nó có trang trại nuôi hươu, nai, đà điểu ở xã Đắkcấm, nó cướp vợ ng` khác, vợ nó ko bằng cấp mà làm ở ngân hàng NN tình KT để hưởng lương từ tiền thuế của dân.Cán bộ ở KT ai mà ko biết

    ReplyDelete
  18. Bạn nặc danh 19:56 14/04/2013 nhầm to rồi, cái vụ thủy điện này thì TP KonTum không liên quan, cũng không đủ thẩm quyền quyết định đâu.

    ReplyDelete
  19. Anonymous19/4/13

    lanh dao KT ngu bo me , tui lam viec voi may ong lanh dao do roi noi ko het duoc

    ReplyDelete
  20. Anonymous23/4/13

    Đối với những người không biết suy nghĩ thì đúng là tào lao thật

    ReplyDelete

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian