Mối tình ung vịt- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
MỐI TÌNH UNG VỊT (*)
Ngân (1), cô gái tóc ngắn khuôn mặt tròn trịa hợp dáng người nhỏ nhắn, đôi lông mày đen vắt ngang cương trực, em là học sinh Trường Nữ Trung học Trưng Vương . Nhà Ngân nghèo, em đông cả nhà phải lo chạy ăn từng bữa, ngoài giờ học trên lớp về nhà Ngân phải phụ mẹ bán hàng tại “xóm đèn dầu”. Ngày ấy “Xóm đèn dầu” nằm cạnh cầu Đôi trên đường vào thị xã Qui nhơn. Những ngày đầu hai miền thống nhất, đang thời bao cấp, thiếu điện nhà nước không bố trí nhiều đèn đường. Cả con đường Trần Hưng Đạo dẫn về Thị xã Qui nhơn xa đến chuc cây số gần như tối mịt, chỉ nhờ nguồn sáng của pha đèn xe máy chạy nghịch chiều vạch trên đường một màu đỏ quạch và một phấn ánh sáng yếu ớt hắt từ hai bên nhà phố.
Cạnh cầu Đôi hình thành “Xóm đèn dầu” tên gọi thân thiện của bà con kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ, cái tên rất “nghề nghiệp” gọi mãi thành quen. Không biết người bán từ đâu đến, y hẹn cứ chạng vạng tối là “xóm đèn dầu” lại chong đèn. Sau đó “Xóm đèn dầu” phát triển lấn sang bãi đất trống phiá đối diện nằm cạnh đường ray xe lửa. Tài sản là đôi quang gánh, bên trên xếp gọn vài chục quả trứng, một chiếc áo mưa cũ màu cháo lòng đã nhàu nát che gió cho cây đèn dầu (đèn hột vit) ánh sáng vàng leo lắt…Người bán, người mua nhộn nhịp từ chập tối đến tận khuya. Những mùa đá bóng, “xóm đèn dầu” khách đông trò chuyện râm rang có khi tới sáng. Họ chong đèn bán đêm cùng mấy gánh chè, bánh canh, bánh cuốn và không thiếu món chủ lực hột vịt lộn… Chỗ ngồi rất bình dân chỉ là vài bộ bàn ghế nhựa, nhưng khách thì đông. Ngày ấy ăn đêm là món quà xa xỉ muốn tìm tô bánh canh, điếu thuốc, xị rượu, cái trứng …ăn khuya chắc chỉ có ở “xóm đèn dầu”. Khách thường xuyên của “xóm” là cánh xe đạp thồ chạy đêm, anh em công nhân bốc vác thuê, khách vãng lai lỡ chuyến xe đêm, lại ghé quán ăn khuya ....Gia đình Ngân là một trong những gia đình bám trụ ở “Xóm đèn dầu” có lẽ lâu năm nhất.
Đi học xa nhà, ở quê không có trường cấp 3. Ba đứa chúng tôi thuê phòng trọ ở chung nhằm giảm phí:Tôi, thằng Ngọc, thằng Danh (1) . Chổ ở chúng tôi cách xóm đèn dầu không xa, chừng hơn 5 phút đi bộ. Ba chúng tôi học cùng trường, khác trường với Ngân. Ngân học sau chúng tôi hai lớp và mỗi khi tan trường về thỉnh thoảng cũng thường gặp Ngân đi về chung đường. Thằng Danh chủ động nhiều lần bắt chuyện với Ngân trên đường đi học, biết là gia đình Ngân ở xóm cầu Đôi. Hôm ấy sau bữa cơm chiều, Danh tỏ ra rạo rực bồn chồn và chủ động bảo tôi và thằng Ngọc lên Cầu đôi để tìm chỗ hóng mát. Khi ngang qua “Xóm đèn dầu” bất ngờ chúng tôi được mời chào giọng nói nghe quen:
- “Trứng vịt lộn đây, ai trứng vịt lộn không?” tiếng rao ngân dài, vừa cao vút lại vừa có vần có điệu.
Dừng lại, cả bọn sà vào hàng của Ngân và cô chủ nhỏ nhẹ hỏi:
- Các anh ăn gì ???
Biết gặp người quen Ngân bẽn lẽn cuối mặt xem như không biết gì, nhưng thằng Danh phát hiện ra Ngân rất nhanh. Thế là ba chúng tôi sà vào hàng, huyên thuyên nói cười như đã quen lâu ngày gặp lại, lại sì sụp nhai ngồm ngoàm mấy quả trứng và chia nhau từng miếng bánh tráng... cuộc nói chuyện rôm rả kéo dài cho đến khi mẹ Ngân nhắc khéo và bà phải bỏ thêm ghế để đón thêm vài lượt khách mới...
Kể từ hôm ấy,cả bọn nhiều lần tháp tùng theo Danh đi đầu tư món “hột vịt lộn”. Ngồi ở hàng Ngân nhiều lần đã thành khách quen, cả nhà Ngân xem chúng tôi như người nhà. Không ngại Ngân giới thiệu chúng tôi về món trứng vịt “đặc sản” không phải là “hột vịt lộn” mà là “hột vịt ung”, “hột vịt dữa”. Hôm ấy Ngân luộc sẵn chuẩn bị “hột vịt ung” một số kha khá và bảo chúng tôi dùng thử. Ngân bảo “trứng ung” Khi luộc chín trứng thì lòng đỏ và lòng trắng thường quyện vào nhau, có màu vàng đậm, vị béo dẻo và có mùi khai, thum thủm khó ngửi. Ngân cho biết: trứng ung bán rất đắt hàng ; vi những công dụng được dân gian đồn đại như trị đau đầu, rối loạn tiền đình, phù hợp sinh lý đàn ông... Nghe qua rất háo hức, chúng tôi cứ ngồi ti tì nếm thừ vì lần đầu chưa quen, chưa thú vị vì mùi khai ngai ngái khó ngửi, riêng thằng Danh thì có vẻ sành ăn loại từng này, nó chén đến hai ba quả nhìn nó cười tươi tỏ ra mãn nguyện.... Và nhiều lần nữa món “hột vịt ung”. là món khoái khẩu nhất của Danh, từ đó cả bọn đặt cho Danh “ biệt danh” mới nghe thật nghồ ngộ “Danh ung vit “ hay ‘Danh hột vịt “
Sau kỳ thi Đệ nhị lục cá nguyệt năm ấy cả ba đều lên lớp.Hết hè, tôi vẫn còn luyến tiếc thời gian ba tháng trôi qua quá mau. Về lại căn phòng trọ, theo lịch tập trung khai giảng năm học mới. Mùa hè năm ấy hay tin bố Danh chết vì bệnh sốt rét rừng ở vùng kinh tế mới tận Tây nguyên. Gia đình rơi vào hoàn cảnh kinh tế gặp khó mẹ Danh không thể cán đáng cho Danh tiếp tục đi học.
Những tháng ngày mỏi mệt đọng lai và hằn sâu trong hốc mắt rưng rưng, làn da sạm đen. Giọng Danh nghèn nghẹn từ trong cổ họng vể quyết định chấm dứt giấc mơ học hành . Hôm ấy, Danh về lại ngôi nhà trọ như để thông tin vì hoàn cảnh gia đình Danh phải nghỉ học và báo tin sắp cưới vợ. Nghe qua hoàn cảnh cả bọn bàng hoàng: Thằng Ngọc nó vốn nhát gái, thấy gái là mặt đỏ au và lúng túng như gà mắc tóc nó lại nhanh nhẩu hỏi;
-" Ê, cô ta đẹp hay xấu mà mày cưới dzậy ?" ... thằng Danh trả lời gọn lỏn: Đời mà, đẹp xấu tùy người đối diện... Mọi sự bí mật của Danh cuối cùng ở câu trả lời:
Thường tao chỉ ăn một trứng vịt lộn “ấp mề” thôi, nhưng vì sợ lẻ loi có huông, và tùy cái bụng nên tao thường ăn thêm một cái vài trứng vịt ung để thành có đôi... Cả bọn cùng cười như muốn vỡ tung không gian yên ắng.
Mỗi khi ai đó nhắc đến món trứng vịt lộn hoặc nghe tiếng rao quen thuộc: “Trứng vịt lộn đây, ai trứng vịt lộn không?”- trời về đông và cái không khí se lạnh bỗng thèm một món ăn vặt ngày đó. Tôi lại chợt nhớ đến Danh-Ngân và câu nói vui ngày xưa của thằng Ngọc: Thật đẹp đôi cho “Mối tình ung vịt”.
Về sau bọn tôi có dịp ghé lại thăm ngôi nhà trọ và cái quán cũ, chỗ ngồi không khác xưa là mấy, các em của Ngân nay đã lớn thay mẹ, thay chị bán hàng. Đêm ấy, không khí như chùng xuống yên lặng, ánh sáng từ cây đèn dầu hắt ra một vệt sáng vàng lặng lẽ bên xóm nhỏ ăn đêm .....Nhớ quá ngày xưa. Tôi biết bọn mình đã từng có nhiều đêm mất ngủ. Ừ! Nỗi buồn này tôi mang!... lại ngồi ở đây lôi những cái từ trong ký ức để thèm thuồng và nhớ nhung.
(*): tác giả gọi tên “ung vịt” là “hột vịt ung” : là trứng vịt đã được ấp nhưng không nở được thành con, lòng trắng và lòng đỏ hòa lại với nhau, vữa vữa dẻo dẻo. Ngoài ra, còn có “ hột vịt dữa” mùi dễ chịu hơn trứng ung, có vị béo ngậy hơn trứng thường.
Ngân (1), cô gái tóc ngắn khuôn mặt tròn trịa hợp dáng người nhỏ nhắn, đôi lông mày đen vắt ngang cương trực, em là học sinh Trường Nữ Trung học Trưng Vương . Nhà Ngân nghèo, em đông cả nhà phải lo chạy ăn từng bữa, ngoài giờ học trên lớp về nhà Ngân phải phụ mẹ bán hàng tại “xóm đèn dầu”. Ngày ấy “Xóm đèn dầu” nằm cạnh cầu Đôi trên đường vào thị xã Qui nhơn. Những ngày đầu hai miền thống nhất, đang thời bao cấp, thiếu điện nhà nước không bố trí nhiều đèn đường. Cả con đường Trần Hưng Đạo dẫn về Thị xã Qui nhơn xa đến chuc cây số gần như tối mịt, chỉ nhờ nguồn sáng của pha đèn xe máy chạy nghịch chiều vạch trên đường một màu đỏ quạch và một phấn ánh sáng yếu ớt hắt từ hai bên nhà phố.
Cạnh cầu Đôi hình thành “Xóm đèn dầu” tên gọi thân thiện của bà con kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ, cái tên rất “nghề nghiệp” gọi mãi thành quen. Không biết người bán từ đâu đến, y hẹn cứ chạng vạng tối là “xóm đèn dầu” lại chong đèn. Sau đó “Xóm đèn dầu” phát triển lấn sang bãi đất trống phiá đối diện nằm cạnh đường ray xe lửa. Tài sản là đôi quang gánh, bên trên xếp gọn vài chục quả trứng, một chiếc áo mưa cũ màu cháo lòng đã nhàu nát che gió cho cây đèn dầu (đèn hột vit) ánh sáng vàng leo lắt…Người bán, người mua nhộn nhịp từ chập tối đến tận khuya. Những mùa đá bóng, “xóm đèn dầu” khách đông trò chuyện râm rang có khi tới sáng. Họ chong đèn bán đêm cùng mấy gánh chè, bánh canh, bánh cuốn và không thiếu món chủ lực hột vịt lộn… Chỗ ngồi rất bình dân chỉ là vài bộ bàn ghế nhựa, nhưng khách thì đông. Ngày ấy ăn đêm là món quà xa xỉ muốn tìm tô bánh canh, điếu thuốc, xị rượu, cái trứng …ăn khuya chắc chỉ có ở “xóm đèn dầu”. Khách thường xuyên của “xóm” là cánh xe đạp thồ chạy đêm, anh em công nhân bốc vác thuê, khách vãng lai lỡ chuyến xe đêm, lại ghé quán ăn khuya ....Gia đình Ngân là một trong những gia đình bám trụ ở “Xóm đèn dầu” có lẽ lâu năm nhất.
Đi học xa nhà, ở quê không có trường cấp 3. Ba đứa chúng tôi thuê phòng trọ ở chung nhằm giảm phí:Tôi, thằng Ngọc, thằng Danh (1) . Chổ ở chúng tôi cách xóm đèn dầu không xa, chừng hơn 5 phút đi bộ. Ba chúng tôi học cùng trường, khác trường với Ngân. Ngân học sau chúng tôi hai lớp và mỗi khi tan trường về thỉnh thoảng cũng thường gặp Ngân đi về chung đường. Thằng Danh chủ động nhiều lần bắt chuyện với Ngân trên đường đi học, biết là gia đình Ngân ở xóm cầu Đôi. Hôm ấy sau bữa cơm chiều, Danh tỏ ra rạo rực bồn chồn và chủ động bảo tôi và thằng Ngọc lên Cầu đôi để tìm chỗ hóng mát. Khi ngang qua “Xóm đèn dầu” bất ngờ chúng tôi được mời chào giọng nói nghe quen:
- “Trứng vịt lộn đây, ai trứng vịt lộn không?” tiếng rao ngân dài, vừa cao vút lại vừa có vần có điệu.
Dừng lại, cả bọn sà vào hàng của Ngân và cô chủ nhỏ nhẹ hỏi:
- Các anh ăn gì ???
Biết gặp người quen Ngân bẽn lẽn cuối mặt xem như không biết gì, nhưng thằng Danh phát hiện ra Ngân rất nhanh. Thế là ba chúng tôi sà vào hàng, huyên thuyên nói cười như đã quen lâu ngày gặp lại, lại sì sụp nhai ngồm ngoàm mấy quả trứng và chia nhau từng miếng bánh tráng... cuộc nói chuyện rôm rả kéo dài cho đến khi mẹ Ngân nhắc khéo và bà phải bỏ thêm ghế để đón thêm vài lượt khách mới...
Kể từ hôm ấy,cả bọn nhiều lần tháp tùng theo Danh đi đầu tư món “hột vịt lộn”. Ngồi ở hàng Ngân nhiều lần đã thành khách quen, cả nhà Ngân xem chúng tôi như người nhà. Không ngại Ngân giới thiệu chúng tôi về món trứng vịt “đặc sản” không phải là “hột vịt lộn” mà là “hột vịt ung”, “hột vịt dữa”. Hôm ấy Ngân luộc sẵn chuẩn bị “hột vịt ung” một số kha khá và bảo chúng tôi dùng thử. Ngân bảo “trứng ung” Khi luộc chín trứng thì lòng đỏ và lòng trắng thường quyện vào nhau, có màu vàng đậm, vị béo dẻo và có mùi khai, thum thủm khó ngửi. Ngân cho biết: trứng ung bán rất đắt hàng ; vi những công dụng được dân gian đồn đại như trị đau đầu, rối loạn tiền đình, phù hợp sinh lý đàn ông... Nghe qua rất háo hức, chúng tôi cứ ngồi ti tì nếm thừ vì lần đầu chưa quen, chưa thú vị vì mùi khai ngai ngái khó ngửi, riêng thằng Danh thì có vẻ sành ăn loại từng này, nó chén đến hai ba quả nhìn nó cười tươi tỏ ra mãn nguyện.... Và nhiều lần nữa món “hột vịt ung”. là món khoái khẩu nhất của Danh, từ đó cả bọn đặt cho Danh “ biệt danh” mới nghe thật nghồ ngộ “Danh ung vit “ hay ‘Danh hột vịt “
Sau kỳ thi Đệ nhị lục cá nguyệt năm ấy cả ba đều lên lớp.Hết hè, tôi vẫn còn luyến tiếc thời gian ba tháng trôi qua quá mau. Về lại căn phòng trọ, theo lịch tập trung khai giảng năm học mới. Mùa hè năm ấy hay tin bố Danh chết vì bệnh sốt rét rừng ở vùng kinh tế mới tận Tây nguyên. Gia đình rơi vào hoàn cảnh kinh tế gặp khó mẹ Danh không thể cán đáng cho Danh tiếp tục đi học.
Những tháng ngày mỏi mệt đọng lai và hằn sâu trong hốc mắt rưng rưng, làn da sạm đen. Giọng Danh nghèn nghẹn từ trong cổ họng vể quyết định chấm dứt giấc mơ học hành . Hôm ấy, Danh về lại ngôi nhà trọ như để thông tin vì hoàn cảnh gia đình Danh phải nghỉ học và báo tin sắp cưới vợ. Nghe qua hoàn cảnh cả bọn bàng hoàng: Thằng Ngọc nó vốn nhát gái, thấy gái là mặt đỏ au và lúng túng như gà mắc tóc nó lại nhanh nhẩu hỏi;
-" Ê, cô ta đẹp hay xấu mà mày cưới dzậy ?" ... thằng Danh trả lời gọn lỏn: Đời mà, đẹp xấu tùy người đối diện... Mọi sự bí mật của Danh cuối cùng ở câu trả lời:
Thường tao chỉ ăn một trứng vịt lộn “ấp mề” thôi, nhưng vì sợ lẻ loi có huông, và tùy cái bụng nên tao thường ăn thêm một cái vài trứng vịt ung để thành có đôi... Cả bọn cùng cười như muốn vỡ tung không gian yên ắng.
Mỗi khi ai đó nhắc đến món trứng vịt lộn hoặc nghe tiếng rao quen thuộc: “Trứng vịt lộn đây, ai trứng vịt lộn không?”- trời về đông và cái không khí se lạnh bỗng thèm một món ăn vặt ngày đó. Tôi lại chợt nhớ đến Danh-Ngân và câu nói vui ngày xưa của thằng Ngọc: Thật đẹp đôi cho “Mối tình ung vịt”.
Về sau bọn tôi có dịp ghé lại thăm ngôi nhà trọ và cái quán cũ, chỗ ngồi không khác xưa là mấy, các em của Ngân nay đã lớn thay mẹ, thay chị bán hàng. Đêm ấy, không khí như chùng xuống yên lặng, ánh sáng từ cây đèn dầu hắt ra một vệt sáng vàng lặng lẽ bên xóm nhỏ ăn đêm .....Nhớ quá ngày xưa. Tôi biết bọn mình đã từng có nhiều đêm mất ngủ. Ừ! Nỗi buồn này tôi mang!... lại ngồi ở đây lôi những cái từ trong ký ức để thèm thuồng và nhớ nhung.
Trần Việt
----------(*): tác giả gọi tên “ung vịt” là “hột vịt ung” : là trứng vịt đã được ấp nhưng không nở được thành con, lòng trắng và lòng đỏ hòa lại với nhau, vữa vữa dẻo dẻo. Ngoài ra, còn có “ hột vịt dữa” mùi dễ chịu hơn trứng ung, có vị béo ngậy hơn trứng thường.
0 Comment: