Mùa Xuân không đến- Hà An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
MÙA XUÂN KHÔNG ĐẾN
Máy bay chở Vân A. và một phần lớn người Việt về quê hương ăn Tết, nay trở lại Mỹ,- đáp xuống phi trường LAX (Cali) vào khoảng 5 giờ sáng. Bên trong nhà chờ ánh đèn điện sáng trưng nhưng bên ngoài bầu trời cuối đông có mây đen vần vũ thêm nhiều sương mù khiến nơi đây có vẻ lặng buồn mặc dầu hành khách quốc tế cũng như nội địa đến, đi liên tục nhưng với không gian rộng mênh mông của nhà chờ, lượng khách vừa phải nên không có cảnh tấp nập, nhộn nhịp ở đây. Số người đáp cùng chuyến bay với Vân A. có người tới đưa đón lần lượt rời khỏi phi trường còn lại một mình cô với nỗi trống trãi, âu lo. Cô phone cho T. , chỉ nghe lõm bõm thông báo bằng tiếng Anh rằng số điện thoại cô gội không liên lạc đươc, xin vui lòng chờ Gọi vài ba lần không được, cô mới gọi số điện thoại thứ hai mà T. cho. Có tiếng người bắt máy:
- Xin lỗi ai ở đầu máy đó ạ?
- Tôi là Trần thị Vân A. đây. Có phải người nhà của anh T. không?
- À dì A. đó hả ? Cháu là con của ba T. đây, cháu có nghe ba T. nói nhiều về dì nhưng dì ơi ba cháu đã mất cách đây hai ngày vì lu bu nên cháu chưa kịp thông báo cho dì biết.
- Trời ơi! Vân A. bật khóc lớn, cô tiếc thương cho sư ra đi của T. và cũng xót xa cho thân phận cô đơn của mình nơi đất khách quê người vì ngoài T. cô vừa mới quen, cô không có ai thân thuộc ở đây.
Tiếng nói chợt vang lên trong điện thoại:
- Dì ơi, xin dì hãy bình tĩnh. Dì đợi đó khoảng nửa tiếng, con sẽ đến đón dì.
Ngồi trên hàng ghế lạnh giá, Vân A. sụt sịt khóc, cô cám cảnh cho đời mình, đầy giẫy những éo le và ngang trái…
Vân A. lấy chồng khi cô vừa bước qua tuổi mười tám, đang học lớp đệ nhị của môt trường nữ trung học Pleiku. Chồng cô là một người lính không quân với dáng dấp oai phong, đẹp trai đầy hấp dẫn khiến cô phải sớm rời bỏ tà áo trắng thơ ngây.
Lấy chồng chưa được bao lâu thì Vân A. trở thành người góa phụ: V. –chồng cô,- là một pilot lái chiếc L19, hằng ngày làm nhiệm vụ trinh sát trên đoạn đèo An Khê- Mang Yang (Cổng Trời). Một hôm chiếc L19 bị trúng đạn và rớt xuống vùng đich tạm chiếm, do đó không thể xác minh anh sống chết thế nào.
Sau 1975, Vân A.cùng gia đình đi kinh tế mói ở Hà Tam, vùng đất lưng chừng giữa hai đèo An khê và Mang Yang. Cô hy vọng nơi đây cô sẽ tìm được dấu tích của chồng nhưng thời gian trôi qua vẫn biền biệt tăm hơi. Cuộc sống đầy khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc giữa vùng rừng núi bao la khiến cô chán nản, buông xuôi. Cô tìm chỗ dựa với một người hàng xóm chưa có gia đình. Thoạt đầu, hắn là người hiền lành, chí thú làm ăn; ngoài việc làm nương rẫy kiếm lương thực, nhu yếu phẩm, hắn còn cùng một số người trong vùng đi đốn những cây chết trong rừng- do quân đội Mỹ phun thuốc khai quang để hạn chế sự xâm nhập của đối phương- về làm than bán cho các xe khách chạy lên Pleiku hoặc xuống Bình Định thu nhập cũng kha khá nên đời sống của hai người có phần thong thả hơn. Sau vài ba năm vì hiếm muộn con cái, lại thêm việc Vân A. luôn tơ tưởng và hay nhắc đến người chồng cũ nên hắn ngấm ngầm ghen tuông, bất mãn dẫn tới sự hư hỏng, đỗ đốn nơi con người hắn Hắn cùng số người trong xóm bỏ bê làm ăn, tụ tập nhậu nhẹt suốt ngày. Khi say về, hắn chửi bới, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với Vân A. Có nhiều lúc hắn đánh cô nằm liệt giường đến hai ba ngày. Không chịu nỗi cảnh bạo hành thường xuyên xảy ra, cô đã làm đơn xin ly dị.
Trong khi chờ đợi tòa giải quyết ly hôn, Vân A. dựng một quán nhỏ gần quốc lộ, bán nước giải khát, thuốc lá, quà ăn vặt… và những bao than để mưu sinh.
Một hôm, có chiếc xe khách nhỏ đang chạy bỗng dưng chết máy gần quán của Vân A. Tài xế và lơ lui cui sửa chữa, còn hành khách đi trốn nắng dưới tán cây hay vào quán của cô. Bất ngờ thay cô gặp lại người quen sau bao năm trời xa cách. Đó là T. , người bạn cùng không đoàn với chồng cô, anh hay tới chơi với gia đình cô khi còn có V. Qua trò chuyện, cô đươc biết T. đã định cư ở Mỹ, hiện nay anh đã là môt doanh nhân thành đạt, anh về VN để thăm mẹ già, người thân… nhưng cô không hiểu sao anh nói đây là lần cuối về thăm quê hương? Còn cô kể lại thân phận bèo bọt của mình cho T. nghe, T. thở dài xót thương và tội nghiệp cho cô.
Có tiếng máy nổ, xe đã sửa xong, bác tài mời mọi người lên xe. T. chào tạm biệt Vân A. , tặng quà và xin số điện thoại của cô.
Ngỡ rằng cuộc gặp gỡ giữa T. và cô rồi cũng như gió thoảng mây bay nhưng không ngờ ngày hôm sau, T. phone cho cô mời lên thành phố chơi và có chuyện cần bàn với cô. Vân A. thắc mắc không hiểu có việc gì xảy ra nhưng cô cũng thu xếp để đến với T. Lên thành phố, cô và T.cùng đi thăm những cảnh đẹp của Pleiku như Biển Hồ, thác Yaly… T. cũng dẫn cô vào những nhà hàng thưởng thức những món ăn, thức uống nỗi tiếng của thành phố. Câu chuyện của T. rồi cũng được khơi mở với cô trong một góc quán trà cung đình.
Trầm ngâm một hồi lâu, T. mới lên tiếng:
- Vân A. ạ , tôi có chuyện này muốn nói với Vân A. nếu không vừa ý xin em bỏ qua xem như ta chưa nói gì hết.
- Được rồi anh cứ nói đi.
- Tôi qua Mỹ sinh sống và làm ăn một thời gian thì mắc bệnh thận Mặc dầu chạy chữa nhưng bệnh càng ngày càng nặng thêm, bác sĩ bảo cần phải thay thận nhưng ở bên Mỹ kiếm người hiến thận thật là khó, đến nay đã suy thận nặng rồi không biết sống chết nay mai, cho nên tôi nghĩ lần về thăm VN này là lần cuối cùng. Nhưng gặp em trong hoàn cảnh khổ sở lúc này, tôi mới có một suy nghĩ là tôi sẽ cưới em, đưa em về Mỹ tạo cho em cuộc sống sang giàu, nhàn hạ với điều kiện là em có thể hy sinh, hiến một quả thận cho tôi không?
- Ồ! Anh ơi , em bất ngờ với đề nghị của anh quá! Vân A. thảng thốt kêu lên
Sau đó cả hai cùng im lặng . T. nghĩ rằng có khi mình đã lỡ lòi với Vân A. , còn cô thì phân vân trước đề nghị của anh. Cuối cùng để xua tan không khí tĩnh lặng này, cô nói với T. :
- Anh cho em về suy nghĩ rồi sẽ trả lời anh sau. Xin phép chào anh, em về.
T. gật đầu chào cô và tiễn cô ra bến xe kèm với lời xin lỗi.
Đêm ấy Vân A. thao thức, trăn trở khi nhớ lại những lời nói của T., cô muốn theo anh để thoát khỏi cuộc sống như địa ngục này , cô cũng e ngại việc hiến thận cho T. vì cô chưa từng chứng kiến bao giờ. Nhưng hành động của tên chồng sau của cô đã khiến cô đã có quyết định nhanh chóng với T. : Biết cô lên thành phố với T. , nửa đêm hắn say rượu kéo ra quán cô chửi bới, đập phá; hắn định đốt quán, may có người can ngăn nên sự viêc không xảy ra.
Qúa bức xúc, cô gọi gọi điện cho T. đồng ý với đề nghị của anh. Thế rồi đơn xin ly hôn giữa cô và anh chồng ở Hà tam này cũng được chấp thuận sau khi thông qua Vân A. , T. đã dúi cho hắn một số tiền Việc kết hôn của cô và anh tại VN cũng thuận buồm xuôi mái. T. về Mỹ làm thủ tục bảo lãnh cho cô mất ít nhất cũng dăm ba tháng nhưng cô vui vẻ chờ đợi vì gần những ngày tháng cuối năm, cô muốn hưởng một cái Tết với người thân ở quê hương trước khi định cư ở quê người. Hạnh phúc ngọt ngào đến với cô vì đêm nào T. cũng phone cho cô với bao lời âu yếm, yêu thương. T. nói ở Cali đang còn mùa đông nhưng khi cô qua sẽ là mùa xuân ấm áp, tuyệt vời.
Nhưng bao kỳ vọng, bao mơ ước bỗng dưng sụp đỗ khi anh đột ngột ra đi mà không một lời từ biệt để lại cho cô thêm một nỗi khổ đau.
Mùa xuân lại không đến với cô nữa rồi !!!
Máy bay chở Vân A. và một phần lớn người Việt về quê hương ăn Tết, nay trở lại Mỹ,- đáp xuống phi trường LAX (Cali) vào khoảng 5 giờ sáng. Bên trong nhà chờ ánh đèn điện sáng trưng nhưng bên ngoài bầu trời cuối đông có mây đen vần vũ thêm nhiều sương mù khiến nơi đây có vẻ lặng buồn mặc dầu hành khách quốc tế cũng như nội địa đến, đi liên tục nhưng với không gian rộng mênh mông của nhà chờ, lượng khách vừa phải nên không có cảnh tấp nập, nhộn nhịp ở đây. Số người đáp cùng chuyến bay với Vân A. có người tới đưa đón lần lượt rời khỏi phi trường còn lại một mình cô với nỗi trống trãi, âu lo. Cô phone cho T. , chỉ nghe lõm bõm thông báo bằng tiếng Anh rằng số điện thoại cô gội không liên lạc đươc, xin vui lòng chờ Gọi vài ba lần không được, cô mới gọi số điện thoại thứ hai mà T. cho. Có tiếng người bắt máy:
- Xin lỗi ai ở đầu máy đó ạ?
- Tôi là Trần thị Vân A. đây. Có phải người nhà của anh T. không?
- À dì A. đó hả ? Cháu là con của ba T. đây, cháu có nghe ba T. nói nhiều về dì nhưng dì ơi ba cháu đã mất cách đây hai ngày vì lu bu nên cháu chưa kịp thông báo cho dì biết.
- Trời ơi! Vân A. bật khóc lớn, cô tiếc thương cho sư ra đi của T. và cũng xót xa cho thân phận cô đơn của mình nơi đất khách quê người vì ngoài T. cô vừa mới quen, cô không có ai thân thuộc ở đây.
Tiếng nói chợt vang lên trong điện thoại:
- Dì ơi, xin dì hãy bình tĩnh. Dì đợi đó khoảng nửa tiếng, con sẽ đến đón dì.
Ngồi trên hàng ghế lạnh giá, Vân A. sụt sịt khóc, cô cám cảnh cho đời mình, đầy giẫy những éo le và ngang trái…
Vân A. lấy chồng khi cô vừa bước qua tuổi mười tám, đang học lớp đệ nhị của môt trường nữ trung học Pleiku. Chồng cô là một người lính không quân với dáng dấp oai phong, đẹp trai đầy hấp dẫn khiến cô phải sớm rời bỏ tà áo trắng thơ ngây.
Lấy chồng chưa được bao lâu thì Vân A. trở thành người góa phụ: V. –chồng cô,- là một pilot lái chiếc L19, hằng ngày làm nhiệm vụ trinh sát trên đoạn đèo An Khê- Mang Yang (Cổng Trời). Một hôm chiếc L19 bị trúng đạn và rớt xuống vùng đich tạm chiếm, do đó không thể xác minh anh sống chết thế nào.
Sau 1975, Vân A.cùng gia đình đi kinh tế mói ở Hà Tam, vùng đất lưng chừng giữa hai đèo An khê và Mang Yang. Cô hy vọng nơi đây cô sẽ tìm được dấu tích của chồng nhưng thời gian trôi qua vẫn biền biệt tăm hơi. Cuộc sống đầy khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc giữa vùng rừng núi bao la khiến cô chán nản, buông xuôi. Cô tìm chỗ dựa với một người hàng xóm chưa có gia đình. Thoạt đầu, hắn là người hiền lành, chí thú làm ăn; ngoài việc làm nương rẫy kiếm lương thực, nhu yếu phẩm, hắn còn cùng một số người trong vùng đi đốn những cây chết trong rừng- do quân đội Mỹ phun thuốc khai quang để hạn chế sự xâm nhập của đối phương- về làm than bán cho các xe khách chạy lên Pleiku hoặc xuống Bình Định thu nhập cũng kha khá nên đời sống của hai người có phần thong thả hơn. Sau vài ba năm vì hiếm muộn con cái, lại thêm việc Vân A. luôn tơ tưởng và hay nhắc đến người chồng cũ nên hắn ngấm ngầm ghen tuông, bất mãn dẫn tới sự hư hỏng, đỗ đốn nơi con người hắn Hắn cùng số người trong xóm bỏ bê làm ăn, tụ tập nhậu nhẹt suốt ngày. Khi say về, hắn chửi bới, thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với Vân A. Có nhiều lúc hắn đánh cô nằm liệt giường đến hai ba ngày. Không chịu nỗi cảnh bạo hành thường xuyên xảy ra, cô đã làm đơn xin ly dị.
Trong khi chờ đợi tòa giải quyết ly hôn, Vân A. dựng một quán nhỏ gần quốc lộ, bán nước giải khát, thuốc lá, quà ăn vặt… và những bao than để mưu sinh.
Một hôm, có chiếc xe khách nhỏ đang chạy bỗng dưng chết máy gần quán của Vân A. Tài xế và lơ lui cui sửa chữa, còn hành khách đi trốn nắng dưới tán cây hay vào quán của cô. Bất ngờ thay cô gặp lại người quen sau bao năm trời xa cách. Đó là T. , người bạn cùng không đoàn với chồng cô, anh hay tới chơi với gia đình cô khi còn có V. Qua trò chuyện, cô đươc biết T. đã định cư ở Mỹ, hiện nay anh đã là môt doanh nhân thành đạt, anh về VN để thăm mẹ già, người thân… nhưng cô không hiểu sao anh nói đây là lần cuối về thăm quê hương? Còn cô kể lại thân phận bèo bọt của mình cho T. nghe, T. thở dài xót thương và tội nghiệp cho cô.
Có tiếng máy nổ, xe đã sửa xong, bác tài mời mọi người lên xe. T. chào tạm biệt Vân A. , tặng quà và xin số điện thoại của cô.
Ngỡ rằng cuộc gặp gỡ giữa T. và cô rồi cũng như gió thoảng mây bay nhưng không ngờ ngày hôm sau, T. phone cho cô mời lên thành phố chơi và có chuyện cần bàn với cô. Vân A. thắc mắc không hiểu có việc gì xảy ra nhưng cô cũng thu xếp để đến với T. Lên thành phố, cô và T.cùng đi thăm những cảnh đẹp của Pleiku như Biển Hồ, thác Yaly… T. cũng dẫn cô vào những nhà hàng thưởng thức những món ăn, thức uống nỗi tiếng của thành phố. Câu chuyện của T. rồi cũng được khơi mở với cô trong một góc quán trà cung đình.
Trầm ngâm một hồi lâu, T. mới lên tiếng:
- Vân A. ạ , tôi có chuyện này muốn nói với Vân A. nếu không vừa ý xin em bỏ qua xem như ta chưa nói gì hết.
- Được rồi anh cứ nói đi.
- Tôi qua Mỹ sinh sống và làm ăn một thời gian thì mắc bệnh thận Mặc dầu chạy chữa nhưng bệnh càng ngày càng nặng thêm, bác sĩ bảo cần phải thay thận nhưng ở bên Mỹ kiếm người hiến thận thật là khó, đến nay đã suy thận nặng rồi không biết sống chết nay mai, cho nên tôi nghĩ lần về thăm VN này là lần cuối cùng. Nhưng gặp em trong hoàn cảnh khổ sở lúc này, tôi mới có một suy nghĩ là tôi sẽ cưới em, đưa em về Mỹ tạo cho em cuộc sống sang giàu, nhàn hạ với điều kiện là em có thể hy sinh, hiến một quả thận cho tôi không?
- Ồ! Anh ơi , em bất ngờ với đề nghị của anh quá! Vân A. thảng thốt kêu lên
Sau đó cả hai cùng im lặng . T. nghĩ rằng có khi mình đã lỡ lòi với Vân A. , còn cô thì phân vân trước đề nghị của anh. Cuối cùng để xua tan không khí tĩnh lặng này, cô nói với T. :
- Anh cho em về suy nghĩ rồi sẽ trả lời anh sau. Xin phép chào anh, em về.
T. gật đầu chào cô và tiễn cô ra bến xe kèm với lời xin lỗi.
Đêm ấy Vân A. thao thức, trăn trở khi nhớ lại những lời nói của T., cô muốn theo anh để thoát khỏi cuộc sống như địa ngục này , cô cũng e ngại việc hiến thận cho T. vì cô chưa từng chứng kiến bao giờ. Nhưng hành động của tên chồng sau của cô đã khiến cô đã có quyết định nhanh chóng với T. : Biết cô lên thành phố với T. , nửa đêm hắn say rượu kéo ra quán cô chửi bới, đập phá; hắn định đốt quán, may có người can ngăn nên sự viêc không xảy ra.
Qúa bức xúc, cô gọi gọi điện cho T. đồng ý với đề nghị của anh. Thế rồi đơn xin ly hôn giữa cô và anh chồng ở Hà tam này cũng được chấp thuận sau khi thông qua Vân A. , T. đã dúi cho hắn một số tiền Việc kết hôn của cô và anh tại VN cũng thuận buồm xuôi mái. T. về Mỹ làm thủ tục bảo lãnh cho cô mất ít nhất cũng dăm ba tháng nhưng cô vui vẻ chờ đợi vì gần những ngày tháng cuối năm, cô muốn hưởng một cái Tết với người thân ở quê hương trước khi định cư ở quê người. Hạnh phúc ngọt ngào đến với cô vì đêm nào T. cũng phone cho cô với bao lời âu yếm, yêu thương. T. nói ở Cali đang còn mùa đông nhưng khi cô qua sẽ là mùa xuân ấm áp, tuyệt vời.
Nhưng bao kỳ vọng, bao mơ ước bỗng dưng sụp đỗ khi anh đột ngột ra đi mà không một lời từ biệt để lại cho cô thêm một nỗi khổ đau.
Mùa xuân lại không đến với cô nữa rồi !!!
Nguyễn Ngọc Anh ( 3-2018)
0 Comment: