Nhớ Phạm Đình Chương- Phan Lạc Phúc (ST)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NHỚ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi, tản cư vào Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ..
Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. Bài dưới đây của nhà bỉnh bút Phan Lạc Phúc, hay Ký giả Lô Răng, một bạn học của nhạc sĩ từ Trường Bưởi, được viết ngay sau khi có tin buồn.
-Phan Lạc Phúc-
Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi, tản cư vào Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ..
Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. Bài dưới đây của nhà bỉnh bút Phan Lạc Phúc, hay Ký giả Lô Răng, một bạn học của nhạc sĩ từ Trường Bưởi, được viết ngay sau khi có tin buồn.
Hoài Trung, Thái Thanh, Phạm Đình Chương |
Chuông điện thoại réo lên trong đêm khuya. Một cú phone từ bên kia Thái Bình Dương, từ Mỹ báo tin: "Phạm Đình Chương đã mất rồi, Hoài Bắc không còn nữa". Tôi đặt phone xuống mà thấy đêm khuya thêm vắng lặng mênh mông. Ở cái tuổi mình, trên 60, cái ranh giới tử sinh thật là mờ ảo, ở đấy rồi đi đấy, còn đấy mà mất đấy. Thành ra ít lâu nay, tôi cứ phải làm một con tính trừ thê thảm. Mấy năm trước mất Thanh Nam, rồi Vũ Khắc Khoan, bây giờ Phạm Đình Chương - Hoài Bắc. Già thì càng cần có bạn, mà bạn già thì càng ngày càng thưa thớt. Tôi đi cải tạo 10 năm, rồi sống nín thở trên 6 năm, vừa mới lặn ngòi ngoi nước sang được đến đây thì bạn đã đi vào tịch mịch. Bạn ta Phạm Đình Chương đã đi thật rồi, một người viết ca khúc tầm cỡ của Việt Nam đã mất, ngôi sao bản mệnh của Ban Hợp Ca Thăng Long đã tắt.
Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 - 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. "Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học trò mắt sáng với môi tươi" (1). Tôi biết Chương trong ngày hội học sinh Trường Bưởi, trong những buổi cắm trại ở chùa Trầm, chùa Thày, Tây Phương Hoàng Xá (2).
Ngày ấy, chúng tôi say mê hát "Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm" (3), "Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi" (4) và Chương đã là một tay đàn giọng hát khá nổi của học sinh Hà Nội. Nhưng mà Chương có hai người anh nổi tiếng: anh Phạm Đình Sĩ, một cây "kịch" và anh Phạm Đình Viêm, một cây "tenor". Chương còn có một người chị trứ danh, chị Thái Hằng, hoa hậu "bất thành văn" của suốt một miền Bạch Mai - Phố Huế. Còn người em út của Chương, Thái Thanh thì lúc ấy Thái Thanh còn nhỏ, đang còn học tiểu học, còn là một nụ hoa. Phải đợi đến thập niên '50, bông hoa Thái Thanh mới bắt đầu rực rỡ và tiếng hát Thái Thanh mới được lên ngôi.
Hà Nội ngày ấy tuy được mệnh danh là Hà Thành hoa lệ hay là Hà Nội của ba mươi sáu phố phường nhưng thực chất nó là tỉnh nhỏ - người ta biết nhau cả, trực tiếp hay gián tiếp. Và tỉnh nhỏ nó còn có tục lệ riêng của nó. Thế hệ tiền bối ở Hà Nội có tiêu chuẩn "phi cao đẳng bất thành phu phụ". Thời tụi tôi thì cái standard về một đấng trượng phu nó nôm na và thực tiễn hơn: "Đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu". Phạm Đình Chương xét ra hội đủ những điều kiện ấy: Học trò Trường Bưởi, người cao ráo sạch sẽ lại là cậu út trong một gia đình nổi tiếng. Lại còn đàn ngọt, hát hay, còn là ca trưởng của học sinh trong những dịp hội hè, cắm trại. Trong con mắt tôi, một anh học trò nhà quê ra tỉnh học, từ thời áo dài mũ trắng thì Phạm Đình Chương tư cách quá.
----------------------------------------------------
Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 - 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. "Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học trò mắt sáng với môi tươi" (1). Tôi biết Chương trong ngày hội học sinh Trường Bưởi, trong những buổi cắm trại ở chùa Trầm, chùa Thày, Tây Phương Hoàng Xá (2).
Ngày ấy, chúng tôi say mê hát "Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm" (3), "Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi" (4) và Chương đã là một tay đàn giọng hát khá nổi của học sinh Hà Nội. Nhưng mà Chương có hai người anh nổi tiếng: anh Phạm Đình Sĩ, một cây "kịch" và anh Phạm Đình Viêm, một cây "tenor". Chương còn có một người chị trứ danh, chị Thái Hằng, hoa hậu "bất thành văn" của suốt một miền Bạch Mai - Phố Huế. Còn người em út của Chương, Thái Thanh thì lúc ấy Thái Thanh còn nhỏ, đang còn học tiểu học, còn là một nụ hoa. Phải đợi đến thập niên '50, bông hoa Thái Thanh mới bắt đầu rực rỡ và tiếng hát Thái Thanh mới được lên ngôi.
Hà Nội ngày ấy tuy được mệnh danh là Hà Thành hoa lệ hay là Hà Nội của ba mươi sáu phố phường nhưng thực chất nó là tỉnh nhỏ - người ta biết nhau cả, trực tiếp hay gián tiếp. Và tỉnh nhỏ nó còn có tục lệ riêng của nó. Thế hệ tiền bối ở Hà Nội có tiêu chuẩn "phi cao đẳng bất thành phu phụ". Thời tụi tôi thì cái standard về một đấng trượng phu nó nôm na và thực tiễn hơn: "Đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu". Phạm Đình Chương xét ra hội đủ những điều kiện ấy: Học trò Trường Bưởi, người cao ráo sạch sẽ lại là cậu út trong một gia đình nổi tiếng. Lại còn đàn ngọt, hát hay, còn là ca trưởng của học sinh trong những dịp hội hè, cắm trại. Trong con mắt tôi, một anh học trò nhà quê ra tỉnh học, từ thời áo dài mũ trắng thì Phạm Đình Chương tư cách quá.
0 Comment: